Bài thơ Bánh trôi nước của thi sĩ Hồ Xuân Hương là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn hình ảnh chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái. Với thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình từ đó Hồ Xuân Hương đã lên án và tố cáo xã hội Phong kiến. Với hệ thống bài soạn văn tóm tắt gồm 2 phần: bố cục văn bản và hướng dẫn soạn văn, Học247 hi vọng cung cấp cho các em thêm một hệ thống kiến thức về văn bản Bánh Trôi nước. Chi tiết bài soạn văn tóm tắt, các em có thể tham khảo dưới đây:
1. Bố cục bài thơ
- Chia làm 2 phần:
- Phần 1 (2 câu đầu): Hình ảnh bánh trôi nước
- Phần 2 (2 câu cuối): Vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ
2. Hướng dẫn soạn văn Bánh trôi nước
Câu 1: Thể thơ của bài Bánh trôi nước?
- Thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật): gồm có 4 câu thơ, mỗi câu 7 tiếng, ngắt nhịp 4/3 truyền thống, gieo vần chân ở câu 1 - 2 – 4.
Câu 2: Nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước?
- Nghĩa thức nhất: bánh trôi nước được miêu tả chân thực với hình dáng tròn, màu trắng, trạng thái khi luộc chín sẽ có màu trắng, hình dáng phụ thuộc vào người nặn bánh.
- Nghĩa thứ hai: người phụ nữ được miêu tả xinh đẹp, khỏe mạnh, hoàn hảo.
Câu 3: Nghĩa nào là nghĩa chính quyết định giá trị của bài thơ?
- Nghĩa thứ hai là nghĩa chính quyết định giá trị bài thơ: thể hiện thân phận của người phụ nữ bấp bênh, trôi nổi, sắt son, thủy chung.
Trên đây là bài soạn Bánh trôi nước tóm tắt do Học247 biên soạn dựa trên các câu hỏi trong phần đọc hiểu SGK. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm hệ thống kiến thức tổng hợp của bài thơ này tại đây: Văn bản Bánh trôi nước của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)