OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 1 tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 10

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221213/.pdf?r=9881
ADMICRO/
Banner-Video

Bài soạn Củng cố, mở rộng Bài 1 tóm tắt thuộc sách Kết nối tri thức nhằm giúp các em có thể tóm tắt lại những nội dung chính về các thể loại và cách viết bài văn nghị luận phân tích tác phẩm truyện đã học một cách có hệ thống. Từ đó, nắm vững kiến thức hơn khi tìm hiểu những bài học về sau. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại thể loại thần thoại

- Thần thoại là một di sản phong phú với hàng trăm truyện kể của người kinh và các dân tộc thiểu số.

- Thần thoại Việt Nam gồm có hai nhóm:

+ Thần thoại suy nguyên

+ Thần thoại sáng tạo

1.2. Ôn lại thể loại truyền kì

- Truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố ly kì, hoang đường.

- Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần ma quỷ có sự tương giao. Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của thể loại.

1.3. Ôn lại thể loại truyện ngắn

- Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết.

- Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó.

1.4. Ôn lại cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tên tác giả) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm,

- Tóm tắt tác phẩm truyện (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính),

- Phân tích rõ ràng, cụ thể về tác phẩm (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

- Đánh giá tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.

- Khẳng định giá trị của tác phẩm truyện.

2. Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 1 Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Câu 1. Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thoại?

Trả lời:

- Khái niệm: Thần thoại là loại truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy.

- Về nội dung: chia làm hai loại: 

  + Thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài (thần thoại suy nguyên)

  + Thần thoại kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa (thần thoại sáng tạo)

=> Thần thoại mang tính nguyên hợp: chứa đựng tất cả các yếu tố nghệ thuật, tôn giáo, triết học, lịch sử….

- Về nghệ thuật:

  + Thần thoại có cốt truyện đơn giản, tập trung vào một nhân vật hoặc là tổ hợp nhiều cốt truyện đơn.

  + Câu chuyện trong thần thoại gắn với thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau.

  + Sử dụng các yếu tổ tưởng tượng, kì ảo

  + Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng.

Câu 2. Vẽ sơ đồ hoặc bảng tổng hợp về các văn bản đã học theo gợi ý sau.

Trả lời:

Tác phẩm

Ngôi kể

NV chính

Sự kiện chính

Thần Trụ Trời

Ngôi ba

Thần Trụ Trời

Thần Trụ Trời tách riêng trời và đất

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Ngôi ba

Ngô Tử Văn

Cuộc chiến thắng của Ngô Tử Văn dưới âm ty

Chữ người tử tù

Ngôi ba

Huấn Cao

Huấn Cao cho chữ quản ngục trong những ngày cuối đời ở nhà lao

Câu 3. Tìm đọc một số truyện thần thoại Việt Nam và thế giới. Chọn một tác phẩm mà bạn yêu thích để chỉ ra các yếu tố đặc trưng của truyện thần thoại: cốt truyện, thời gian, không gian, nhân vật, lời kể,…

Trả lời:

Thần thoại Nữ oa vá trời (Trung Quốc)

- Cốt truyện: Truyện kể về sự việc các vị thần đánh nhau, một cột chống trời ở phía Tây Bắc bị sập, gây tai họa khủng khiếp cho con người. Bà Nữ Oa – người sinh ra muôn loài đã không quản khó khăn, vất vả ngày đêm vá trời để cứu loài người. 

- Thời gian: phiếm chỉ, không xác định.

- Không gian: không gian vũ trụ (trời)

- Nhân vật chính: bà Nữ Oa

- Ngôi kể: Ngôi số 3

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét độc đáo của tình huống truyện trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) hoặc Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

Trả lời:

Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội, hoàn toàn đối lập với nhau. Một người là tên "đại nghịch", cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội ; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời. Nhưng cả hai nhân vật này đều là những con người có tâm hồn nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Nguyễn Tuân đã đặt những nhân vật của mình vào chốn ngục tù tối tăm nhơ bẩn, tạo nên cuộc gặp gỡ kì lạ của họ. Nguyễn Tuân đã tạo ra một tình huống độc đáo : Mối quan hệ đặc biệt éo le, đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri âm, tri kỉ. Tác giả đã đặt những nhân vật này trong một tình thế đối địch: tử tù và quản ngục. Chính tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ "tấm lòng biệt nhôm liên tài" của viên quản ngục, đồng thời cũng thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF