Văn bản Cổng trường mở ra được đăng trên báo Yêu trẻ số 116, ra ngày 1 tháng 9 năm 2000 tại Thành phố Hồ Chí Minh của nhà văn Lí Lan. Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo dục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng văn bản này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Với hệ thống bài soạn tóm tắt gồm hai phần: bố cục văn bản và hướng dẫn soạn bài, Học247 hi vọng cung cấp cho các em thêm hệ thống kiến thức về bài Cổng trường mở ra. Chi tiết bài soạn tóm tắt, các em có thể tham khảo dưới đây:
1. Bố cục văn bản
- Phần 1: (Từ đầu… “Ngày đầu năm học”): Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai giảng.
- Phần 2: (Còn lại): Tình cảm của mẹ đối với con và cảm nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ em.
2. Hướng dẫn soạn văn Cổng trường mở ra
Câu 1: Tóm tắt nội dung của văn bản “Cổng trường mở ra”
- Cổng trường mở ra ghi lại tâm trạng suy nghĩ miên man của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp Một. Đứa con nhỏ thì vô tư, chỉ háo hức một chút sau đó ngủ ngon lành. Còn người mẹ vừa nghĩ đến tâm trạng của con, vừa sống lại với tuổi thơ đến trường của bản thân, vừa nghĩ tới ngày khai trường long trọng ở Nhật Bản và tưởng tượng đến giây phút dắt tay con đến trường để con bước vào thế giới kì diệu.
Câu 2: Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?
- Những chi tiết biểu hiện tâm trạng của mẹ: không ngủ được, không tập trung được vào việc gì cả, nhìn con ngủ, đi xem lại những thứ đồ đã chuẩn bị, lên giường trằn trọc, nhớ lại ngày khai giảng đầu tiên của mình.⇒ Tâm trạng của mẹ: thao thức, bồn chồn, triền miên trong suy nghĩ, không thể nào ngủ được.
- Những chi tiết biểu hiện tâm trạng của con: cũng có niềm háo hức, giấc ngủ đến một cách dễ dàng, không có mối quan tâm nào khác ngoài việc thức dậy cho kịp giờ.⇒ Tâm trạng của con: Ngây thơ, hồn nhiên, vô tư, thanh thản ngủ một cách ngon lành.
Câu 3: Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.
- Người mẹ không ngủ được vì bận tâm nhiều điều về con, mẹ hiểu tầm quan trọng của buổi lễ khai trường, đó là bước ngoặt lớn của đời con; mẹ muốn ghi lại trong lòng con cái rạo rực khi nghĩ về ngày khai trường.
- Chi tiết cho thấy ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ: vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng “Hằng năm… dài và hẹp”; mẹ còn nhớ như in cảm giác nôn nao, hốt hoảng khi tách cánh tay bà ngoại để vào lớp.
Câu 4: Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Người mẹ đang nói với chính lòng mình.
- Cách viết này có tác dụng làm nổi bật được tâm trạng và nhân vật bộc lộ được cảm xúc một cách chân thành sâu sắc, tăng thêm tính trữ tình biểu cảm.
Câu 5: Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
- Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đói với thế hệ trẻ là câu văn kết thúc tác phẩm: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước quan cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Câu 6: Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
- Theo em, thế giới ấy vô cùng tuyệt vời, bởi: phía sau cánh cổng trường là một thế giới bao la của kiến thức, của tình bạn bè, tình thương thầy cô
Trên đây là bài soạn tóm tắt văn bản Cổng trường mở ra của nhà văn Lí Lan do Học247 biên soạn. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm hệ thống kiến thức có liên quan đến văn bản này tại đây: Cổng trường mở ra.
-----Mod Ngữ văn biên osnaj và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)