OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Ôn tập về Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang điện môn Vật Lý 11 năm 2021

11/04/2021 593.37 KB 430 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210411/228539122639_20210411_143324.pdf?r=17
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Chuyên đề Ôn tập về Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang điện môn Vật Lý 11 năm 2021 dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng đã học, qua đó giúp các em có thể tự luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt kiến thức, chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

ÔN TẬP LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN DÂY DẪN MANG ĐIỆN

 

A. ÔN TẬP LÝ THUYẾT

Phương, chiều và độ lớn của lực từ tác dụng lên dẫn mang điện

1. Phương :  Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dòng điện v cảm ứng tại điểm khảo sát

2. Chiều lực từ : Quy tắc bàn tay trái

Đặt bàn tay trái duỗi thẳng để các đường cảm ứng từ xuyên vô lòng bàn tay và chiều từ cổ tay đến ngón tay trùng với chiều dòng điện. Khi đầu ngón tay cái chuỗi ra 90o sẽ chỉ chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn.

3. Độ lớn (Định luật Am-pe).  Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện cường độ I, có chiều l hợp với từ trường đều một góc α : 

  \(F = BI\ell \sin \alpha \)

      B: Độ lớn của cảm ứng từ . Trong hệ SI, đơn vị của cảm ứng từ là tesla, kí hiệu là T.

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1/ Từ trường đều l từ trường mà các đường sức từ là các đường

A. thẳng.          

B. song song.                

C. thẳng song song.

D. thẳng song song và cách đều nhau.

2/ Nhận xét nào sau đây không đúng về cảm ứng từ?

A. Đặc trưng cho từ trường về phương diện tc dụng lực từ;

B. Phụ thuộc vo chiều dài đoạn dy dẫn mang dịng điện;

C. Trùng với hướng của từ trường;            

D. Có đơn vị là Tesla.

3/ Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn khơng phụ thuộc trực tiếp vào

A. độ lớn cảm ứng từ.                                     

B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.

C. chiều di dây dẫn mang dòng điện.     

D. điện trở dây dẫn.

4/ Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện  không có đặc điểm nào sau đây?

A. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện;                                         

B. Vuơng góc với véc tơ cảm ứng từ;

C. Vuơng góc với mặt phẳng chứa véc tờ cảm ứng từ và dòng điện;    

D. Song song với các đường sức từ.

5/ Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều

A. từ trái sang phải.    

B. từ trên xuống dưới.            

C. từ trong ra ngòai.       

D. từ ngòai vô trong.

6/ Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ trong ra ngòai. Nếu dây dẫn chịu lực từ tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới  thì cảm ứng từ có chiều

A. từ phải sang trái.            

B. từ trái sang phải.                

C. từ trên xuống dưới.      

D. từ dưới lên trên.

7/ Nếu lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại vị trí đặt đoạn dây đó:

A. vẫn không đổi.         

B. tăng 2 lần.                          

C. tăng 2 lần.          

D. giảm 2 lần.

8/ Khi độ lớn cảm ứng từ và cường độ dđiện qua dây dẫn tăng 2 lần thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn

A. Không đổi.          B. Tăng 2 lần.             

C. Tăng 4 lần.         D. Giảm 2 lần.

9/ Đoạn dây dẫn thẳng đứng trên đó có dđ chạy qua có chiều hướng lên trong từ trường đều có các đường cảm ứng từ nằm ngang hướng ra ngoài. Lực từ td lên đoạn dây có:     

A. Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.               

B. Phương ngang, chiều hướng từ trái sang phải.

C. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên.                    

D. Phương ngang. Chiều hướng từ phải sang trái.

10/ Đoạn dây dẫn thẳng đứng trên đó có dđ chạy qua có chiều hướng lên trong từ trường đều có các đường cảm ứng từ nằm ngang hướng từ trái sang phải. Lực từ td lên đoạn dây có:

A. Phương ngang. Chiều hướng ra ngoài.         

B. Phương ngang, chiều hướng vào trong.

C. Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.     

D. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên.

11/ Đặc trưng cho từ trường tại 1 điểm là :

A. Vectơ cảm ứng từ tại điểm đó.                                                      

B. Đừơng cảm ứng từ đi qua điểm đó.

C. Lực td lên 1 đoạn dây nhỏ có dòng điện đặt tại điểm đó.          

D. Hướng của nam châm thử đặt tại đó.

12/ Đoạn dây dẫn nằm ngang trên đó có dđ chạy qua theo chiều từ phải sang trái  trong từ trường đều có các đường cảm ứng từ thẳng đứng hướng lên. Lực từ td lên đoạn dây có:

A. Phướng thẳng đứng, chiều hướng xuống.      

B. Phương ngang, chiều hướng vào trong.

C. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên.           

D. Phương ngang. Chiều hướng ra ngoài.

13/ Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực tác dụng vào dòng điện sẽ

không thay đổi khi:

A. Đổi chiều cảm ứng từ.                    

B. Đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ.  

C. Đổi chiều dòng điện.                      

D. Quay dòng điện một góc 900 xung quanh đường sức từ.            

14/ Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang hướng vào đặt trong từ trường có các đường sức từ  thẳng

đứng từ trên xuống . Lực tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều

A. Nằm ngang hướng từ phải sang trái.              

B.Thẳng đứng hướng từ dưới lên.         

C. Thẳng đứng hướng từ trên xuống.                       

D. Nằm ngang hướng từ trái sang phải.

15/ Đoạn dây dẫn nằm ngang trên đó có dđ chạy qua theo chiều từ trái sang phải trong từ trường đều có các

đường cảm ứng từ thẳng đứng hướng lên. Lực từ td lên đoạn dây có:

A. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên.              

B. Phương ngang. Chiều hướng vào trong.

C. Phướng thẳng đứng, chiều hướng xuống.         

D. Phương ngang, chiều hướng ra ngoài.

16/ Đoạn dây dẫn nằm ngang trên đó có dđ chạy qua theo chiều từ trái sang phải trong từ trường đều có các đường cảm ứng từ nằm ngang hướng ra ngoài. Lực từ td lên đoạn dây có:        

A. Phương ngang, chiều hướng ra ngoài.                

B. Phương ngang. Chiều hướng vào trong.     

C. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên.                

D. Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.

17/ Chọn câu sai: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn AB có dđ chạy qua đặt vuông góc với từ trường sẽ thay đổi khi:

A. Dòng điện đổi chiều.                                             

B. Cường độ dđ thay đổi.

C. Dòng điện và từ trường đồng thời đổi chiều.        

D. Từ trường đổi chiều.

18/ Đặt bàn tay trái sao cho các đường cảm ứng từ xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay là chiều dđ, khi đó chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện:     

A. Ngược chiều từ cổ tay đến ngón tay.                

B. Cùng chiều với đường sức từ.

C. Ngược chiều của ngón cái choải ra 900.                

D. Là chiều của ngón cái choải ra 900.

19/ Chọn câu sai. Từ trường đều là từ trường có:  

A. Các đường sức song song và cách đều nhau.           

B. Cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.       

C. đều B và A đều đúng.                                             

D. Lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.

20/ Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều 

A. Từ ngoài vào trong.      

B. Từ trong ra ngoài.              

C. Từ trái sang phải.         

D. Từ trên xuống dưới.

...

-(Nội dung đề và đáp án từ câu 21-52 của phần bài tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Ôn tập về Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang điện môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF