OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Phân tích nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

24/01/2018 1016.45 KB 10380 lượt xem 42 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180124/513683355483_20180124_205339.pdf?r=8122
ADMICRO/
Banner-Video

Nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo là một trong những nhân vật điển hình mà nhà văn nam Cao đã xây dựng. Và để hiểu rõ hơn về nhân vật này, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu phân tích nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao dưới đây. Và để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chí Phèo.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B.Sơ đồ tư duy Phân tích nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo
  • Dẫn dắt vào vấn đề: nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Xuất xứ: Nam cao đặt tên cho tác phẩm này là Cái lò gạch cũ, 1941 đổI lạI là Đôi lứa xứng đôi, 1945 sửa lạI là Chí Phèo, in trong tập Luống cày.
    • Tóm tắt:
    • Chủ đề: Qua số phận của nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã lên án sâu sắc xã hội tàn bạo, chà đạp lên nhân phẩm con người đồng thời thể hiện tình thương yêu sâu sắc và niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
  • Phân tích
    • Lai lịch nhân vật: Nhà Bá Kiến bốn đời làm tổng lí. Con trai hắn làm lí trưởng. Bản thân hắn là lí trưởng rồi chánh tổng, ở nông thôn, hắn leo đến đỉnh cao của danh vọng; Tiên chỉ làng Vũ Đại, chánh hội đồng kì hào, Bắc Kì nhân dân đại biểu, phe cánh của hắn mạnh, luôn đối địch với bọn cường hào trong làng.
    • Bản chất Bá Kiến
      • Gian hùng nham hiểm: Thủ đoạn dùng người: trị không lợi thì cụ dùng. Sử dụng họ như công cụ không có những thằng đầu bò thì lấy ai để trị những thằng đầu bò? Mềm nắn rắn buông với triết lí: thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân: Đó là kẻ cường hào khôn róc đời.
      • Ném đá giấu tay: Bá Kiến lấn át các phe cánh khác nhờ thu dụng được những kẻ không sợ chết, không sợ đi ở tù. Lọc lừa, giả dối và xảo quyệt: Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn đập ghế, đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì vất trả năm hào ui thương anh túng quá! Vì thế nhận ra bộ mặt thật của Bá Kiến không phải dễ dàng.
      • Đểu cáng, tàn bạo
        • Bá Kiến đã từng xô đẩy bao người lương thiện vào đường cùng: Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo. Vì một chuyện ngờ ghen vớ vẩn, hắn đã đẩy Chí Phèo vào tù bảy, tám năm vì chỉ muốn tất cả những thằng trai trẻ đều đi ở tù.
        • Chính hắn biến Chí Phèo thành quỷ dữ, và khi cần, sẵn sàng thí mạng Chí Phèo (sai đòi tiền Đội Tảo).
        • Chính hắn sống trên mồ hôi xương máu của người nghèo.
      • Dâm ô, đồi bại: Dù có bốn vợ, Bá Kiến không bỏ lỡ ngồi chung xe lên tỉnh với vợ Binh Chức. Tiền của anh lính gửi về chỉ đủ cho Bá Kiến chơi bời hành lạc.
    • Nghệ thuật xây dựng nhân vật
      • Nhân vật điển hình
        • Bá Kiến có nét chung của giai cấp thông trị tham lam, tàn bạo, không từ một thủ đoạn nào để bóc lột người nghèo.
        • Bá Kiến có nét riêng của tên ác bá gian hùng, nham hiểm, thủ đoạn.
      • Nam Cao ít chú ý đến ngoại hình xây dựng Bá Kiến. Ông khắc họa tâm địa là chính: "Cụ cười nhạt nhưng giòn giã lắm” … “cụ hay quát để thử dây thần kinh người khác”. “Tiếng cười Tào Tháo" ấy là tâm địa của kẻ độc ác xảo quyệt. Qua đó, thấy cái nhìn sắc sảo của Nam Cao.

c. Kết bài

  • Những nhận xét, cảm nhận, đánh giá chung về nhân vật Bá Kiến
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài:  Phân tích nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

Gợi ý làm bài

Nhà văn Nam Cao có phần đã dựa vào những người thật việc thật ở quê hương mình để xây dựng truyện ngắn Chí Phèo. Đại diện cho giai cấp thông trị ở làng Vũ Đại chính là Bá Kiến. Qua nhân vật này, bộ mặt xấu xa tàn bạo của bọn cường hào, địa chủ bị phơi bày rất rõ nét.

Không giống một số nhân vật địa chủ trong những tác phẩm khác của Nam Cao, ở Chí Phèo, Bá Kiến hiện lên với tư cách là một nhân vật điển hình hoàn chỉnh. Khi xây dựng nhân vật địa chủ nghị Quế keo kiệt, thô lỗ; Ngô Tất Tố đã miêu tả khá tỉ mỉ gia cảnh, rồi kể đến những hành động và ngôn ngừ của hắn trong Tắt đèn. Nhưng đối với Bá Kiến, nhà văn Nam Cao không hề tả diện mạo, chỉ nói đến tiêng quát “rất sang” và “cái cười Tào Tháo” mà y vẫn tự phụ hơn đời.  Chỉ đơn sơ vài chi tiết nhưng ông đã  tạo cho Bá Kiến một bề ngoài khá độc đáo, khiến người đọc khó quên. Tuy vậy, nhân vật này trở thành sống động cơ bản còn do tài miêu tả nội tâm sắc sảo, chân thật của tác giả.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Như vậy, Bá Kiến vừa mang bản chất chung của giai cấp địa chủ cường hào, vừa có những nét riêng biệt sinh động không giống bất kì một tên địa chủ nào trong văn học. Điều đó giải thích vì sao hắn luôn được chúng ta nhắc đến, khi cần ám chỉ một kẻ có quyền lực, gian hùng và nham hiểm.

Bằng nhân vật Bá Kiến, nhà văn Nam Cao đã ghi nhận những thành công mới mẻ trong việc xây dựng nhân vật. Điều này chứng tỏ sự tiến bộ đáng kể của ông nói riêng, phương pháp sáng tác hiện thực ở giai đoạn 1939 – 1945 nói chung.

Mong rằng, tài liệu văn mẫu này đã giúp các em hiểu rõ hơn về nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao ở chương trình Ngữ văn 11. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay hỗ trợ các em thật tốt quá trình ôn tập tác phẩm Chí Phèo.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF