OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Phân tích hình tượng nhân vật Hạ Du, một người chiến sĩ Cách mạng kiên trung

12/12/2018 619.24 KB 4338 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20181212/7390914265_20181212_164914.pdf?r=4147
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Phân tích hình tượng nhân vật Hạ Du, một người chiến sĩ cách mạng kiên trung (Thuốc – Lỗ Tấn) mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được nhân vật Hạ Du là một người yêu nước nhưng anh cũng thật cô đơn trước những tư tưởng mê muội đáng thương của số đông dân chúng thời bấy giờ. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một vấn đề, một khía cạnh trong tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức về bài học hơn, các em có thể tham khảo bài giảng Thuốc.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
    • Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc đầu thế kỉ XX: “Trước Lỗ Tấn, chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạc Nhược ). Ông được tôn vinh là linh hồn dân tộc.
    • Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ Tứ (Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ của học sinh, sinh viên Bắc Kinh) bùng nổ.
  • Giới thiệu về nhân vật người anh hùng Hạ Du
    • Một nhân vật không hề nói lời nào nhưng có tác động lớn lao đối với các nhân vật khác và sự phát triển của cốt truyện.

2. Thân bài

  • Nêu tóm tắt ý nghĩa nhan đề Thuốc và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người
    • Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.
  • Phân tích nhân vật Hạ Du
    • Nhân vật Hạ Du không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm mà được giới thiệu thông qua các nhân vật khác và qua thái độ của người kể chuyện.
    • Hạ Du là một người yêu nước, một nhà cách mạng tiên phong, dũng cảm xả thân vì nghĩa lớn.
    • Nhưng anh rất cô đơn, không ai hiểu anh kể cả mẹ anh. Anh đã đổ máu vì quần chúng thế mà họ lại lấy máu anh để tẩm bánh bao chữa bệnh lao.
    • Hạ Du chính là hình ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng Tân Hợi, một cuộc cách mạng góp phần đánh đổ chế độ phong kiến Trung Quốc nhưng lại xa rời quần chúng nên thất bại. Qua hình tượng Hạ Du, Lỗ Tấn muốn bày tỏ lòng kính trọng với cuộc cách mạng này.
  • Đặc sắc nghệ thuật
    • Cách xây dựng nhân vật cũng rất đặc biệt: không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí chủ yếu mà đặt ở tuyến ngầm phía sau nhân vật đám đông để khắc hoạ chủ đề thức tỉnh quần chúng của truyện.
    • Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba truyền thống nhưng nhiều đoạn đã chuyển điểm nhìn trần thuật sang nhân vật làm cho truyện sinh động và giàu chất trữ tình hơn.

3. Kết bài

  • Qua hình tượng nhân vật Hạ Du, truyện ngắn Thuốc là tiếng nói phê phán quyết liệt sự lạc hậu của quần chúng và mong ước quần chúng sẽ tiến bộ hơn, có cái nhìn đúng đắn hơn về người chiến sĩ cách mạng.
  • Gợi mở vấn đề

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Hạ Du, một người chiến sĩ cách mạng kiên trung (Thuốc – Lỗ Tấn)

Gợi ý làm bài:

Lỗ Tấn đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Hạ Du. Một nhân vật không hề nói lời nào nhưng có tác động lớn lao đối với các nhân vật khác và sự phát triển của cốt truyện.

Hạ Du là người ôm mộng “cải tạo nhân sinh”. Để tìm kiếm con đường cứu nước, Hạ Du sang Nhật để học hỏi công cuộc Duy Tân, rồi gia nhập tổ chức cách mạng. Khi trở về nước, Hạ Du bắt đầu tuyên truyền cách mạng và bị khủng bố, bị tàn sát

Qua đó có thể nhận thấy, Hạ Du là nhà cách mạng tiên phong, có lý tưởng cao đẹp, luôn đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Hạ Du có tính cách dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn nhưng lại rất cô đơn, không ai hiểu được việc làm đến nỗi mẹ anh cũng gào khóc kêu anh chết oan.

Số phận của Hạ Du giống  như những chiến sĩ cách mạng khác cùng thời của mình. Cuộc đời và số phận của Hạ Du  cũng là cuộc đời và số phận của Từ Tích Lân, Thu Cận, những chí sĩ cách mạng yêu nước. Đặc biệt là Thu Cận – nhà nữ cách mạng tiên phong bị bắt và hành hình lúc 32 tuổi. Thu Cận cũng bị hành hình tại Cổ Hiên Đình Khẩu.

Nhà văn đã không chỉ  một lần nhắc đến Thu Cận. Số phận bi thảm của nhà nữ cách mạng này trẻ tuổi này đã khắc sâu trong tâm khảm nhà văn. Nhà văn đã nhắc nhiều đến nữ cách mạng Thu Cận vì Thu Cận là biểu tượng của một lớp thanh niên giác ngộ sớm thời đại bấy giờ.

Hạ Du đã hết mình chiến đấu vì đất nước nhưng dưới con mắt của mọi người (những người đang ngủ mê), anh chẳng khác gì một tên phản loạn. Họ háo hức chờ đợi mua máu anh làm thuốc chữa bệnh. Cả Khang – đao phủ thì giành lấy cái áo của người bị xử chém, bán máu. Cụ ba Hạ thì phát giác cháu để được 25 lạng bạc như một căn bệnh hám tiền, trục lợi. Còn bọn thanh niên thì gọi Hạ Du là thằng quỷ sứ,  “thằng nhãi ranh….làm giặc”, “cái thằng khốn nạn điên rồ”.

Bộ mặt tàn bạo của xã hội phong kiến Trung Quốc. Họ không thấy được cái giá trị, việc làm của Hạ Du. Tác giả phê phán, vạch rõ sự u mê, mù quáng, lạc hậu của quần chúng, những kẻ không có tinh thần dân tộc, tư tưởng mất gốc, lạc hậu về chính trị…Qua dư luận của quần chúng, nhà văn Lỗ Tấn cho ta hiểu nhiều điều gì về các chiễn sĩ cách mạng ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Qua biểu hiện của dư luận và sự ghẻ lạnh của quần chúng cho thấy sự thoát li quần chúng của nhân vật Hạ Du. Hoạt động cách mạng của Hạ Du quá đơn độc theo chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Điều đó thức tỉnh con người rằng nếu các chiến sĩ cách mạng không giác ngộ quần chúng để khi chết không ai hiểu gì về ý nghĩa về việc làm của mình thì mọi lý tưởng cao đẹp cũng trở thành vô nghĩa lí.

Qua hình ảnh nhân vật Hạ Du, tác giả bày tỏ sự kính trọng, cảm phục nhân cách, lòng yêu nước của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du, đồng thời bộc lộ lòng thương cảm sâu xa đến những  chiến sĩ tiên phong của cách mạng Tân Hợi.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Bà Hoa nhìn về mộ con bỗng thấy lòng trống trải. Chi tiết có tác dụng làm nổi bật sự chăm sóc đặc biệt của ai đó trên mộ Hạ Du. Điều đó khiến mẹ Hạ Du suy nghĩ “Hoa không có gốc”. Bà thắc mắc tự hỏi và dần hiểu ra mọi việc và khóc thương xót cho Hạ Du “Oan cho con lắm… cảm thấy nhẹ người đi”. Với hình ảnh vòng hoa trên mộ thể hiện một niềm mơ ước, nguồn an ủi, niềm tin của tác giả vào sự hi sinh của người chiến sĩ cách mạng, không phải mọi người đều hững hờ.

Truyện không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí chủ yếu mà chỉ đặt ở tuyến ngầm phía sau. Điều này có dụng ý khi quần chúng chưa giác ngộ thì máu của người cách mạng đổ ra thật vô nghĩa, không được ai chú ý. Truyện đặt số đông quần chúng chưa được giác ngộ vào vị trí chủ yếu để chỉ rõ ràng, mục đích của tác phẩm vẫn là vạch trần sự đầu độc của tư tưởng phong kiến, nhằm thức tỉnh quần chúng đang mê muội.

Qua hình tượng nhân vật Hạ Du, truyện ngắn Thuốc là tiếng nói phê phán quyết liệt sự lạc hậu của quần chúng và mong ước quần chúng sẽ tiến bộ hơn, có cái nhìn đúng đắn hơn về người chiến sĩ cách mạng.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích hình tượng nhân vật Hạ Du, một người chiến sĩ Cách mạng kiên trung. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm: 

 

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF