OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

20/12/2017 1009.17 KB 7580 lượt xem 67 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20171220/125990194526_20171220_101728.pdf?r=2248
ADMICRO/
Banner-Video

Truyện ngắn Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân là một trong những tác phẩm trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12. Để hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm cũng như ôn tập và củng cố kiến thức về truyện ngắn này, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim lân duới đây. Ngoài ra, để nắm vững được những kiến thức cần đạt khi học tiết văn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vợ nhặt.

 

 
 

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, HOC247 mời các em xem them video bài giảng Vợ nhặt của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách khoa học và dễ hiểu, giúp củng cố lại kiến thức cơ bản nhất cho các em. Giúp các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn nghị luận phân tích tác phẩm được chính xác và hấp dẫn hơn. Đồng thời, chúc các em có những giờ tự học cùng cô Huệ được thật hấp dẫn và hiệu quả để đạt được kết quả thật cao trong học tập.

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim lân

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt
  • Dẫn dắt vào vấn đề

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Xuất xứ: Truyện Vợ nhặt có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – tác phẩm được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dở dang và bị mất bản thảo. Hoà bình lập lại (1954), dựa trên một phần cốt truyện cũ, Kim Lân đã viết truyện Vợ nhặt. Tác phẩm được in trong tập Con chó xấu xí (1962).
    • Tóm tắt: Truyện lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945. Tràng – một thanh niên nghèo, lại là dân ngụ cư, trong một lần đẩy hàng đã tình cờ có được vợ. Cô vợ nhặt đã tình nguyện theo Tràng chỉ sau một câu nói đùa và bốn bát bánh đúc. Tràng đưa “thị” về giữa cảnh đói khát đang tràn đến xóm ngụ cư. Bà cụ Tứ thấy con có vợ thì vừa mừng vừa tủi cho thân phận nghèo khó của mình và thương con, thương nàng dâu đói khổ. Họ sống với nhau trong cảnh đói nghèo nhưng hạnh phúc và tin rằng: Việt Minh về làng, họ sẽ đi phá kho thóc Nhật, lấy lại thóc gạo để cứu sống mình.
  • Phân tích
    • Ý nghĩa nhan đề:
      • Nhan đề gợi tình huống éo le, kích thích trí tò mò người đọc. Thông thường, người ta có thể nhặt thứ này, thứ khác, chứ không ai “nhặt” “vợ”. Bởi dựng vợ gả chồng là việc lớn, thiêng liêng, có ăn hỏi, có cưới xin theo phong tục truyền thống của người Việt, không thể qua quýt, coi như trò đùa.
      • Vợ nhặt” là điều trái khoáy, oái ăm, bất thường, vô lí. Song thực ra nó lại rất có lí. Vì đúng là anh Tràng đã nhặt được vợ thật. Chỉ một vài câu bông đùa của Tràng mà có người đã theo về làm vợ à  một việc nghiêm túc, thiêng liêng trở thành trò đùa và ngược lại, điều tưởng như đùa ấy lại chính là sự thực => Chuyện Tràng nhặt được vợ đã nói lên tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
    • Tình huống truyện: Anh Tràng vừa nghèo, vừa xấu lại là dân ngụ cư thế mà lấy được vợ ngay giữa lúc đói khát, ranh giới giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh.
      • Tình huống lạ, độc đáo: người như Tràng mà lấy được vợ, thậm chí có vợ theo
      • Tình huống truyện không chỉ tạo ra một hoàn cảnh “có vấn đề” cho câu chuyện mà còn nén trong đó ý đồ nghệ thuật của nhà văn đồng thời gợi mở các khía cạnh giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
    • Nhân vật
      • Tràng:
        • Một người dân lao động nghèo, “nhặt” được vợ trong thời buổi đói khát
        • Niềm hạnh phúc của Tràng khi có vợ
      • Thị - người vợ nhặt:
        • Chị không có tên, không tuổi tác, không cha mẹ, không gia đình… môt con số không tròn trĩnh đang bao trùm lên lá số tử vi của chị. Cái đói đã cướp đi của thị tất cả
        • Khi chưa theo Tràng về làm vợ cái đói đã để lại “dấu tích” ghê gớm trên dáng hình và tính cách của chị
        • Diễn biến tâm lí và hành động khi về nhà Tràng
      • Bà cụ Tứ
        • Diến biến tâm trạng của người mẹ nghèo khi Tràng dất Thị về nhà
        • Người mẹ thương con, nhân hậu, bao dung

c. Kết bài

  • Đánh giá, nhận xét và nêu cảm nghĩ về truyện ngắn
  • Mở rộng vấn đề bằng những liên tưởng của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim lân

Gợi ý làm bài

Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân - một nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với “thuần hậu phong thuỷ” ấy.Ngay sau Cách mạng, ông đã bắt tay ngay vào viết tác phẩm Xóm ngụ cư khi hoà bình lặp lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn "Vợ Nhặt" ra đời.

Lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một khám phá mới, một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ Nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã có công khám phá ra diễn biến tâm lý thật bất ngờ.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Kim Lân bằng nghệ thuật viết văn già dặn, vững vàng đã đem đến một chủ đề mới trong đề tài về nạn đói. Nhà văn đã khẳng định ánh sáng của tình người thật thành công ở ba nhân vật. Điều làm chúng ta trân trọng nhất chính là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống một cách mạnh mẽ nhất ở nhưng thân phận đói nghèo, thảm hại kia. Ba nhân vật :Tràng, vợ Tràng và bà cụ Tứ cùng những tình cảm, lẽ sống cao đẹp của họ chính là những điếm sáng mà Kim Lân từng trăn trở trong thời gian dài để thể hiện sao cho độc đáo một đề tài tâm lý nhân vật, khả năng dựng truyện và dẫn truyện của Kim Lân - một nhà văn được đánh giá là viết ít nhưng tác phẩm nào cũng có giá trị là vì lẽ đó.

“Cái đẹp cứu vớt con người” (Đôxtôiepki). Vâng Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân thể hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là con nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành tác phẩm. Ông đã có đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đói nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm hồn người đọc chính là điểm sáng tuyệt vời nhất

Mong rằng, với sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu trên, các em sẽ có thêm một tài liệu ôn tập củng cố kiến thức bài học Vợ nhặt hiệu quả hơn. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF