OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Soạn bài Viết văn bản NL về một tác phẩm truyện tóm tắt - Ngữ văn 11 Kết Nối Tri Thức

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20230831/.pdf?r=4330
ADMICRO/
Banner-Video

Nội dung Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện tóm tắt thuộc sách Kết Nối Tri Thức mà HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em nắm được những yêu cầu và trình tự viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm truyện. Từ đó, vận dụng vào các bài kiểm tra và bài thi trong suốt quá trình học bậc THPT. Ngoài ra, các em có thể tham khảo nội dung bài giảng Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện để nắm vững yêu cầu và cách làm đối với kiểu bài văn nghị luận văn học. Mời các em cùng tham khảo:

 

 
 

1. Soạn văn siêu ngắn

Câu 1: Nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa có những phương diện đáng chú ý nào?

Trả lời:

- Tổ chức mạch truyện.

- Người kể chuyện.

- Lối trần thuật hướng nội.

- Thái độ của người kể với nhân vật.

- Lời trần thuật.

 

Câu 2: Khi phân tích từng phương diện làm nên sức hấp dẫn của nghệ thuật tự sự trong Đời thừa, tác giả đã đi theo trình tự nào?

Trả lời:

- Miêu tả yếu tố đó.

- Chỉ ra chức năng, vai trò của nó.

- Thái độ của người kể chuyện với nhân vật.

- Đánh giá hiệu quả nghệ thuật của nó.

 

Câu 3: Bạn có thể học hỏi được điều gì từ cách phân tích các phương diện của nghệ thuật tự sự trong Đời thừa? Điều gì ở bài viết chưa làm bạn thỏa mãn.

Trả lời:

- Học hỏi: Khi biết bài văn phân tích các phương diện của nghệ thuật tự sự cần phải nêu được giá trị của văn bản, chỉ ra phương diện nghệ thuật cần đánh giá. Mô tả và nêu vai trò chức năng của nó. Chỉ ra được thái độ của nhân vật và đánh giá hiệu quả nghệ thuật của nó.

- Bài viết chưa đánh giá hiệu quả nghệ thuật của nghệ thuật tự sự.

2. Soạn văn tóm tắt

Câu 1:

Trả lời:

Nghệ thuật tự sự của Nam Cao được thể hiện trên nhiều phương diện nhưng trong đó đáng chú ý nhất là về điểm nhìn và lối trần thuật của tác giả.

+ Với điểm nhìn từ bên trong, soi chiếu rõ nội tâm nhân vật kết hợp với lối trần thuật hướng nội giúp tác giả thể hiện tốt nhất nội tâm đang đấu tranh, giằng xé để nhận ra lỗi lầm của nhân vật Hộ.

+ Sự nhất quán giữa điểm nhìn và lối trần thuật giúp lời văn của tác giả trở nên chân thực, giá trị biểu cảm và ý nghĩa truyền tải được rõ nét hơn. Đây cũng là một điểm quan trọng góp phần làm nên thành công lớn của tác phẩm.

 

Câu 2:

Trả lời:

Khi phân tích từng phương diện làm nên sức hấp dẫn của nghệ thuật tự sự trong Đời thừa, tác giả đi theo trình tự diễn biến tâm lý của nhân vật.

+ Toàn bộ câu chuyện là diễn ra từ ngày hôm trước đến sáng hôm sau với trận say rượu của nhà văn Hộ là trung tâm.

+ Tác giả men theo tâm lý của nhân vật để đưa ra một trình tự truyện hết sức hợp lý. Trình tự sắp xếp sự kiện như vậy phù hợp với tâm lý của từng nhân vật trong truyện. 

 

Câu 3:

Trả lời:

- Điều em có thể học hỏi được từ phương diện nghệ thuật tự sự trong Đời thừa là cách lựa chọn ngôi kể, cách đặt điểm nhìn và đưa ra được lối trần thuật hợp lý. Yếu tố làm nên thành công của tác phẩm nằm ở chỗ người viết có giúp người đọc hiểu được ý đồ của mình hay không. Bởi vậy, việc tạo một cốt truyện hợp lí, câu từ phù hợp với nhân vật, hoàn cảnh là hết sức cần thiết cho một bài viết hay. 

- Bài viết trên chưa làm em thỏa mãn ở chỗ chưa nói ký về ý nghĩa của kết truyện. Tác giả mới chỉ dừng ở việc đưa ra thông tin mà chưa phân tích được ý đồ nghệ thuật của tác giả bởi đây vốn là một cái kết mở, một cái kết ngổn ngang. Người đọc chắc hẳn sẽ cảm thấy tò mò về sự kiện tiếp theo có thể diễn ra. Vậy nên việc nói sâu vào kết của câu chuyện cũng là hợp lí.

3. Soạn văn đầy đủ

Bài học Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện sẽ giúp các em hình thành kĩ năng phân tích một cách cụ thể, rõ ràng về các phương diện nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo nội dung bài soạn: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện.

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF