OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

24/01/2018 931.31 KB 28142 lượt xem 59 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180124/486673779609_20180124_212331.pdf?r=543
ADMICRO/
Banner-Video

Truyện ngắn Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Cao. Ở truyện ngắn này, ngoài giá trị nội dung vô cùng sâu sắc, thì giá trị nghệ thuật của truyện ngắn cũng là một đề tài hấp dẫn để các em khai thác. Và để hiểu hơn về giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Chí Phèo, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao dưới đây. Và để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chí Phèo.

 

 
 

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích  giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, HOC247 mời các em xem thêm video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ hướng dẫn đọc hiểu truyện ngắn để qua đó giúp các em thấy được những đặc sắc về giá trị nghệ thuật mà Nam Cao thể hiện trong tác phẩm. Bài giảng giúp củng cố lại những kiến thức cần thiết cho các em để tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

sơ đồ tư duy Giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo
  • Dẫn dắt vào vấn đề: giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Xuất xứ: Nam cao đặt tên cho tác phẩm này là Cái lò gạch cũ, 1941 đổI lạI là Đôi lứa xứng đôi, 1945 sửa lạI là Chí Phèo, in trong tập Luống cày.
    • Tóm tắt:
    • Chủ đề: Qua số phận của nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã lên án sâu sắc xã hội tàn bạo, chà đạp lên nhân phẩm con người đồng thời thể hiện tình thương yêu sâu sắc và niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
  • Nội dung
    • Nghệ thuật điển hình hoá nhân vật: Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình đặc sắc trong tác phẩm. Vừa sinh động, độc đáo, không lặp lại, các nhân vật này mang sức khái quát cao cho mối xung đột diễn ra khốc liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Hắn là điển hình sinh động cho những người nông dân cố cùng bị hủy hoại, tha hoá đến tận cùng bởi thế lực tàn bạo.--> xây dựng nhân vật điển hình sắc nét
    • Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình trong tác phẩm tạo nên những đoạn văn tuyệt bút. Số phận và bi kịch của Chí Phèo được đào sâu cực độ qua những đoạn văn hay như đoạn Chí Phèo thức tỉnh sau đêm say rượu gặp Thị Nở; đoạn Chí Phèo bị cự tuyệt tình yêu...
    • Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho thiên truyện (Mở đầu truyện bằng hình ảnh đứa bé trần truồng xám ngắt nằm bên chiếc lò gạch cũ, kết thúc bằng hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến một cái lò gạch xa xôi vắng người qua lại...). Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột. Chí Phèo chết nhưng còn bao nhiêu số kiếp Chí Phèo tái diễn?--> Cốt truyện dộc đáo, các tình tiết giàu kịch tính, luôn biến hoá mang lại nhiều bất ngờ cho người đọc
    • Ngôn ngữ, giọng điệu của Nam Cao được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện ngắn này. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau. Ngoài ra, giọng trần thuật cũng thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiêp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn (đoạn văn mở đầu tác phẩm, đoạn miêu tả tâm trạng khi ăn bát cháo hành, đoạn độc thoại nội tâm của Bá Kiến).
    • Cách dẫn chuyện linh hoạt và vô cùng hấp dẫn: Đoạn mở đầu rất độc đáo gây ấn tượng mạnh bi lối trần thuật nửa trực tiếp, có sự đan xen giữa lời người kể chuyện (“Hắn vừa đi vừa chửi...”) với độc thoại của nhân vật (Ờ! Thế này thì tức thật!... Tác giả đã phá vỡ trật tự thông thường, dùng lối tự sự theo dòng nội tâm nhân vật để thuật lại diễn biến sự việc. Vì thế, trong lời trần thuật, hiện tại và hồi ức cứ lồng ghép vào nhau (đoạn mở đầu, đoạn tả Chí Phèo “bâng khuâng tỉnh dậy sau một cơn say rất dài” ở cuối truyện,...), lời người kể và lời nhân vật có khi nhập vào nhau khiến cho điểm nhìn trần thuật cũng thay đổi một cách linh động (lúc thì câu chuyện được thuật lại bằng một cái nhìn khách quan từ bên ngoài, lúc lại chuyển hoá thành điểm nhìn chủ quan của nhân vật từ bên trong). So với dung lượng của một truyện ngắn thì đây là một truyện tương đối dài, nhưng nó không hề nhàm chán bởi cách dẫn chuyện luôn biến ảo cùng những độc thoại nội tâm sinh động (chẳng hạn độc thoại nội tâm của Chí Phèo sau cơn tỉnh rượu).

c. Kết bài

  • Những cảm nhận và đánh giá khái quát về vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài:  Giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Gợi ý làm bài

Nam Cao là một nhà văn luôn thành công ở hai phương diện của sáng tác đó là khám phá về nội dung và phát minh sáng tạo về hình thức. Chính điều đó đã nâng tầm vóc nhà văn Nam Cao thành một nhà văn lớn, một tác gia lớn của nền văn xuôi hiện đại. Truyên ngắn Chí Phèo 1941 đã được xếp vào hàng kiệt tác bởi Nam Cao đã “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” cả về nội dung và nghệ thuật. Ở tác phẩm này nhà văn Nam Cao đã thể hiện được một trình độ bậc thầy về nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động, khám phá miêu tả sâu sắc tâm lí nhân vật, kết cấu tác phẩm một cách độc đáo và có một vốn ngôn ngữ phong phú sinh động cho mọi loại hinh nhân vật. Theo dõi từng trang truyện ngắn đặc sắc này chúng ta sẽ thấy rât rõ tài nghệ đó của Nam Cao.

Nói đến văn xuôi là nói đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, mỗi nhà văn có một cách thể hiện khác nhau và thành công ở những mức độ khác nhau. Đối với nhà văn Nam Cao ở tác phẩm này thì ông đã xây dựng được thành công cả tuyến nhân vật chính diện và phản diện và không những thành công mà thành công ở cấp điển hình.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Một phương diện nghệ thuật mà nhà văn rất thành công ở truyện ngắn Chí Phèo đó là cách sử dụng ngôn ngữ rất phù hợp với từng đối tượng nhân vật. Ngôn ngữ của bọn Bá Kiến, Lí Cường là ngôn ngữ của bọn bề trên khi mềm mỏng khi đanh rắn rất biến hoá. Ngôn ngữ của các nhân vật như Chí Phèo, Thị Nở thì rất quê mùa có khi là tục tằng thô lỗ đó là loại ngôn ngữ phù hợp với tính cách nhân vật. Nhìn chung tác phẩm viết về đề tài người nông dân nên ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong tacs phẩm là loại ngôn ngữ bình dân chân quê, rất phù hợp với cảnh và tình của tác phẩm.

Truyện ngắn Chí Phèo là một trong những truyên ngắn xuất sắc tiêu biểu của văn học hiện thực trước cách mạng tháng tám nói chung của nhà văn Nam Cao nói riêng. Tác phẩm này thành công trên nhiều phương diện cả nội dung và hình thức, nhưng đặc biệt nhất vẫn là nghệ thuật xây dựng kết cấu tác phẩm. Cùng một vấn đề rất phổ biến của xã hội lúc bấy giờ nhưng với tài nghệ của mình Nam Cao dẫ điển hình hoá được cả hai loại nhân vật chính diện và phản diện. Đọc tác phẩm này chúng ta vừa cảm phục được cái tâm của tác giả lại vừa cảm phục cái tài của tác giả. Cái tâm và cái tài đó là tiền đề để nhà văn thành công ở tác phẩm này.

Mong rằng, tài liệu trên đã giúp các em hiểu rõ hơn dụng ý cũng như tư tưởng của nhà văn Nam Cao qua những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Chí Phèo. Chúc các em học tốt hơn truyện ngắn Chí Phèo với tài liệu văn mẫu này.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF