OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Lập dàn ý tả chiếc thước kẻ của em - Văn mẫu lớp 4

25/05/2021 976.55 KB 511 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210525/420314066117_20210525_173840.pdf?r=7237
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Lập dàn ý tả chiếc thước kẻ của em dưới đây nhằm giúp các em có kĩ năng lập dàn ý thật chi tiết trước khi tiến hành viết một bài văn tả về một đồ vật cụ thể nào đó. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

 
 

Đề bài: Em hãy lập dàn ý tả về chiếc thước kẻ của em.

Gợi ý làm bài:

1. Dàn ý số 1

a. Mở bài:

- Giới thiệu chung về chiếc thước:

  • Chiếc thước đó được ai mua hoặc tặng, nhân dịp nào?
  • Chiếc thước đó đã được sử dụng bao lâu rồi?

b. Thân bài:

- Miêu tả khái quát chiếc thước kẻ:

  • Đó là kiểu thước gì? (thước cứng, thước dẻo, thước đôi…)
  • Độ dài, hình dáng, kích thước của chiếc thước
  • Chất liệu, độ bền của chiếc thước

- Miêu tả chi tiết chiếc thước kẻ:

  • Vết đánh dấu, chia độ dài của thước
  • Những họa tiết, hình vẽ trang trí trên thước
  • Tên thước, nhà sản xuất

- Cách sử dụng, công dụng của chiếc thước

  • Trong học tập (kẻ hình, gạch bài, gạch chân từ quan trọng…)
  • Trong vui chơi (xếp hình, gõ nhạc…)

- Kỉ niệm của em với chiếc thước kẻ (ví dụ: trong giờ kiểm tra, trong một lần làm toán…)

c. Kết bài:

- Tình cảm của em dành cho chiếc thước kẻ

- Những quyết tâm trong học tập cùng chiếc thước trong tương lai

2. Dàn ý số 2

a. Mở bài:

- Giới thiệu chung về chiếc thước:

  • Ai là người đã tặng/mua chiếc thước kẻ đó cho em? Nhân dịp gì?
  • Em có thích và nâng niu chiếc thước kẻ ấy không?

b. Thân bài:

- Miêu tả chiếc thước:

  • Chất liệu của chiếc thước là gì? Đặc điểm cơ bản của chất liệu đó (cứng, mềm, dẻo…)
  • Màu sắc của chiếc thước đó là gì? Em có yêu thích màu đó không?
  • Chiếc thước có kích thước bao nhiêu? (dài, rộng, bề dày)
  • Các họa tiết trang trí, hình vẽ, tên hãng sản xuất… trên chiếc thước

- Những kỉ niệm của em cùng chiếc thước kẻ:

  • Hằng ngày, em sử dụng chiếc thước kẻ khi nào? Với mục đích gì?
  • Chiếc thước kẻ đã có cùng em một kỉ niệm đặc biệt nào?

c. Kết bài:

- Tình cảm của em dành cho chiếc thước kẻ

- Quyết tâm học tập thật tốt của em cùng chiếc thước.

3. Dàn ý số 3

a. Mở bài:

- Giới thiệu về cái thước.

  • Ai mua hoặc ai tặng? (bạn em tặng)
  • Mua hoặc tặng vào dịp nào? (bạn theo gia đình chuyển đến nơi ở mới).

b. Thân bài:

- Tả bao quát cái thước: Hình dáng: chiều dài? Chiều ngang? (chiều dài 20 cm, chiều ngang mỗi cạnh là l cm).

- Tả chi tiết:

  • Màu sắc của từng mặt thước: (bốn mặt thước được sơn bốn màu khác nhau).
  • Mặt thước trang trí như thế nào? (vạch kẻ đều nhau đánh dấu từng cm).

c. Kết bài:

- Em giữ gìn thước kẻ cẩn thận vì đó là món quà kỉ niệm của bạn.

- Em coi thước kẻ như người bạn thân thiết.

4. Dàn ý số 4

a. Mở bài:

- Giới thiệu về chiếc thước mà em muốn tả. Gợi ý:

  • Chiếc thước kẻ đó em được tặng (mua cho) nhân dịp nào?
  • Trong quá trình sử dụng, em cảm thấy như thế nào về chiếc thước kẻ ấy?

b. Thân bài:

- Miêu tả khái quát chiếc thước kẻ:

  • Thước được làm bằng chất liệu gì? Cảm giác khi cầm, chạm, sờ vào như thế nào?
  • Thước có hình gì? Chiều dài, chiều rộng, bề dày là bao nhiêu?
  • Màu sắc chủ đạo của thước là gì? Đó có phải là màu mà em yêu thích không?

- Miêu tả chi tiết chiếc thước kẻ:

  • Các vạch chia độ dài của thước màu gì? Được đánh dấu như thế nào?
  • Phần họa tiết trang trí của thước gồm những gì? Màu sắc, kiểu dáng ra sao? Em có thích những họa tiết đấy không?

- Công dụng của thước: Em dùng thước để làm gì?

c. Kết bài:

- Em đã làm gì để bảo vệ chiếc thước luôn sạch sẽ và mới

- Tình cảm của em dành cho chiếc thước.

------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

ADMICRO
NONE
OFF