Các em cần trau dồi kĩ năng sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như số liệu, hình ảnh, biểu đồ,...vào bài viết để cung cấp thông tin, tăng sức biểu đạt, hiệu quả truyền đạt. Bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 89 tóm tắt thuộc sách Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em nhận biết và phân tích tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ cụ thể. Từ đó vận dụng vào các bài viết để lời văn giàu ý nghĩa và sức biểu cảm. Chúc các em có thật nhiều kiến thức bổ ích.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản
Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản là các số liệu, đường nối, biểu đồ, sơ đồ hoặc hình ảnh. Thông qua đó người viết diễn đạt nội dung thông tin mà mình muốn truyền đạt đến người đọc một cách sinh động, hệ thống và trực quan hơn.
1.2. Tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ
- Mỗi loại phương tiện phi ngôn ngữ có khả năng tạo nghĩa khác nhau:
+ Các số liệu thường được sử dụng để cung cấp những thông tin cụ thể, chính xác.
+ Các đường nối giữa các hình vẽ thường được dùng để biểu đạt mối quan hệ giữa các thông tin.
+ Các biểu đồ, sơ đồ giúp trình bày thông tin một cách hệ thống.
+ Các hình ảnh làm tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin,...
- Tuỳ theo mục đích sử dụng mà người viết lựa chọn loại phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.
2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 89
Câu 1: Quan sát hình ảnh (trang 86) trong văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu và cho biết:
a) Những thông tin gì được cung cấp trong hình ảnh?
b) Các thông tin đó được trình bày như thế nào?
c) Tác dụng của hình ảnh này là gì?
Trả lời:
a) Những thông tin được cung cấp trong hình ảnh là thông tin về độ lớn nhỏ của lỗ thủng tầng ozone trong các năm từ 1979-2019.
b) Các thông tin ấy được trình bày qua hình vẽ mô phỏng kích thước lỗ thủng qua các năm, mỗi năm độ lớn nhỏ của lỗ thủng sẽ khác nhau nên hình vẽ cũng khác nhau.
c) Tác dụng của hình ảnh là giúp thông tin rõ ràng hơn, người đọc dễ hình dung hơn về thông tin được nêu trong văn bản.
Câu 2: Quan sát sơ đồ và cho biết:
a) Ngoài các phương tiện ngôn ngữ, sơ đồ còn sử dụng những phương tiện nào?
b) Những phương tiện đó được trình bày, sắp xếp như thế nào và biểu đạt thông tin gì?
c) Cho biết mỗi quan hệ giữa những phương tiện phi ngôn ngữ với những phương tiện ngôn ngữ trong sơ đồ.
d) Nêu tác dụng của những phương tiện phi ngôn ngữ đã được sử dụng trong sơ đồ.
Trả lời:
a) Ngoài các phương tiện ngôn ngữ, sơ đồ còn dử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là sơ đồ, hình ảnh, kí hiệu chỉ đường.
b) Những phương tiện đó được trình bày, sắp xếp theo trật tự nhất định, từ ngoài vào trong nhằm biểu đạt thông tin về việc hướng dẫn du khách đến tham quan rừng hoa dã quỳ ở vườn Quốc gia Ba Vì.
c) Mối quan hệ giữa phương tiện phi ngôn ngữ và phương tiện ngôn ngữ là mối quan hệ bổ sung cho nhau, để có thể giúp du khách hiểu rõ đường đi thì sơ đồ hướng dẫn cần có sự kết hợp của cả phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
d) Tác dụng của những phương tiện phi ngôn ngữ trong sơ đồ là giúp người đọc, các du khách tham quan hình dung rõ hơn về đường đi đến rừng hoa dã quỳ trong vườn Quốc gia Ba Vì.
Câu 3: Sử dụng các kí hiệu phi ngôn ngữ để thiết kế một bản hướng dẫn nơi công cộng dựa trên những thông tin sau:
Hướng dẫn tham quan khu trung tâm, vườn Quốc gia Cúc Phương
Động Sơn Cung, cây chò ngàn năm
7km đi bộ cả đi và về; thời gian tham quan: 2-3 giờ; du khách có thể tự đi hoặc đi cùng hướng dẫn viên của vườn Quốc gia.
Cây sấu cổ thụ
6km đi bộ cả đi và về; thời gian tham quan: 1,5-2 giờ; du khách có thể tự đi hoặc đi cùng hướng dẫn viên của vườn Quốc gia.
Bản Mường
15km đi bộ xuyên qua rừng già và một đêm nghỉ lại tại nhà sàn truyền thống; có hướng dẫn viên của vườn Quốc gia đi cùng.
Đỉnh Mây Bạc
7km đi bộ; thời gian tham quan: 4-5 giờ; có hướng dẫn viên của vườn Quốc gia đi cùng.
Trả lời:
Hướng dẫn tham quan khu trung tâm, vườn Quốc gia Cúc Phương
Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:
---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm