OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 1 tóm tắt - Ngữ văn 11 Kết Nối Tri Thức

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20230831/.pdf?r=3623
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Trong Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể, các em đã được tiếp cận các đặc điểm của thể loại truyện ngắn hiện đại từ đó có thể phân tích, trình bày được những quan điểm cá nhân về giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Nhằm giúp các em hệ thống hóa lại kiến thức đã học, HỌC247 biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Củng cố, mở rộng Bài 1 dưới đây. Ngoài ra, các em có thể ôn tập lại nội dung đã học qua nội dung bài giảng Củng cố, mở rộng Bài 1.

 

 
 

1. Soạn văn siêu ngắn

Câu 1: Qua bài học này, theo bạn, điều gì làm nên sức hấp dẫn của một truyện ngắn hiện đại?

Trả lời:

- Truyện ngắn có dung lượng nhỏ, ngắn gọn mà cô đúc nên có sức ám ảnh lớn.

- Đề tài, nội dung truyện ngắn có tính chất thời sự xã hội.

- Nhân vật trong truyện ngắn đa phần được khắc họa bằng nội tâm.

- Điểm nhìn luân chuyển linh hoạt và phương thức kể chuyện.

 

Câu 2: Thảo luận nhóm: Suy nghĩ của bạn về hình tượng các nhân vật nữ: thị Nở (truyện ngắn Chí Phèo – Nam Cao) và người vợ nhặt (truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân). Từ đó, hãy đánh giá giá trị nhân đạo của mỗi tác phẩm.

Trả lời:

a. Thị nở (Chí Phèo – Nam Cao)

- Xuất thân: là người có dòng giống mả hủi.

- Ngoại hình: là người xấu xí, ngẩn ngơ.

- Phẩm chất: là con người với phẩm chất tốt đẹp, giàu tình người.

- Đánh giá giá trị nhân đạo của nhà văn Nam Cao: Thị là nhân vật góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: bi kịch cuộc đời Chí Phèo nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện.

b. Hình tượng nhân vật thị (Vợ nhặt – Kim Lân)

- Nguồn gốc: không có quê hương, gia đình, sống trong nạn đói năm 1945.

- Hành động, cử chỉ: Cái đói khổ không chỉ làm biến dạng ngoại hình mà cả nhân cách con người, khiến người ta mất đi cả lòng tự trọng vốn có của người phụ nữ.

- Phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn của Thị: Là người có khát vọng sống mãnh liệt,.

 

Câu 3: Tìm đọc thêm một số truyện ngắn của Nam Cao (Lão Hạc, Đời thừa, Bài học quét nhà, cái chết của con mực…) và Kim Lân (Con chó xấu xí, Làng…); từ đó, phân tích những nét nổi bật trong cách kể chuyện của từng tác giả.

Trả lời:

a. Nhà văn Nam Cao:

- Đề tài, chủ đề: Nam Cao thường hướng ngòi bút của mình vào miêu tả những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàng ngày.

- Cốt truyện, kết cấu: được hư cấu rất đơn giản.

- Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật.

- Ngôn ngữ, giọng điệu: ngôn ngữ đa âm, phức điệu, hiện đại.

b. Nhà văn Kim Lân:

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: khắc họa được hình tượng sinh động

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo:tình huống éo le, độc đáo để làm nổi bật tính cách, suy nghĩ, vẻ đẹp nội tâm của nhân vật.

- Sử dụng ngôn ngữ bình dân, tinh tế, có duyên: mộc mạc, giản dị.

2. Soạn văn tóm tắt

Câu 1:

Trả lời:

- Lựa chọn điểm nhìn: Đôi khi chúng ta cần thiết phải thay đổi điểm nhìn, đứng trên lập trường của mỗi nhân vật để đưa ra quan điểm chủ quan, tạo nên một cái nhìn đa chiều soi chiếu tính cách của từng nhân vật.

- Lời kể trần thuật: Cần phải linh hoạt, chỗ nào miêu tả cảnh vật, không gian thì cần thiết phải trau chuốt câu từ, câu nào dùng làm hội thoại của nhân vật thì cần ngắn gọn và đôi khi có thể xen lẫn ngôn ngữ nói để làm nổi bật lên tính cách, tâm tư, tình cảm của các nhân vật trong truyện.

- Như vậy, điểm nhìn và lời kể trần thuật có thể coi là 2 yếu tố lớn làm lên sức hấp dẫn của truyện ngắn hiện đại.

 

Câu 2:

Trả lời:

a. Thị nở (Chí Phèo – Nam Cao)

- Ngoại hình: Miêu tả khách quan, trần trụi: một người “ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn”. ⇒ Thị khó có được hạnh phúc bởi một con người mang trên mình toàn những điều bất lợi

- Là con người với phẩm chất tốt đẹp, giàu tình người: Sau cuộc gặp gỡ vào đêm định mệnh, Thị Nở dành sự quan tâm cho Chí Phèo. Chính tình thương và sự quan tâm khiến Thị trở nên có duyên trong mắt Chí

- Thị Nở còn là người có khát khao hạnh phúc gia đình

- Là nhân vật góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: bi kịch cuộc đời Chí Phèo

- Xây dựng nhân vật Thị Nở, Nam Cao muốn làm trọn vẹn thêm vấn đề trung tâm của tác phẩm: sự bi thảm trong bi kịch cuộc đời Chí Phèo. ⇒ Thị Nở là nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, đồng thời cho người ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của nhân vật chính: Chí Phèo

b. Hình tượng nhân vật thị (Vợ nhặt – Kim Lân)

- Lai lịch, xuất thân và hoàn cảnh của Thị: Không có quê hương gia đình → nạn đói năm 1945 đã khiến biết bao con người bị dứt khỏi quê hương, gia đình.

- Hoàn cảnh: Không việc làm cụ thể, cuộc sống bấp bênh, bị nạn đói dồn dập đẩy đang trên bờ vực cái chết. => Thị là nạn nhân của nạn đói với số phận bi thảm, đáng thương.

* Chân dung ngoại hình của Thị

- Ngoại hình: không mấy dễ nhìn, là hiện thân của sự nghèo đói, khốn khổ.

- Hành động, cử chỉ: Cái đói khổ không chỉ làm biến dạng ngoại hình mà cả nhân cách con người, khiến người ta mất đi cả lòng tự trọng, sĩ diện và sự e thẹn, dịu dàng vốn có của người phụ nữ.

- Cái đói có thể cướp đi nhân phẩm trong khoảnh khắc nào đó chứ không vĩnh viễn cướp đi được tâm hồn con người.

- Thị còn là người có niềm tin vào tương lai: kể chuyện phá kho thóc trên Thái Nguyên, Bắc Giang để thắp lên hi vọng cho cả gia đình, đặc biệt là cho Tràng.

=> Nhận xét chung: Nhân vật người vợ nhặt là nhân vật thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm, tiêu biểu cho những người nghèo khổ, khốn cùng bị cái đói, cái chết đe dọa, dồn đẩy đến bước đường cùng. Thị luôn khao khát hạnh phúc gia đình, đem đến làn gió tươi sáng, ấm áp cho gia đình anh Tràng và cả người dân ở xóm ngụ cư trong hoàn cảnh bi đát nhất.

 

Câu 3:

Trả lời:

* Nam Cao

- Ông là một trong những cây bút có đóng góp lớn nhất đối với quá trình phát triển của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Ông là người luôn có xu hướng viết về nỗi nghèo khổ của người nông dân đương thời và phản ánh sự thối nát của chế độ xã hội.

- Nam Cao thường chọn những chủ đề nhỏ nhặt như câu chuyện về cuộc đời của Lão Hạc, Chí Phèo rồi văn Hộ… để làm nội dung cho tác phẩm. 

- Cốt truyện vững chắc, kết cấu linh hoạt qua từng chi tiết. Như trong Giăng sáng, Đời thừa, Mua nhà, Sống mòn… tâm tư, tình cảm, thái độ của mỗi nhân vật đều được biểu hiện qua những cử chỉ, hành vi, nét mặt hay qua những lời độc thoại nội tâm đều vô cùng xuất sắc và sắp xếp theo một trình tự hợp lý. 

- Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật tinh tế, sắc sảo. Ông luôn đề cao tư tưởng, chú trọng tới hoạt động bên trong của con người, thể hiện niềm tin vào nhân cách, sự lương thiện của con người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. 

* Kim Lân

- Kim Lân – một trong những cây bút nổi bật khi viết về nông thôn Việt Nam. 

- Các tác phẩm của ông đều hướng về nông thôn – nơi ở của những người nông dân chất phác, giàu tình thương người nhưng cuộc sống thường bất hạnh. 

- Các nhân vật của ông đều hiện lên với những tính cách, tâm lý khác nhau được thể hiện qua cử chỉ, hành động và lời nói. 

- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo.

- Tóm lại, nhờ vào sự sắc sảo trong lời văn cũng như nhân vật, truyện ngắn của Kim Lân luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về triết lý xã hội sâu sắc về tình người và tình yêu quê hương đất nước.

3. Soạn văn đầy đủ

Bài học Củng cố, mở rộng Bài 1 sẽ giúp các em ôn tập các kiến thức đã học trong Bài 1, bao gồm: đặc điểm của thể loại truyện ngắn hiện đại, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, cách viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo nội dung bài soạn: Củng cố, mở rộng Bài 1.

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF