OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Phân tích chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố

22/07/2017 994.36 KB 17026 lượt xem 39 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20170722/55515288459_20170722_203235.pdf?r=5984
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Chị Dậu là một trong những hình tượng văn học đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Ở chị, ta tìm thấy những nét tính cách đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam. Ở chị, ta còn tìm thấy những nét tính cách độc đáo và thú vị, sức mạnh của sự yêu thương trỗi dậy mãnh liệt đã cho ta thấy trong chị tính cách mạnh mẽ, sức sống tiềm tàng, vùng lên, đấu tranh mãnh liệt. Để hiểu hơn về nhân vật chị Dậu, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu dưới đây.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật chị Dậu

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố và đoạn trích Tức nước vỡ bờ
  • Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề: Nhân vật chị Dậu

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Tác phẩm Tắt Đèn
    • Nội dung đoạn trích Tức nước vỡ bờ
  • Phân tích nhân vật chị Dậu
    • Hết lòng thương yêu chăm sóc chồng.
      • Anh Dậu bị chúng đánh đập ngất xỉu và trả cho chị Dậu, được hàng xóm cứu giúp, anh Dậu tỉnh lại.
      • Chị nấu cháo dỗ dành chồng ăn cho lại sức, cử chỉ lời nói âu yếm, thiết tha.
    • Nhẫn nhục chịu đựng van xin tha cho chồng:
      • Dậu vừa kề bát cháo vào miệng, bọn cai lệ người nhà Lí trưởng đến bắt, sợ quá anh lăn đùng ra.
      • Chị xin khất tiền sưu với thái độ van xin tha thiết, lời lẽ khẩn thiết, nhịn nhục.
    • Chị Dậu vùng lên chống trả:
      • Bị cai lệ đánh, chồng sắp bị trói bắt đi, chị phản kháng lại bằng lí lẽ và thách thức, cách xưng hô thay đổi: ông - cháu, ông - tôi và cuối cùng: mày - bà.
      • Đánh ngã tên cai lệ và người nhà Lí trưởng bằng sức mạnh của lòng căm thù.
      • Trong cuộc đời nhiều lần chị phải chống trả lại thế lực đen tối của xã hội, đây là lần đấu tranh quyết hệt ngoan cường nhất của chị.
  • Nhận xét:
    • Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hình tượng nhân vật chị Dậu hiện lên với những nét tính cách, phẩm chất tiêu biểu cho người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến bị áp bức nặng nề. Trong xã hội ấy, quyền được sống đúng nghĩa của con người bị xâm phạm và tước đoạt, và người nông dân đã vùng lên phản kháng, đấu tranh khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ.
    • Hình tượng nhân vật chị Dậu với những nét tính cách, nhân phẩm sáng ngời tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam

c. Kết bài

  • Nhận xét, đánh giá về nhân vật Chị Dậu qua đoạn trích
  • Mở rộng vấn đề bằng cách nhìn nhận và liên tưởng của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố

Gợi ý làm bài

Tác giả Ngô Tất Tố là nhà văn của những người nông dân. Ông là nhà văn xuất sắc, tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước cách mạng tháng Tám. Nói đến Tắt đèn là chúng ta nhớ đến nhân vật chị Dậu. Chị là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương yêu chồng con, dũng cảm chống lại cường hào.

Với đoạn trích Tức nước vỡ bờ, ông đã phản ánh lại cảnh thu thuế của xã hội ngày xưa đồng thời qua đó ông muốn lên án, phê phán chế độ thực dân nửa phong kiến bất công vô nhân đạo. Cảnh Tức nước vỡ bờ đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật chị Dậu – một người phụ nữ điển hình biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.

Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị phải bán chó, bán khoai và đứt ruột bán đứa con bảy tuổi để đủ tiền nộp sưu cho chồng. Tưởng mọi chuyện đã xong và anh Dậu được về nhà nhưng bọn chúng lại còn bắt chị nộp thêm tiền sưu cho chú em chồng đã chết. Còn anh Dậu bị ốm, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu như cái xác chết. Bọn cường hào cho người vác anh Dậu về trả lại cho chị Dậu. Đau khổ, tai họa chồng chất, đè nặng lên người chị làm cho chị khốn đốn vô cùng.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Ngô Tất Tố đã hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận lý trưởng một bài học đích đáng, ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội có áp bức, có đấu tranh.

Ngô Tất Tố đã miêu tả một cách rất chân thực, đã xây dựng một đoạn văn như một màn kịch vừa có bi vừa có hài. Cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại nhuần nhuyễn, hợp lý, sử dụng lời ăn tiếng nói rất bình dị của đời sống hàng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng để thể hiện tính cách của mình. Ông đã thành công trong việc khắc họa nhân vật điển hình: chị Dậu – một người phụ nữ cần cù, chịu khó và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, mang những vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Trên đây là tài liệu phân tích nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Học 247 mong rằng qua tài liệu các em sẽ có thêm những kiến thức cần thiết, nắm vững những kiến thức trọng tâm khi phân tích nhân vật chị Dậu cũng như có thêm những hiểu biết thú vị về nhân vật này. Chúc các em có thêm một tài liệu tham khảo hay và thú vị.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

ADMICRO
NONE
OFF