Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là một tác phẩm nằm trong hệ thống các bài trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia. Để giúp các em ôn tập tốt hơn, Hoc247 xin giới thiệu tài liệu phân tích về tác phẩm này. Những kiến thức trọng tâm và cơ bản nhất của tác phẩm sẽ được chú trọng và nhấn mạnh để các em dễ dàng nắm bắt kiến thức hơn. Chúc các em gặt hái được nhiều kiến thức bổ ích từ tài liệu!
Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh, mời các em xem them video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Đối với dạng đề văn này, để làm tốt các em cần chú ý những nội dung chính trong phần hướng dẫn đọc hiểu văn bản ở video bài giảng của cô như: cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và lời tuyên bố độc lập của HồChí Minh. Bài giảng nhằm cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản nhất, giúp các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn phân tích tác phẩm được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả (Hồ Chí minh là một nhà cách mạng, nhà văn hóa, là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất của đất nước)
- Khái quát về tác phẩm (Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện chính trị quan trọng, hơn thế đó còn là một áng văn chính luận mẫu mực)
b. Thân bài
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: những lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế đang có dã tâm cướp nước ta lần nữa.. Bản Tuyên ngôn độc lập ra đời khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa đã cương quyết bác bỏ luận điệu xảo trá. âm mưu đen tối những lực lượng ấy.
- Mục đích và đối tượng: Mục đích: tuyên bố với thế giới và đồng bào cả nước chế độ thực dân phong kiến Việt Nam, khẳng định quyền độc lập tự do dân tộc và bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trước dư luân quốc tế
- Phân tích những ý chính của bản tuyên ngôn.
- Đoạn mở đầu (cơ sở pháp lí): Nêu lên những nguyên lí làm cơ sở lí luận và tư tưởng cho bản tuyên ngôn: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc.
- Đoạn giữa (cơ sở thực tiễn): Chứng minh cho nguyên lí: Thực dân Pháp và kẻ làm trái nguyên lí (tố cáo tội ác về mọi mặt của chúng: kinh tế, chính trị, giáo dục….); nhân dân là người thực hiện đúng nguyên lí (đã tự đứng lên để dành lại chính quyền)
- Đoạn cuối: Lời tuyên bố độc lập của chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với thế giới và ý chí quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập của toàn thể dân tộc
- Những đặc điểm về nghệ thuật:
- Mở đầu: trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền để làm khẳng định về quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên thế giới. Đó là một cách lập luận sắc sảo của tác giả.
- Bằng những lí lẽ xác đáng và dùng những chứng cứ lịch sử không thể chối cãi được. Tác giả đã phơi bày tất cả tội ác của chúng đối với nhân dân ta. Điệp từ “chúng” vang lên, dằn mạnh trong đoạn văn tố cáo tội ác của thực dân Pháp có tác dụng nhấn mạnh và lên án mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp.
- Tác phẩm không chỉ là một bài văn chính trị hùng hồn, đanh thép, có sức thuyết phục cao mà còn là một áng văn xúc động lòng người
c. Kết bài
- Khẳng định giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập (là sự kế thừa và phát triển những áng “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, làm nên những giá trị to lớn là cái tài, cái tâm của người cầm bút và là bản anh hùng ca của thời đại)
- Nêu đánh giá, ý kiến của cá nhân (điều mà các em cảm thấy tâm đắc nhất trong tác phấm)
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập
Gợi ý làm bài
Mùa thu năm 1945, cả nước ta tưng bừng trong niềm sung sướng hân hoan. Cách mạng tháng Tám thành công đã rũ bỏ khỏi vai người dân Việt Nam những xiềng xích nô lệ và áp bức, đưa họ qua ngưỡng cửa tối tăm bước tới vùng sáng độc lập tự do. Sáng ngày 2/9, một buổi sáng trời trong với nắng vàng ấm áp, trước hàng triệu nhân dân trên quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam tự do, độc lập và dân chủ. Bản tuyên ngôn được Hồ Chủ Tịch viết ra trong một tâm trạng vui sướng nhất. Bằng tất cả tâm hồn và trí tuệ, bằng những xúc cảm mãnh liệt, người đã truyền đến triệu trái tim nhân dận những rung động sâu xa và thấm thía, đồng thời tuyên bố một cách vững chắc và hào hùng với thế giới về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước ta.
Toàn văn bản tuyên ngôn không dài, chỉ gói trọn trong khoảng chưa đầy một ngàn chữ nhưng vô cùng chặt chẽ và súc tích. Bản Tuyên ngôn chia làm ba phần rõ rệt, mỗi phần một ý, liền mạch với nhau theo một bố cục chặt chẽ mạch lạc…
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Tự do vừa giành được ấy thật vô giá, để có được nó, nhân dân ta đã phải đánh đổi bằng bao nhiêu hy sinh, bao nhiêu xương máu và tâm huyết. Ấy thế mà vẫn còn bao nhiêu thế lực thù trong giặc ngoài đến, lúc bầy giờ đến lăm le bóp chết sự sống mới hình thành của nước Việt Nam non trẻ, hiểu đưực điều đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân dân nêu lên lời tuyên bố trịnh trọng và quyết liệt.
Đây là bản Tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên tuyên bố với thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới, đánh dấu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do cho một dân tộc bất khuất kiên cường. Nó đánh dấu thắng lợi đầu tiên của một nước thuộc địa châu Á. Mặt khác, bản Tuyên ngôn còn là một áng văn chính luận mẫu mực, đanh thép và lôi cuốn ở lý lẽ và lập luận chặt chẽ, ở từ ngữ, hình ảnh dễ cảm, chính xác, mạnh mẽ, ở câu văn gọn mà sắc, giản dị mà hùng hồn, đã vừa cảnh cáo, vạch mặt kẻ thù, vừa khích lệ, động viên tinh thần nhân dân, và tranh thủ sự đồng tình quốc tế.
Vừa rồi là hệ thống kiến thức trọng tâm và bài văn mẫu cho bài phân tích Tuyên ngôn Độc lập, mong rằng tài liệu sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả. Đồng thời, các em có thể tham khảo bài giảng Tuyên ngôn Độc lập và soạn bài Tuyên ngôn độc lập để nắm toàn bộ kiến thức bài học một cách đầy đủ nhất. Chúc các em có một mùa thi thành công!
Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài văn mẫu phân tích giá trị tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Những tài liệu này ngoài tác dụng giúp các em có cái nhìn khái quát hơn về tác phẩm, đồng thời rèn luyện cho các em kĩ năng lập dàn ý và viết bài thành thục hơn. Mời các em cùng tham khảo!
-- MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024221 - Xem thêm