Việc sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và mục đích sử dụng cụ thể. Chính vì vậy, nội dung Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 36 tóm tắt thuộc bộ sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em nắm được cách sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đạt hiểu quả và phù hợp. Để tìm hiểu thêm nội dung bài học, các em có thể tham khảo nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 36. Chúc các em học tốt!
1. Soạn văn siêu ngắn
Câu 1: Nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong hai đoạn trích (Nam Cao, Chí Phèo, trang 36, SGK Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức, tập một).
Trả lời:
a. Trong lời thoại của nhân vật, tác giả sử dụng những từ cảm thán như “À”, “Hà”, “nhá”, “đấy” và những từ địa phương như “hờ”.
→ Tác giả làm nổi bật nên cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và trớ trêu trong tình thế khó khăn của 2 con người điển hình của nạn đói.
b. Tác giả sử dụng linh hoạt từ ngữ của văn nói như “biết gì”, “ơi”, “rồi”, “ai”…
→ Tác giả muốn thể hiện sự gian xảo trong lời nói cũng như con người của Bá Kiến, chỉ bằng một vài câu nói ngắn ông đã có thể xoa dịu được một Chí Phèo say rượu, hung hăng.
Câu 2: Phân tích các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết trong đoạn trích (Nam Cao, Chí Phèo, trang 36, SGK Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức, tập một).
Trả lời:
- Tình huống giao tiếp: không tiếp xúc trực tiếp.
- Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ:
+ Từ ngữ: Được chọn lọc, gọt giũa.
+ Câu: Câu chặt chẽ, mạch lạc.
+ Đoạn văn: Có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao.
2. Soạn văn tóm tắt
Câu 1:
Trả lời:
a. Ngôn ngữ nói trong đoạn trích văn bản Vợ nhặt – Kim Lân: leo lẻo cái mồm, ăn miếng giầu đã, hở, đấy,…
- Ngôn ngữ nói ở đây xuất hiện trong tình huống giao tiếp cụ thể: trong buổi gặp lại thị lần thứ hai.
+ Tiếp xúc trực tiếp.
+ Nhân vật giao tiếp trực tiếp, phản hồi tức khắc, có sự đổi vai (thị và Tràng).
- Phương tiện ngôn ngữ: âm thanh
- Phương tiện hỗ trợ: ngữ điệu, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ: cong cớn trước mặt hắn, thị đon đả,….
- Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ: Từ ngữ, câu (khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, biệt ngữ).
b. Ngôn ngữ nói trong đoạn trích văn bản Chí Phèo – Nam Cao: đứng ỳ ra, đấy thôi, biết chừng, con ngóe đâu,…
- Ngôn ngữ nói ở đây xuất hiện trong tình huống giao tiếp cụ thể: Chí Phèo đến nhà bá Kiến rạch mặt ăn vạ
+ Tiếp xúc trực tiếp.
+ Nhân vật giao tiếp trực tiếp, phản hồi tức khắc, có sự đổi vai (Chí Phèo và bá Kiến).
- Phương tiện ngôn ngữ: âm thanh
- Phương tiện hỗ trợ: ngữ điệu, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ: rên lên, đang xưng xỉa chực tâng công,…
- Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ: Từ ngữ, câu (khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, biệt ngữ).
Câu 2:
Trả lời:
Trong đoạn văn trên, tác giả đã rất dụng công trong việc trau chuốt từ ngữ, cấu trúc để gợi lên khung cảnh tang tóc, thê lương của xóm ngụ cư khi cái đói tràn về.
Câu văn ngắn cùng cách diễn đạt đơn giản kết hợp với nhiều từ láy mang ý nghĩa biểu tượng “xác xơ”, “ngăn ngắt”, “úp súp”, “heo hút”… nhằm gợi lên một khung cảnh rùng rợn, tiêu điều, đáng thương mà ở đó con người dường như trở thành những bóng ma vật vờ, đợi chờ cái chết. Cái đói năm Ất Dậu đã tràn đến xóm ngụ cư, bao trùm lên cảnh vật và con người, gợi mở ra một tương lai đen tối, cái chết cận kề đang chờ đón họ.
3. Soạn văn đầy đủ
Bài học Thực hành tiếng Việt trang 36: Sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết sẽ giúp các em hiểu ý nghĩa và tác dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đồng thời nắm được phương pháp sử dụng của chúng. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo nội dung bài soạn: Thực hành tiếng Việt trang 36.
---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm