OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp Sinh học 11

23/12/2020 1006.99 KB 396 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201223/595844719153_20201223_142119.pdf?r=856
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về những nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp Sinh học 11. Mời các em cùng tham khảo

 

 
 

CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP

A. Lý thuyết

I. Nồng độ CO2

- CO2 trong không khí là nguồn cung cấp cacbon cho quang hợp.

- Điểm bù CO2 : nồng độ CO2 để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

- Điểm bão hòa CO2: nồng độ CO2 để cường độ quang hợp đạt cao nhất .

II. Cường độ,thành phần quang phổ ánh sáng.

- Ánh sáng là yếu tố cơ bản để tiến hành quang hợp và ánh sáng quan hệ chặt chẽ, trực tiếp với quang hợp.

- Điểm bù ánh sáng: Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp và hô hấp bằng nhau.

- Điểm bão hòa ánh sáng: Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại.

III. Nhiệt độ.

- Hệ số Q10: Chỉ mối quan hệ giữa nhiệt độ với tốc độ phản ứng của pha sáng và pha tối.

- Pha sáng Q10 = 1,1 – 1,4 ; pha tối Q10 = 2 – 3

-  Khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh (thể hiện chủ yếu ở pha tối ).

- Nhiệt độ từ 25 - 35oC là quang hợp mạnh nhất, sau đó giảm.

- Nhóm thực vật C4 và CAM thích ứng với nhiệt độ cao trong quang hợp và sinh trưởng.

IV. Nước

- Nước trong không khí, trong lá, ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước, do đó ảnh hưởng đến hô hấp của lục lạp.

- Ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của lá.

- Ảnh hưởng đến tốc độ quang hợp.

- Giúp điều hòa nhiệt độ của cây.

- Là nguyên liệu tham gia trực tiếp quang hợp.

V. Dinh dưỡng khoáng

- Các nguyên tố khoáng vừa là thành phần cấu trúc của bộ máy quang hợp, vừa tham gia vào các hoạt động của nó.

- Do đó, dinh dưỡng khoáng có vai trò quan trọng và liên quan chặt chẽ với cường độ, hiệu suất quang hợp.

Ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp

Các yếu tố

Ảnh hưởng đến QH

Ánh sáng

Về cả hai mặt:

+ Cường độ QH tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến trị số bảo hoà, trên ngưỡng đó QH giảm.

+ Quang phổ: QH diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím, tia lục TV không QH.

Nhiệt độ

QH tăng theo nhiệt độ đến giá trị đến 25- 30o C, trên ngưỡng đó QH bắt đầu giảm dần.

Nồng độ CO2

QH tỉ lệ thuận với nồng độ CO2 cho đến trị số bảo hoà, trên ngưỡng đó QH giảm.

Nước

Là yếu tố rất quan trọng với QH

+ Là nguyên liệu cho QH.

+ Điều tiết độ mở khí khổng.

Dinh dưỡng khoáng

Ảnh hưởng đến nhiều mặt của quang hợp.

B. Bài tập

Câu 1. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp

A. lớn hơn cường độ hô hấp.

B. cân bằng với cường độ hô hấp.

C. nhỏ hơn cường độ hô hấp.

D. lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.

Câu 2. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp

A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

B. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

C. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.

Câu 3. Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt

A. cực đại.                   B. cực tiểu.                  C. mức trung bình                   D. trên mức trung bình.

Câu 4. Điểm bão hòa CO2 là nồng độ CO2 đạt

A. tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.

B. tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất.

C. tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.

D. tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.

Câu 5. Nồng độ CO2 trong không khí thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp là

A. 0,01%.                    B. 0,02%.                    C. 0,04%.                    D. 0,03%.

Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

Câu 7. Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 đạt

A. tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

B. tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp.

C. tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.

D. tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

Câu 8. Những phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau?

(1) Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

(2) Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.

(3) Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng.

(4) Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

(5) Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường đạt cực đại ở 25 - 35 oC rồi sau đó giảm mạnh.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1) và (4).                           B. (1), (2) và (4).

C. (1), (2), (4) và (5).              D. (1), (2), (3), (4) và (5).

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF