Những đứa con trong gia đình là một truyện ngắn hay viết về đề tài kháng chiến chống Mĩ. Qua tác phẩm, Nguyễn Thi đã tái hiện một cách sâu sắc về tấm lòng của nhân dân Nam bộ đối với quê hương, đất nước. Học 247 mời các em tham khảo tài liệu phân tích về tác phẩm Những đứa con trong gia đình. Mong rằng tài liệu sẽ mang đến những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia! Bên cạnh đó, để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Những đứa con trong gia đình.
Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, HOC247 mời các em xem thêm video bài giảng Những đứa con trong gia đình của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Phần hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm trong video bài giảng được cô Huệ trình bày một cách chi tiết, sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; thuận lợi cho các em trong quá trình củng cố lại những kiến thức trọng tâm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài giảng nhằm giúp các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Chúc các em có thêm những tiết tự học thật hấp dẫn và hiệu quả hơn cùng cô Huệ.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn thi (được mệnh danh là nhà văn của người dân Nam bộ)
- Giới thiệu tác phẩm: Những đứa con trong gia đình (một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật và rất đậm dấu ấn nhà văn Nguyễn Thi)
b. Thân bài
- Những nét khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào tháng 2 – 1966 khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng, ngay trong những ngày nhân dân miền Nam chiến đấu ác liệt chống chiến tranh cục bộ Mĩ
- Tóm tắt tác phẩm: Hai chị em Việt và Chiến quê ở Bến Tre, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Ba má hi sinh trong chiến tranh, hai chị em đã tiếp nối trang sử anh hùng của gia đình, cùng vào bộ đội một ngày đi đánh giặc trả thù cho ba má. Trong một trận đánh lớn ở rừng cao su, sau khi dùng thủ pháo diệt một xe bọc thép của giặc Mĩ, Việt bị thương nặng, ngất đi trên chiến trường nên đã lạc đơn vị ba ngày đêm. Trong thời gian ấy, Việt hết tỉnh rồi lại mê, mê lại tỉnh, Việt nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ gắn với bao nguười thân yêu. Sau ba ngày tìm kiếm khắp mặt trận, mấy lần giáp mặt với giặc, cuối cùng đồng đội cũng đã tìm được Việt, đưa anh về bệnh viện Quân y. Lúc vết thương sắp lành, anh Tánh chỉ huy giục Việt viết thư cho chị Chiến.
- Nhan đề: Nhan đề đã gợi lên cho người đọc hình ảnh những đứa con được sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng hào hùng đang nối tiếp và phát huy con đường lí tưởng của ông cha. Từ một gia đình cụ thể, từ số phận của mỗi cá nhân, Nguyễn Thi đã nói lên thật sâu sắc và thấm thía vấn đề chung của cả dân tộc Việt Nam trong thời chống Mĩ
- Những nội dung cần làm rõ:
- Tình huống truyện: Việt rơi vào một tình huống đặc biệt: Trong một trận đánh, anh bị thương nặng phải nằm lại giữa chiến trường. Anh nhiều lần ngất đi tỉnh lại, tỉnh rồi lại ngất. Như vậy, truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật khi đứt, khi nối. Điều đó đã đem đến cho tác phẩm màu sắc trữ tình đậm đà, tự nhiên. Tạo điều kiện để nhà văn thâm nhập vào thế giới nội tâm nhân vật để dẫn dắt truyện.
- Những nét chung giữa Chiến và Việt: phẩm chất của hai chị em là cá tính của con người Nam Bộ nói chung. Những con người trung dũng kiên cường gắn bó với quê hương, gia đình và trung thành với cách mạng.
- Cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát, đau thương: chứng kiến cái chết của ba và má nên vó chung mối thù và có cùng nguyện vọng cầm súng đánh giặc.
- Tình yêu thương ruột thịt là vẻ đẹp tâm hồn họ (thể hiện sâu sắc nhất trong cái đêm giành nhau đi tòng quân và khiêng bàn thờ má).
- Đều là những chiến sĩ dũng cảm
- Đều có những nét trẻ con (giành bắt ếch, giành nhau chiến công).
- Những nét riêng:
- Nhân vật Chiến: Có cá tính đặc sắc, mang vẻ đẹp tâm hồn của người con gái Nam Bộ
- Rất giống má: Ngoại hình và tính cách
- Chiến còn là một cô con gái mới lớn với tính tình rất trẻ con, vừa là người chị biết nhường em, biết lo toan.
- Lời thề quyết tâm sắc đá: “Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất”. (quyết tâm chiến đấu đầy gan dạ, kiên cường)
- Nhân vật Việt: Trước chị, Việt nhỏ bé hồn nhiên. Trước kẻ thù, Việt trở vụt lớn, chững chạc trong tư thế của một chiến sĩ.
- Hồn nhiên, vô tư (hay tranh giành với chị, nằm giữa chiến trường: sợ ma; phó thác việc nhà cho chị).
- Việt là một chiến sẽ anh dũng, kiên cường và có lòng căm thù giặc sâu sắc (chưa 18 tuổi, giành đi tòng quân với chị; bị thương rất nặng, một mình giữa chiến trường vẫn luôn ở tư thế tiến công).
- Việt là đứa con giàu lòng yêu thương gia đình (ngay khi tỉnh dậy, Việt nhớ ngay đến má; rất thương chị Chiến)
- Nhân vật Chiến: Có cá tính đặc sắc, mang vẻ đẹp tâm hồn của người con gái Nam Bộ
- Ngoài ra cần chú ý các nhân vật khác trong dòng sông truyền thống gia đình: ba và má của chiến, Việt, chú Năm.
- Nghệ thuật:
- Nghệ thuật trần thuật đặc sắc
- Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật và miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, lựa chọn chi tiết đặc sắc, chọn lọc.
- Ngôn ngữ phong phú, giàu giá trị tạo hình, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ.
c. Kết bài
- Khẳng định, đánh giá tác phẩm
- Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng và cảm nhận của cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Gợi ý làm bài
Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông được mọi người gọi với cái tên rất gần gũi “Nhà văn của người dân Nam Bộ”. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Trong những tác phẩm đặt sắc ấy nổi lên truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” (Năm 1978). Truyện viết về những ngày chiến đấu gian khổ, khó khăn của chiền trường miền Nam. Qua đó, người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt dưới ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Thi.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
“Những đứa con trong gia đình” đặt trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là một truyện ngắn đặc sắc bởi giọng văn trần thuật khắc họa miêu tả tâm lí nhân vật Chiến, Việt, Chú Năm…, Nguyễn Thi đã dựng nên một gia đình có truyền thống yêu nước sâu sắc, lòng căm thù giặc, mối thù nợ nước nợ nhà. Qua đó, tác giả giúp người đọc thêm đồng cảm với cảnh ngộ éo le, thêm yêu thương quý trọng gia đình, biết ơn công lao của những người cách mạng.
Tóm lại, truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” thể hiện rõ tài năng của Nguyễn Thi trên nhiều phương diện. Truyện không những phác họa thành công hình tượng của người con yêu gia đình, yêu quê hương đất nước mà còn thể hiện tình yêu của chính tác giả vào những đứa con tinh thần của mình. Ông xứng đáng được coi là “Nhà văn của người dân Nam Bộ”.
Vừa rồi là tài liệu phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình, Học 247 hy vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia sắp tới một cách nhanh chóng và hiệu quả về tác phẩm.Tuy nhiên để củng cố kiến thức một cách toàn diện về bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Những đứa con trong gia đình để chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn. Chúc các em đạt được điểm cao trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới!
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024125 - Xem thêm