OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Ôn tập học kì I Vật lý 10 có video hướng dẫn

06/12/2017 922.81 KB 2176 lượt xem 20 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20171206/125364221584_20171206_111331.pdf?r=2707
ADMICRO/
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập Hoc kì 1 môn Vật Lý lớp 10 tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học, cùng với đó là Video hướng dẫn ôn tập của thầy Thân Thanh Sang nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !

 

 
 

ÔN TẬP LÝ 10 – HỌC KÌ I

 

Để ôn tập lại các kiến thức tốt hơn, mời các em cùng xem Video Hướng dẫn ôn tập Học kì I Lý 10 của thầy Thân Thanh Sang hoặc trực tiếp làm bài thi online tại Đề thi trắc nghiệm học kì I Vật lý 10 để đạt được kết quả tốt nhất các em nhé! smiley

 

Câu 1: Chuyển động thẳng đều, đặc điểm của CĐTĐ, đồ thị và công thức ?

  • Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó chất điểm có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường

  • Đặc điểm : Quãng đường đi được tỷ lệ thuận với thời gian chuyển động

  • Công thức :   \({s = vt \Rightarrow v = \frac{s}{t}}\)

  • Phương trình chuyển động :  \({x = {x_0} + vt}\) (Phương trình bậc nhất theo t)

  • Đồ thị : là đường biểu diễn sự phụ thuộc của tọa độ x theo thời gian t: Có dạng là đường thẳng

  • Vẽ đồ thị trên hệ trục (x,t) :

  • Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều xuất phát từ xo và có dạng một đoạn thẳng xiên góc hướng lên nếu v>0 ; hướng xuống nếu v<0.

Câu 2: Định nghĩa và các công thức của: Chuyển động thẳng nhanh  và chậm dần đều :

  • Chuyển động thẳng nhanh dần đều : Là chuyển động thẳng có vận tốc tức thời tăng dần đều theo thời gian.

  • Chuyển động thẳng chậm dần đều : Là chuyển động thẳng có vận tốc tức thời giảm dần đều theo thời gian.

  • Các công thức:

    • Vận tốc : \(v = at + {v_0}\)

    • Quãng đường : \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\)

    • Công thức liên hệ : \({v^2} - v_0^2 = 2as\)

    • Phương trình chuyển động :  \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\)  (Phương trình bậc II theo t)

Chú ý:       

\(a.v > 0 \Rightarrow \) Chuyển động thẳng nhanh dần đều          

\(a.v < 0 \Rightarrow \) Chuyển động thẳng chậm dần đều

Câu 3: Gia tốc chuyển động thẳng nhanh – chậm dần đều và chiều vectơ gia tốc của các chuyển động này có đặc điểm gì?

  • Gia tốc : Là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến đổi nhanh chậm của vận tốc

  • Công thức : \({a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}}}\)

    • Vectơ gia tốc : Gia tốc là 1 vectơ có :

  • Gốc ở vật chuyển động

  • Hướng: trùng với hướng của vectơ vận tốc nếu chuyển động nhanh dần đều hay ngược hướng với vectơ vận tốc nếu chuyển động chậm dần đều.

  • Độ dài tỉ lệ với một độ lớn của gia tốc theo 1 tỷ xích nào đó.

  • Đơn vị của gia tốc là m/s2

Câu 4: Thế nào là sự rơi tự do? Đặc điểm của sự rơi tự do? Trong trường hợp nào các vật rơi tự do với cùng một gia tốc?

  • Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực P.(nếu rơi trong không khí thì lực cản của không khí phải không đáng kể).

  • Đặc điểm :

    • Phương thẳng đứng

    • Chiều từ trên hướng xuống dưới

    • Là chuyển động thẳng nhanh dần đều

  • Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g (Các vật có độ cao như nhau thì rơi tự do có gia tốc như nhau)

  • Càng về địa cực gia tốc rơi tự do g lớn, ở xích đạo gia tốc g nhỏ. Độ cao càng tăng thì gia tốc rơi tự do càng giảm.

Câu 5: Định nghĩa chuyển động tròn đều. Thế nào là tốc độ góc? Nêu đặc điểm của vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của chuyển động tròn đều. Viết công thức liên hệ giữa chu kì và tốc độ góc, chu kỳ và tần số

  • Chuyển động tròn đều là chuyển động đều có quỹ đạo là một đường tròn & tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.

  • Tốc độ góc là đại lượng đo bằng góc mà bán kính nối vật với tâm quét được trong một đơn vị thời gian. Ký hiệu w, đơn vị là rad/s.

  • Vectơ vận tốc của cđ tròn đều luôn có phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo và có độ lớn không đổi.

  • Gia tốc hướng tâm : hướng của gia tốc cđ tròn đều luôn hướng vào tâm quỹ đạo

  • Độ lớn :  \({{a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = r{\omega ^2}}\) ; r(m) là bán kính quỹ đạo.

    • Chu kỳ T : là khoảng thời gian để chất điểm đi được một vòng quỹ đạo

  • Công thức : \({T = \frac{{2\pi }}{\omega }}\)

  • Đơn vị : giây (s)

    • Tần số f : là số vòng mà chất điểm đi được trong 1 đơn vị thời gian

  • Công thức : \({f = \frac{1}{T}}\)   Đơn vị : vòng/giây = Hz

    • Công thức liên hệ : \({v = r\omega  = r.\frac{{2\pi }}{T} = r.2\pi f}\)

Câu 6: Nêu định nghĩa lực và điều kiện cân bằng của một chất điểm. Tổng hợp lực là gì? Nêu quy tắc hình bình hành :

  • Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm vật bị biến dạng.

  • Điều kiện cân bằng lực của chất điểm là : Muốn cho chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không.

\({\vec F = {{\vec F}_1} + {{\vec F}_2} + ... + {{\vec F}_n} = \vec 0}\)

  • Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như cac lực ấy

  • Quy tắc hình bình hành : Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng.

Câu 7: Định luật I, II, III Newton. Nêu đặc điểm của cặp “lực và phản lực” :

  • Định luật I Newton : Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục cđ thẳng đều.

\({\vec F = \vec 0 \Rightarrow \vec a = 0}\)

  • Định luật II Newton : Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỷ lệ thuận với độ lớn của lực và tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật.

\({\vec a = \frac{{\vec F}}{m}}\)  ⇒  \({\vec F = m.\vec a}\)

  • Định luật III Newton : Trong mọi tường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

\({{{\vec F}_{AB}} =  - {{\vec F}_{BA}}}\)

  • Lực và Phản lực : Trong tương tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực

  • Xuất hiện và biến mất đồng thời

  • Cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều (gọi là hai lực trực đối)

  • Không cân bằng nhau (do đặt vào 2 vật khác nhau)

Câu 8: Quán tính là gì? Nêu định nghĩa và tính chất của khối lượng.

  • Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

  • Khối lượng lả đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

  • Khối lượng là đại lượng vô hướng , dương

  • Khối lượng có tính chất cộng

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung ôn tập cuối học kỳ 1 môn Vật Lý lớp 10 năm học 2017- 2018.

Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi học kì sắp tới.

Các em quan tâm có thể xem thêm các tài  liệu tham khảo cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt và có một mùa thi đạt nhiều thành công!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF