OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Phân tích diễn biến tâm lý chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

25/12/2017 956.36 KB 10751 lượt xem 13 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20171225/824348323487_20171225_155329.pdf?r=2982
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em hiểu hơn về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Học 247 mời các em tham khảo bài văn mẫu phân tích diễn biến tâm lý chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ dưới đây. Chúc các em học đoạn trich Tức nước vỡ bờ tốt hơn với tài liệu văn mẫu này.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

sơ đồ tư duy phân tích diễn biến tâm lý chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu đoạn trích Tức nước vỡ bờ và tác giả Ngô Tất Tố
  • Dẫn dắt vào vấn đề: diễn biến tâm lý chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Tác phẩm Tắt đèn
    • Nội dung đoạn trích Tức nước vỡ bờ
    • Nhân vật Chị Dậu trong đoạn trích
  • Phân tích
    • Khi những tên cai lệ đến chị đã có những hành động lo sợ, chị van xin khi những tên lính đó bắt trói anh Dậu và bảo vệ cho anh Dậu.
    • Nhưng khi càng van xin bọn chúng càng quát mắng và có những hành động độc ác hơn, chị đã bảo vệ lấy quyền lợi của chính mình, và cho chồng của mình.
    • Tính mạng của anh Dậu đang bị đe dọa và chị đã van xin, bị bọn nó đánh vào ngực, chị vẫn nhẫn nhịn, khi chúng nó có những hành động độc ác khác chị đã bảo vệ và che chở thì cũng bị bọn nó đánh và mặt cho bốp…
    • Khi những tên lính đó vẫn tới trói anh Dậu thì chị Dậu đã vùng dậy lúc này, chị không còn sợ những tên lính này nữa, chúng tới trói chị đã mạnh mẽ nói: Chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay, những lời nói đó đã thể hiện sự mạnh mẽ của chị Dậu, khi bị bọn chúng dồn tới đường cùng chị đã đấu tranh cho quyền lợi của chồng mình.
    • Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

c. Kết bài

  • Nhận xét, đánh giá về vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và cảm nhận riêng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích diễn biến tâm lý chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Tắt đèn là một “đoản thiên tiểu thuyết” xuất sắc về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.Cùng viết về nỗi khổ cực của người nông dân nhưng Ngô Tất Tố lại chọn một lối đi riêng. Ông muốn lột trần bộ mặt tàn ác của bọn thực dân thông qua chính sách thuế khóa hà khắc ở nông thôn.Tắt đèn sừng sững một tượng đài nông dân - chị Dậu. Đó là một con người quyết chống lại cường quyền gian ác để giữ lấy chính cuộc sống của mình. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” chính là một lần chị phải đấu tranh như thế.

Chị Dậu chạy đôn, chạy đáo bán bòn đủ thức mới đủ suất sưu cho chồng. Vất vả nhưng được tai qua nạn khỏi nghĩ cũng mừng. Vậy mà ngờ đâu suất của chồng vừa mới lo xong lại sinh thêm suất sưu của người chết. Thế là trăm dâu đổ đầu tằm, biết là oan ức mà chẳng thể nào giải được. Lo một suất sưu chị đã “khuynh gia bại sản” nay lại thêm suất nữa, chị Dậu bị đẩy đến đường cùng. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ mở đầu bằng sự thở phào của chị. Anh Dậu sau khi bị đánh liên hồi kỳ trận được bọn chúng thả về. May thay bà láng giềng cho nắm gạo, thế là chị Dậu tất tả nấu cho chồng bát cháo mong cứu cho chồng  ra khỏi cơn nguy khốn. Nhưng đáng thương thay, bát cháo vừa mới kịp đưa lên miệng thì bọn cai lệ ầm ầm xô tới với roi với thước. Trước sự hách dịch và hung ác, chị Dậu nhất nhất chỉ còn biết kêu oan “Hai ông  làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”. Nhưng cái câu nói ấy của chị Dậu có nghĩa gì đâu. Cai lệ trừng trợn trút một hai câu tai ngược “Mày định nói cho mày nghe đấy à? Sưu của Nhà nước mà dám mở mồm xin khất”.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Qua cảnh "Tức nước vỡ bờ", Ngô Tất Tố đã miêu tả tình thế diễn biến tâm lí chị Dậu một cách lô gích. Đó là một tính cách nhất quán. Chị Dậu có thể nhẫn nhục, chịu đựng, nhưng khi đã bị đầy tới chân tường thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Nguyễn Tuân gọi chân dung chị Dậu trong Tắt đèn là "bức chân dung lạc quan", Nguyễn Tuân quả quyết rằng ông đă gặp chị Dậu trong "một đám đông phá kho thóc của Nhật trong những ngày huyện kì tổng khởi nghĩa". Nói như thế là Nguyễn Tuân đã khẳng định tài năng miêu tả nhân vật của Ngô Tất Tố. Dưới ngòỉ bút của Ngô Tất Tố, nhân vật chị Dậu vừa hiện lên sống động giống như người có thật, vừa thể hiện được quy luật tất yếu của đời sống. Cho nên, chị Dậu của Tất Tố có khả năng bước ra khỏi trang văn để đến với cuộc đời và sống mãi trong đời sống tinh thần của chúng ta.

Học 247 tin rằng, tài liệu trên đã hỗ trợ các em ôn tập, củng cố những nội dung quan trọng có liên quan đến nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay trong kho tàng văn mẫu của các em.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

ADMICRO
NONE
OFF