OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn bài Ôn tập Bài 8 tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 10

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221126/.pdf?r=9409
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Các em sẽ được hoà mình vào tình yêu đất nước và con người thông qua các văn bản ở Bài 8: Đất nước và con người (Truyện) thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo. Đồng thời, trau dồi kiến thức thực hành phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch cụ thể. Nhằm giúp các em học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bài học Ôn tập Bài 8 tóm tắt dưới đây. Hy vọng sẽ hữu ích với các em!

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn tập kiến thức các văn bản đã học

* Câu chuyện là sự việc, chuỗi sự việc xảy ra trong đời sống, liên quan đến một hoặc một số người nào đó. Câu chuyện thường có khởi đầu, diễn biến và kết thúc.

* Thông điệp của tác phẩm văn học là điều mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua hình tượng nghệ thuật. Đó là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, cách ứng xử mà văn bản băn học muốn truyền đến người đọc.

* Tư tưởng của tác phẩm văn học là nhận thức, quan niệm, thái độ, cách lí giải về các vấn đề đời sống và khát vọng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm. Tư tưởng của tác phẩm được thể hiện sinh động qua nhiều yếu tố: đề tài, chủ đề, thế giới hình tượng.

* Đặc điểm, tính cách của nhân vật là những nét riêng về ngoại hình, hành động, tình cảm, tâm lí, ngôn ngữ,… của nhân vật, giúp phân biệt với nhân vật khác. Khi đọc truyện, người đọc có thể nhận biết đặc điểm, tính cách, tư tưởng, tình cảm của một nhân vật qua lời của người kể chuyện, qua hành động, lời nói, ý nghĩa của nhân vật, hoặc qua nhận xét, đánh giá của nhân vật khác về nó.

* Người kể chuyện một vai được tác giả tạo ra, đảm nhiệm việc kể lại câu chuyện trong văn bản truyện. Người kể chuyện có thể là nhân vật hoặc không, có thể dùng các điểm nhìn khác nhau.

* Điểm nhìn là vị trí của người kể chuyện trong tương quan với câu chuyện. Tùy trường hợp, câu chuyện có thể được kể theo điểm nhìn từ ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất, điểm nhìn của người kể chuyện hoặc điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn cố định hay dịch chuyển, thay đổi…Có thể phân biệt điểm nhìn ngôi thứ nhất với điểm nhìn ngôi thứ ba như trong hình sau:

1.2. Ôn tập cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

1.2.1. Kiểu bài

Phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch là kiểu bài nghị luận văn học sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự (sử thi, truyện kể, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí,...) hoặc tác phẩm kịch (chèo, tuồng, hài kịch, bi kịch,...).

1.2.2. Các yêu cầu

Ngoài những yêu cầu về nội dung nghị luận và kĩ năng nghị luận như đã trình bày, khi thực hiện bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự/ kịch, bạn cần phân tích, nhận xét về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật theo đặc trưng thể loại.

- Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi thì cần tập trung vào cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,...

- Với các tác phẩm truyện kí, hồi kí, du kí, nhật kí, phóng sự,... thì cần tập trung vào các yếu tố tạo nên tính xác thực của sự kiện, chi tiết,... góc nhìn, thái độ, quan điểm, cảm xúc và ngôn từ của tác giả.

- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,...

- Bố cục bài viết gồm các phần:

+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm tự sự tác phẩm kịch (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,...); nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

+ Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm phân tích, đánh giá tác phẩm theo một trình tự nhất định chủ đề trước, nghệ thuật sau; nghệ thuật trước, chủ đề sau hoặc kết hợp cả hai).

+ Kết bài: khẳng định lại một cách khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

1.2.3. Cách làm

Bước 1: Chuẩn bị viết

- Xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc

- Tham khảo các bài trước để xác định đề tài phù hợp. Với hai đề bài nêu trên, phạm vi cho phép bạn lựa chọn rất rộng. Bạn có thể chọn một tác phẩm truyện hoặc một màn kịch nào đó để phân tích, đánh giá.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

- Để xác định các nội dung chính của bài phân tích, bạn có thể đặt và trả lời các câu hỏi: Chủ đề của tác phẩm này là gì? Những tác phẩm nào có cùng chủ đề? Chủ  đề của tác phẩm cần phân tích, đánh giá đó có gì sâu sắc, mới mẻ? Chủ đề đó bao gồm các khía cạnh nào và được khơi sâu nhờ bút pháp thế nào?

- Hoặc các câu hỏi: Tác phẩm được sáng tác theo thể loại nào (truyện, kịch)? Thể loại ấy có những điểm gì đáng lưu ý? Các yếu tố hình thức nghệ thuật của tác phẩm có gì đặc sắc và đã góp phần thể hiện chủ đề thế nào?

Lập dàn ý

Sắp xếp, trình bày các ý đã tìm thành một dàn ý. Riêng với dàn ý phần thân bài, bạn cần:

- Lần lượt chi tiết hóa các luận điểm.

- Thân bài cần trình bày ít nhất hai luận điểm, một luận điểm phân tích, đánh giá chủ đề và một luận điểm phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

1. Lời kể theo dòng tâm trạng.

2. Lời kể xen kẽ thực tế và mộng tưởng.

3. Nhiều kiểu lời văn

Một ví dụ khác: nếu đề bài là phân tích đánh giá một màn kịch (chẳng hạn: Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu Mắc lỡm Thị Hến), các luận điểm chính trong phần thân bài có thể sắp xếp như sau:

1. Màn kịch đã phơi bày bộ mặt gian trá, nhũng nhiễu và háo sắc của các nhân vật “tai to mặt lớn” như quan huyện, thầy đề, kẻ đột lốt thầy tu; khẳng định sự ngôn ngoan, sắc sảo của những người đàn gà góa, nạn nhân của sự nhũng nhiễu ở thôn quê ngày xưa,

2. Màn kịch sử dụng tình huống hài kịch quen thuộc với sự dẫn dắt mâu thuẫn khéo léo, bất ngờ, hành động giàu kịch tính.

3. Màn kịch sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ đối thoại của hài kịch để khắc họa nổi bật tính cách của các nhân vật: Thị Hến, Sư Nghêu, Đế Hầu, Huyện Trìa (Lí lẽ và bằng chứng).

Bước 3: Viết bài:

- Bố cục bài viết gồm các phần:

+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm tự sự tác phẩm kịch (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,...); nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

+ Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm phân tích, đánh giá tác phẩm theo một trình tự nhất định chủ đề trước, nghệ thuật sau; nghệ thuật trước, chủ đề sau hoặc kết hợp cả hai).

+ Kết bài: khẳng định lại một cách khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá.

2. Soạn bài Ôn tập Bài 8

Câu 1: Lập bảng đối chiếu chủ đề, thông điệp, tư tưởng, điểm nhìn trần thuật của các văn bản truyện đã đọc trong Bài 8 Đất nước và con người.

Trả lời:

Văn bản

Chủ đề

Thông điệp

Tư tưởng

Điểm nhìn trần thuật

Đất rừng phương Nam

Công việc đi lấy mật của con người phương Nam.

Vẻ đẹp của đất và người phương Nam.

Thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên, nêu cao cách sống hòa hợp với thiên nhiên.

Điểm nhìn nhân vật kể chuyện ngôi thứ nhất - nhân vật An.

Giang

Sự gặp gỡ và tình cảm quyến luyến giữa người chiến sĩ và một người con gái Hà Nội.

Thông điệp về tình người và sự gặp gỡ trong cuộc đời.

Đề cao và khẳng định những giá trị của tình người, tình yêu và sự gặp gỡ trong cuộc đời; tố cáo chiến tranh đã gây ra những sự đau thương, chia cắt con người.

Điểm nhìn nhân vật kể chuyện ngôi thứ nhất.

Xuân về

Bức tranh thiên nhiên và con người khi xuân về.

Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người mùa xuân.

Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người mùa xuân.

Điểm nhìn của chủ thể trữ tình.

Buổi học cuối cùng

Sự lưu luyến và tiếc nuối của những người vùng An-dát về buổi học tiếng Pháp cuối cùng.

Thông điệp về việc bảo vệ đất nước phải gắn liền với tri thức, văn hóa, đặc biệt là ngôn ngữ.

Lên án chiến tranh, đồng thời kêu gọi con người cần thể hiện lòng yêu nước bằng việc giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình.

Điểm nhìn nhân vật kể chuyện ngôi thứ nhất - cậu bé Phrăng

Câu 2: Nêu nhận xét của bạn về một nhân vật trong văn bản Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi) hoặc Giang (Bảo Ninh).

Trả lời: 

Nhận xét về nhân vật ông Hai (tía nuôi của An) trong văn bản Đất rừng phương Nam:

- Ông Hai là người có tình thương người (nhận An làm con nuôi, quan tâm đến An đi rừng đã mệt nên bảo mọi người dừng lại để nghỉ ngơi).

- Ông Hai là người có tình yêu thiên nhiên (không giết ong mà chỉ dùng thuốc bắc để đuổi ong đi).

- Ông Hai là người am hiểu về tập tính của loài ong, hiểu cặn kẽ về cách đặt kèo để lấy mật.

Câu 3: Cho biết tác dụng của thành phần chêm xen và thành phần liệt kê trong đoạn văn mà bạn đã viết ở mục Từ đọc đến viết.

Trả lời: 

Tác dụng của thành phần chêm xen và thành phần liệt kê trong đoạn văn mà tôi đã viết ở mục Từ đọc đến viết:

- Tác dụng của thành phần liệt kê:

+ Diễn tả lại cảnh ngày Tết ở Hà Nội và Vũng Tàu.

+ Diễn tả lại những cảnh vui chơi ở biển Vũng Tàu.

- Tác dụng của thành phần chêm xen: bổ sung thông tin cho tượng Chúa dang tay ở Vũng Tàu.

Câu 4: Việc viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch có những điểm khác biệt đáng lưu ý nào so với việc viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình?

Trả lời:

Việc viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch có những điểm khác biệt đáng lưu ý so với việc viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình:

- Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi, cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,...

- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,...

- Bố cục bài viết gồm các phần:

+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm tự sự/ tác phẩm kịch (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,...); nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

+ Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm phân tích, đánh giá tác phẩm theo một trình tự nhất định (chủ đề trước, nghệ thuật sau; nghệ thuật trước, chủ đề sau hoặc kết hợp cả hai).

+ Kết bài: khẳng định lại một cách khái quả giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

Câu 5: Bạn rút ra được kinh nghiệm gì trong việc trình bày bài giới thiệu, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch?

Trả lời: 

Tôi rút ra được kinh nghiệm trong việc trình bày bài giới thiệu, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch:

- Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi thì cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,...

- Với các tác phẩm truyện kí, hồi kí, du kí, nhật kí, phóng sự,... cần tập trung vào các yếu tố tạo nên tính xác thực của sự kiện, chi tiết,...

- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,...

Câu 6: Các văn bản Đất rừng phương Nam, Giang và Xuân về gợi cho bạn những suy nghĩ và tình cảm gì đối với quê hương đất nước, con người Việt Nam?

Trả lời:

Các văn bản Đất rừng phương Nam, Giang và Xuân về gợi cho tôi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam. Thiên nhiên Việt Nam rất trù phú. Con người Việt Nam là những người có tình, có nghĩa, có văn hóa và biết thưởng thức cái đẹp.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

ADMICRO
NONE
OFF