OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Phân tích hình tượng ông già trong truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê

13/12/2018 663.7 KB 16527 lượt xem 6 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20181213/47467006437_20181213_172005.pdf?r=1440
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Phân tích hình tượng ông già trong truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được sức mạnh của ý chí con người khi chinh phục những giấc mơ của cuộc đời mình thông qua hình ảnh ông lão đánh cá. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một vấn đề, một khía cạnh trong tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ông già và biển cả.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
    • Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961), nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện đại Mĩ. Tác phẩm ông già và biển cả (1952) là một trong nhừng tác phẩm có độ phổ biến sâu rộng của ông.
    • Truyện kể về hành trình săn đuổi và chinh phục con cá kiếm khổng lồ của một ống già trên biển cả, nhưng cuối cùng con cá khổng lổ ấy lại bị đàn cá mập tấn công, rỉa thịt đến mức chỉ còn bộ xương.
  • Nêu vấn đề cần nghị luận: Phân tích hình tượng ông già trong truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê

2. Thân bài

a. Cuộc chinh phục cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô

  • Ông lão Xan-ti-a-gô
    • Thái độ của ông lão đối với con cá kiếm: Đã hơn 84 ngày đêm lão thất bại. Với lão vừa yêu quý nó vừa muốn giết nó. Vì:
      • Nó là hiện thân của thành quả lao động; xóa bỏ đi những vận rủi, thất bại liên tiếp, nó chứng minh lão không bao giừo đánh bại.
      • Bộc lộ phẩm chất cao quý; không lồng lên làm đắm thuyền, không lặn sâu làm đứt dây câu mà chấp nhận cuộc đấu sức.
    • Diễn biến của cuộc chiến:
      • Cuộc chiến này vô cùng gay cấn. Để giành được chiến thắng, Xan-ti-a-gô tiến hành lần lượt các bước sau:
        • Thu dây khiến con cá quay vòng.
        • Cầu cho con cá đừng nhảy bởi sợ mất nó.
        • Cầu chúa giúp bằng cách hứa đọc kinh.
        • Tự phân tích tình hình: “Mình phải giữ cho nó đừng đau quá....cuồng lên”.
        • Di chuyển được con cá.
        • Động viên bản thân.
        • Tập trung sức lực.
        • Phóng lao giết chết con cá.
      • Song song với diễn biến trên là quá trình suy kiệt sức lực của ông lão:
        • Khi cá bắt đầu lượn vòng, lão còn đủ sức để kéo.
        • Nhưng khi ra sức níu sợi dây để buộc con cá phải quay vòng lão kiệt sức.
        • Đỉnh điểm của kiệt sức là sự “lú lẫn đầu óc”. Nhưng lão cũng đã kịp an ủi kịp thời “Đầu ơi, hãy tỉnh táo” ⇒ Từng phút giây, lão trở nên mạnh hơn con cá.
    • Vẻ đẹp của ông lão Xan-ti-a-gô:
      • Người ngư phủ lành nghề: cảm nhận rõ áp lực của sợi dây để kéo vào, nói ra, thư thả... làm con cá kiệt sức, cảm nhận được những vòng lựợn của cá, dù kiệt sức nhưng chỉ cần 1 cái phóng lao đã giết được nó.
      • Trên hết là niềm tin, ý chí, nghị lực kiên cường
      • Luôn vững tin sẽ giết được con cá “ta sẽ có nó”, “ta đã tóm được mày ở đường lượn”, “ta đã di chuyển được nó”...
      • Quyết tâm bắt được con cá.

⇒ Tiêu biểu cho ý chí và niềm tin của lão “hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như 1 con người”.

b. Hành trình trở về của lão Xan-ti-a-gô

  • Lão chuẩn bị dây thòng lọng để buộc con cá vào mạn thuyền nhưng con cá “nằm ườn” mình trên biển, nó lại quá nặng.
  • Lão đã bắt đầu khỏe ra, nhưng vẫn đói khát (ăn tôm sống). Lão vui sướng nhưng không tin đó là sự thật. Đến khi lão tin chắc chắn nó là thực thì 1 tiếng đồng hồ sau con cá mập đầu tiên tấn công.

c. Ý nghĩa biểu tượng của  ông già

  • Ý nghĩa hình tượng lão già đánh cá Xan ti a gô: Chiến thắng con cá kiếm đã thực hiện được khát vọng lớn:
    • Sức mạnh của con người có được từ những khát vọng, trí tuệ và lòng cao thượng.
    • Khát vọng của con người là vô cùng, không có giới hạn.
    • “Con người có thể bị huy diệt chứ không bị đánh bại”.

3. Kết bài

  • Cuộc chiến đấu và chinh phục được cá kiếm thể hiện tài nghệ, ý chí và nghị lực của ông lão Xan-chi-a-go, đồng thời thể hiện những nghị lực của nhân dân lao động, họ sống vì ngày mai, vì tương lai tươi đẹp.
  • Gợi mở vấn đề

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích hình tượng ông già trong truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê

Gợi ý làm bài:

Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961), nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện đại Mĩ. Tác phẩm Ông già và biển cả (1952) là một trong những tác phẩm có độ phổ biến sâu rộng của ông. Truyện kể về hành trình săn đuổi và chinh phục con cá kiếm khổng lồ của một ông già trên biển cả, nhưng cuối cùng con cá khổng lổ ấy lại bị đàn cá mập tấn công, rỉa thịt đến mức chỉ còn bộ xương. Thiên truyện là một ẩn dụ về hình ảnh con người theo đuổi những khát vọng lớn lao, dù cuối cùng thất bại, nhưng vẫn bất khuất không chùn bước.

Bên cạnh đó là một nghệ thuật độc đáo với nguyên tắc kể chuyện “cứ bảy phần của nó chìm cho một phần nổi” - đó chính là “nguyên lí tảng băng trôi” trong kể chuyện do chính Hê-minh-uê đề xuất. Thiên truyện thể hiện rõ nét sức thuyết phục lớn lao của tư tưởng và văn tài của Hê-minh-uê đối với Giải thưởng Nô-ben.

Đoạn trích trong sách giáo khoa nằm ở giữa thiên truyện, diễn tả cảnh ông lão chiến đấu ngoan cường với con cá kiếm và bắt được nó. Cùng với đó là sự gợi mở của “nguyên lí tảng băng trôi”.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Cứ mỗi lần con cá lượn vòng là mỗi lần ông lão phải gắng sức, đến nỗi cảm thấy choáng váng. Sau mỗi lần như thể, ông lão lại tự nhủ: vòng lượn của con cá càng nhiều và thay đổi liên tục chứng tỏ nó khôn ngoan, dũng cảm, kiên cường chống đỡ không kém gì đối thủ. Con cá cố gắng thoát khỏi sự níu kéo quyết liệt của lão ngư phủ. Cả hai bên đều đã kiệt sức nhưng đều cố giành phần thắng về mình.

Suốt hai giờ đồng hồ, ông lão mệt nhoài, người đầm mồ hôi vì cứ phải ra sức kéo sợi dây để cho con cá khỏi quay vòng. Sức lực của ông lão suy kiệt nhanh chóng, ông lao thấy hoa mắt..., mồ hôi xát muối vào mắt lão và xát muối lên vết cắt phía trên mắt và trán.

Đến vòng lượn thứ ba, khi đã thấm mệt, con cá không quật dây nữa và bắt đầu lại lượn vòng chầm chậm... Rồi ông lão nhìn thấy: Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẳm. Nó lại lặn xuống và khi con cá hãy còn mấp mé mặt nước, ông lão có thể nhìn thấy thân hình đồ sộ và những sọc tía trên mình nó. Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng.

Ông lão phân tích tình hình, tìm mọi cách kéo con cá lại gần thuyền và tự động viên: Hãy bình tĩnh và giữ sức, lão già ạ. Kéo đi, tay ơi... Hãy đứng vững, đối chân kia. Hãy tỉnh táo vì tao, đầu à... Nhưng đó cũng là lúc sức cùng lực kiệt: Miệng lão khô khốc không thể nói nổi, hoặc nếu có thì cũng bằng giọng thì thào, yếu ớt. Ý chí, nghị lực của ông lão Xan-ti-a-gô còn thể hiện ở quyết tâm bắt bằng được con cá. Sức lực cạn kiệt nhưng lão vẫn cố gượng dậy để tiếp tục chiến đấu

Ông lão phán đoán, phân tích tình thế rồi đưa ra giải pháp hành động hợp lí, chính xác, đồng thời kiên trì chịu đựng và tin rằng mình sẽ giết được con cá: Chỉ hai ba vòng nữa thôi thì ta sẽ có nó... Tao sẽ tóm mày ở đường lượn... Ta đã di chuyển được nó.

Hình ảnh con cá kiếm ở phần nổi là thành quả của nhiều ngày lao động vất vả trên biển của ông lão Xan-ti-a-gô. Ở phần chìm, nó tượng trưng cho ước mơ, khát vọng lớn lao của con người, là vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Trong quan hệ với con người, thiên nhiên vừa là bạn bè vừa là đối thủ.

Sự khác biệt đó hàm chứa một ý nghĩa sâu xa: Con cá kiếm không chỉ là một con cá do ông lão săn được mà là hình ảnh của ước mơ, lí tưởng mỗi con người theo đuổi trong suốt cuộc đời. Sự khác biệt đó còn gợi cho người đọc suy nghĩ: Phải chăng đó là khoảng cách xa vời giữa ước mơ và hiện thực. Khi ước mơ đã trong tầm tay hoặc đã trở thành hiện thực thì nó không còn giữ được vẻ đẹp đẽ, huy hoàng như trước nữa. Hình ảnh con cá kiếm còn tượng trưng cho khát vọng nghệ thuật và quá trình sáng tạo của nhà văn.

Tác phẩm Ông già và biển cả cũng thể hiện tình cảm yêu mến, khâm phục của nhà văn đối với những con người lao động nghèo khổ. Tác giả muốn chuyển đến người đọc một thông điệp quan trọng: Trong cuộc đấu tranh vật lộn mưu sinh hay đẽ lập chiến công, con người có thể chấp nhận cái chết, nhưng không bao giờ chấp nhận lùi bước. Câu chuyện về ông lão đánh cá già nua, đơn độc nhưng vô cùng dũng cảm đã cổ vũ biết bao người trên thế giới dám dấn thân vào sự nghiệp đấu tranh vì hạnh phúc của nhân loại.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích hình tượng ông già trong truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm: 

 

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE
OFF