Bài văn mẫu Phân tích ý nghĩa hình tượng con cá vàng trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng được Học247 biên soạn và tổng hợp bao gồm 3 phần chính: sơ đồ tóm tắt, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Với bài văn mẫu này, Học247 hi vọng các em sẽ dễ dàng nắm được cách lập một dàn ý chi tiết cũng như viết một bài văn hoàn chỉnh đúng hướng và đạt được kết quả cao. Chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo dưới đây. Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ông lão đánh cá và con cá vàng.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm: “Ông lão đánh cá và con cá vàng” hình ảnh con cá vàng mang một ý nghĩa tượng trưng về cách làm người, lẽ sống, lòng biết ơn và cái giá phải trả cho lòng tham lam.
b. Thân bài:
- Cá vàng trả ơn và bài học về sự biết ơn
+ Xuất hiện khi bị mắc câu ông lão, xin ông lão thả đi và được trả tự do về đại dương
+ Trả ơn cho ông lão qua những đòi hỏi của mụ vợ: Máng lợn, danh vọng, lâu đài, nữ hoàng
+ Thể hiện đức tính tốt đẹp của con người: Biết ai là những đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn, trả ơn khi cần thiết, sống đúng với đạo lý làm người, không vong ân bội nghĩa
- Cá vàng trừng trị những kẻ tham lam, bội bạc
+ Khi mụ vợ đòi được làm long được, được cá vàng hầu hạ: Lấy lại tất cả những thứ đã cho mụ vợ, trở về với cuộc sống như cũ
+ Đại diện cho công lý, sự công bằng bình đẳng, biểu trưng cho lẽ phải, giúp đỡ những người tốt, trừng trị những người sống ích kỉ
+ Là lời dạy về cách sống, đạo lý làm người
c. Kết bài:
- Cảm nghĩ về ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh con cá vàng: Cá vàng thể hiện mong muốn đạt được ước mơ, khát vọng của bản thân trong cuộc sống, đồng thời cũng là những bài học vô cùng quý giá truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
3. Bài văn mẫu
Đề bài: Bằng một bài văn ngắn em hãy phân tích ý nghĩa hình tượng con cá vàng trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Gợi ý làm bài:
Truyện cổ tích luôn chứa đựng bên trong những ý nghĩa vô cùng gần gũi, những bài học quý giá, những hình ảnh được đưa vào để người đọc thấy được giá trị của cuộc sống một cách chân thật nhất và trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” hình ảnh con cá vàng mang một ý nghĩa tượng trưng về cách làm người, lẽ sống, lòng biết ơn và cái giá phải trả cho lòng tham lam.
Cá vàng xuất hiện khi bị mắc câu bởi một ông lão nghèo khó, thật thà, lương thiện và có lòng thương đối với động vật, sau khi van xin ông lão thả đã cá vàng đã được trả tự do về với đại dương, vì lòng tốt của ông lão cá vàng đã xin được trả ơn cho ông lão, nhưng ông lão không có một chút tham vọng nào đã từ chối sự đền ơn của cá. Cá vàng xuất hiện một cách tự nhiên, khi được thả đi vì mắc câu đã bày tỏ lòng biết ơn, không hề biến mất, không trở về với đại dương ngay lập tức mà còn hỏi han một cách ân cần mong muốn của ông lão để được giúp đỡ.
Không chỉ dừng ở đó, những tình tiết sau đó đã đẩy câu chuyện lên cao trào khi cá vàng đã đáp ứng tất cả những yêu cầu mà mụ vợ của ông lão yêu cầu, không phải vì sợ mụ vợ mà đơn giản vì ông lão là ân nhân đã giúp đỡ cá vàng khi khó khăn, để ông lão không phải chịu những lời chửi mắng của mụ vợ, cũng như muốn giúp đỡ chính bản thân ông lão cá vàng đã tặng cho mụ vợ tất cả những thứ mà mụ yêu cầu từ máng lợn đến lâu đài, biệt thự, phong cho mụ làm nữ hoàng. Tất cả những điều đó nhằm thể hiện một trong số những đức tính cao đẹp của con người đó là lòng biết ơn, biết ai là những đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn, trả ơn khi cần thiết, sống đúng với đạo lý làm người, không vong ân bội nghĩa.
Bên cạnh sự trả ơn với những người tốt bụng, thật thà, lương thiện thì cá vàng còn là đại diện cho công lí, đại diện cho sự công bằng mà thiên nhiên đem đến với tất cả mọi người, khi có sự trả ơn thì cũng có trả giá với những con người sống ích kỉ, tham lam. Khi mụ vợ đòi làm long vương, đòi được cá vàng hầu hạ mình thì đây là lúc truyện được đẩy lên cao trào, một mong muốn vượt quá với đạo lý làm người, người đã ban cho mụ vợ những giá trị mà đến nằm mơ cũng không ai nghĩ đến thì nay mụ lại muốn người đó làm người hầu cho mình, cũng vì thế mà cá vàng thay mặt công lý, thay mặt lẽ phải đã lấy đi tất cả những thứ mà mụ vợ đã có, mụ vợ trở về với cuộc sống cũ. Qua đó cho thấy hình ảnh cá vàng là biểu trưng cho lẽ phải, những con người mất hết nhân tính, lòng tham vô đáy sẽ bị trừng phạt, sẽ phải trả giá cho những hành vi đi ngược lại với chuẩn mực của xã hội, trừng phạt sự bội nghĩa, lấy oán báo ân. Cuối cùng hình ảnh cá vàng mang ý nghĩa tượng trưng là lời dạy đối với những thế hệ sau, những kẻ tham lam, dùng vật chất chà đạp lên tình nghĩa sẽ bị trừng trị một cách thích đáng, những người có lòng tốt, có tình thương sâu nặng sẽ luôn gặp may mắn, sự giúp đỡ từ xung quanh và đặc biệt khẳng định thiên nhiên công bằng với tất cả mọi người, mọi việc làm sẽ đều dẫn đến một kết quả nhất định tùy vào mục đích của nó.
Cá vàng biết nói, biết trả ơn, biết trừng trị là những tình tiết hư cấu mà con người đưa vào câu chuyện với mong muốn đạt được ước mơ, khát vọng của bản thân trong cuộc sống, đồng thời cũng là những bài học vô cùng quý giá truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024125 - Xem thêm