OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Luyện tập quá trình Cảm ứng ở động vật Sinh học 11

31/01/2022 541.13 KB 251 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220131/360211684156_20220131_075808.pdf?r=9381
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin chia sẻ tài liệu Luyện tập quá trình Cảm ứng ở động vật Sinh học 11 trong nội dung bài viết dưới đây. Thông qua nội dung tài liệu, các em sẽ hình dung được thế nào là Cảm ứng ở động vật. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em cần ôn tập kiến thức thật chắc để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

 

 
 

1. Lý thuyết 

  * Khái niệm :

   - Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

   * Cảm ứng ở các nhóm động vật :

   - Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh : Động vật đơn bào là nhóm sinh vật chưa có tổ chức thần kinh. Chúng phản ứng lại các kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh.

   - Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh : Ở động vật có tổ chức thần kinh, các hình thức cảm ứng là các phản xạ.

    + Động vật có hệ thần kinh dạng lưới (ruột khoang) phản ứng lại các kích thích bằng cách co rút toàn thân.

    + Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại các kích thích theo từng bộ phận cơ thể (dưới sự chỉ huy của các hạch cục bộ). Nhờ vậy mà phản xạ diễn ra chính xác hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.

    + Động vật có hệ thần kinh dạng ống nhờ sự phân hoá và chuyên hoá vượt trội trong cấu trúc và chức năng mà phản ứng lại các kích thích của môi trường một cách hiệu quả hơn, đặc biệt là sự xuất hiện của các phản xạ có điều kiện – mốc son đánh dấu sự tiến hoá của động vật có hệ thần kinh dạng ống so với các loài động vật khác. Nhờ sự hình thành và ức chế loại phản xạ này mà con ngươi ngày một thích nghi với môi trường xung quanh.

2. Bài tập

Câu 1: Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch lại có thể trả lời cục bộ (như co một chi) khi bị kích thích ?

Hướng dẫn giải:

    Ở hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, mỗi hạch sẽ như một trung tâm điều khiển cục bộ, đảm nhiệm việc phân tích thông tin và trả lời kích thích ở một vùng nhất định trên cơ thể. Điều này giúp giải thích vì sao khi kích thích một bộ phận, chúng sẽ phản ứng lại bằng việc vận động bộ phận đó chứ không phải co rút toàn thân như ruột khoang hay một số động vật đơn bào.

Câu 2: Phản ứng co toàn thân khi bị kích thích của thuỷ tức có phải là phản xạ không ? Vì sao ?

Hướng dẫn giải:

    Phản ứng co toàn thân của thuỷ tức là một phản xạ vì đây là phản ứng của cơ thể trả lời lại kích thích có sự tham gia của tổ chức thần kinh. Ví dụ : khi bị kim châm, tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích, xung thần kinh xuất hiện sẽ lan nhanh ra khắp mạng lưới thần kinh và truyền đến các tế bào mô bì cơ làm các tế bào này co lại.

Câu 3: So với hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ưu điểm gì ?

Hướng dẫn giải:

   So với hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có một số ưu điểm sau :

   - Xuất hiện trung tâm điều khiển là các hạch thần kinh – bộ phận chuyên hoá với chức năng phân tích, xử lí thông tin thu nhận được nên khả năng trả lời kích thích cũng vì thế mà trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

   - Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau và hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp hoạt động của chúng sẽ được tăng cường.

   - Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.

Câu 4: Vì sao nói phản xạ co ngón tay khi bị kim châm là phản xạ không điều kiện ?

Hướng dẫn giải:

    Nói phản xạ co ngón tay khi bị kim châm là phản xạ không điều kiện vì đây là phản xạ không có sự tham gia xử lí của vỏ não, có tính di truyền, sinh ra đã có, đặc trưng cho loài và rất bền vững theo thời gian.

Câu 5: Hãy phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

Hướng dẫn giải:

Chỉ tiêu so sánh

Phản xạ có điều kiện

Phản xạ không điều kiện

Tính chất

- Dễ bị mất đi nếu không thường xuyên lặp lại.

- Không di truyền, mang tính chất cá thể.

- Số lượng không hạn định.

- Trả lời các kích thích bất kì được kết hợp với kích thích không điều kiện.

- Bền vững theo thời gian.

- Di truyền, mang tính chất chủng loại.

- Số lượng hạn chế.

- Chỉ trả lời những kích thích tương ứng (kích thích không điều kiện).

Trung ương điều khiển

Có sự tham gia của vỏ não

Trung ương là trụ não và tuỷ sống

Câu 6: Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và hệ thần kinh dạng ống.

Hướng dẫn giải:

   - Hệ thần kinh dạng lưới được cấu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác khắp cơ thể và liên hệ với nhau bởi các sợi thần kinh.

   - Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành từ nhiều tế bào thần kinh. Các tế bào này tập hợp lại thành các hạch nằm dọc theo chiều dài của cơ thể, nối giữa các hạch là hệ thống dây thần kinh.

   - Hệ thần kinh dạng ống hình thành nhờ số lượng rất lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại thành một ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể, các tế bào thần kinh tập trung ở phía đầu hình thành nên não bộ. Đây là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Luyện tập quá trình Cảm ứng ở động vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF