OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Kể một chuyện vui sinh hoạt (như nhận lầm, nhát gan,...)

14/12/2021 993.05 KB 349 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211214/101839534337_20211214_160021.pdf?r=6872
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bài văn mẫu Kể một chuyện vui sinh hoạt (như nhận lầm, nhát gan,...) dưới đây là một chủ đề rất quen thuộc trong phân môn Tập làm văn lớp 6, nhằm giúp các em học sinh biết cách viết bài văn kể lại câu chuyện hay và sáng tạo nhất Học247 mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu chi tiết dưới đây nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Kể về một người bạn thân thiết.

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

b. Thân bài:

- Kể lại diễn biến của câu chuyện

+ Thời gian địa điểm xảy ra câu chuyện?

+ Tình huống đáng cười trong câu chuyện là gì?

+ Câu chuyện kết thúc ra sao?

- Em rút ra được điều gì từ câu chuyện đó?

c. Kết bài: 

- Ấn tượng mà câu chuyện để lại trong em là gì?

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy kể về một chuyện vui sinh hoạt mà em ấn tượng nhất dưới dạng một bài văn ngắn.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Trên đầu gối của em có một vết sẹo nhỏ do vấp ngã từ hồi còn bé. Vết sẹo đó mang theo một câu chuyện dở khóc dở cười về tuổi thơ nghịch ngợm của em.

Hồi ấy, em mới học lớp 2. Cứ được nghỉ, là em lại cùng các bạn trong xóm chạy đi khắp nơi để rong chơi. Đặc biệt, lúc đó em rất thích một trò chơi đó là trêu những chú chó bị xích trong nhà hàng xóm. Ở quê em, hầu như nhà nào cũng nuôi một chú chó, xích gần cổng để giữ nhà. Những đứa trẻ nghịch ngợm như em vô cùng thích thú việc trêu những chú chó sủa ầm lên, rồi khoái chí nhìn nó muốn đuổi theo mà không được. Dù bị mắng rất nhiều lần nhưng em vẫn chẳng chịu bỏ trò chơi này. Mãi đến một lần, như thường lệ, em và các bạn đang đi chơi quanh xóm vào một buổi trưa hè. Chợt em dừng lại trước cửa nhà bác Năm. Ở đó, có một chú chó to đùng đang nằm ngủ. Đó là chú chó to lớn, bệ vệ nhất trong cả làng em. Nghe đâu, nó là giống chó lai được mang về từ Đức. Thế là, em liền nhặt một hòn sỏi nhỏ ném về phía chú chó. Nó quay sang nhìn em, rồi lại nhắm mắt lại. Không cam lòng, em ném liên tiếp nhiều cục đá nhỏ nữa về phía nó. Lần này thì chú cho tức giận thật sự. Nó chồm dậy, gầm gừ liên tục. Rồi chạy thẳng về phía trước. Lúc này, em mới nhận ra là nó không hề được buộc xích. Vô cùng hoảng sợ, em vội lao đầu bỏ chạy, do vội quá, nên em vấp ngã cái oạch xuống đất. Đúng lúc ấy, em nghe tiếng cười phá lên của lũ bạn. Quay đầu nhìn lại, em mới thấy, con chó đang gầm gừ sau cánh cổng chắn giữa vườn và sân nhà của bác Năm. Giây phút đó, hơn cả cơn đau do chảy máu ở đầu gối chính là sự xấu hổ tột cùng trong em. Lúc ấy, em chỉ biết cúi gằm mặt xuống đất. Một lát sau, bác Năm xuất hiện giải cứu em khỏi sự xấu hổ ê chề ấy. Nhìn thấy người lớn, lúc bạn của em liền co chân bỏ chạy, chỉ có em do bị thương ở đầu gối nên không chạy kịp, bị chú Năm bắt được. Chú dẫn em vào nhà, sơ cứu vết thương sạch sẽ rồi dần về nhà. Từ sau lần đó, em bỏ hẳn thói quen trêu chọc các chú chó bị xích trong nhà. Cũng không cùng các bạn lê la khắp làng xóm để chọc phá nữa.

Mỗi lần nhìn xuống vết sẹo ở đầu gối, tình huống trớ trêu hồi ấy lại hiện ra trước mắt, nhắc nhở em không bao giờ được phá phách lung tung nữa.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Vì hoàn cảnh gia đình em phải theo bố mẹ chuyển về thành phố sống. Vậy là mấy năm liền em vẫn chưa có dịp về thăm quê. Đến hè vừa rồi vì đạt giải Toán thành phố nên bố mẹ em thưởng cho em một chuyến về quê. Ngồi trên xe em vô cùng hồi hộp và tự hỏi sau mấy năm xa cách không biết bây giờ quê của em có gì thay đổi không, những người bạn của em ra sao có ai phải bỏ học không. Vì quê em ngày xưa nghèo lắm, rất nhiều bạn chỉ học hết cấp một đã phải bỏ học đi chăn trâu.

Chiếc xe đưa em từ từ rẽ phải, đường vẫn êm ru, em cứ ngỡ vẫn là con đường của phố huyện nhưng bất chợt em nhìn thấy cây đa cổ thụ ở đầu đường. Ôi con đường của quê mình đây mà. Em sung sướng reo lên:

- Bố ơi, đường về quê không còn ổ gà như trước nữa nhỉ.

Bố gật đầu mỉm cười:

- Con đường này làm từ năm ngoái con ạ.

Bất giác tôi nhớ lại cách đây mấy năm, ngày đó mỗi khi trời mưa, người dân làng tôi rất ngại ra phố huyện vì con đường sẽ vô cùng lầy lội, khó đi, có những đoạn phải dắt xe. Đi ra được đến phố thì người đã lấm lem đầy bùn đất. Thế mà bây giờ con đường ấy đã được thay thế bằng một con đường nhựa đen bóng láng. Tôi thấy người và xe qua lại có vẻ đông hơn trước rất nhiều. Từng đoàn xe đạp xe máy nối đuôi nhau, nhìn ai cũng tươi vui hớn hở.

Càng về gần làng tôi càng ngạc nhiên vì sự thay đổi đến bất ngờ. Những ngôi nhà lá năm xưa giờ được thay thế bằng những ngôi nhà ngói sáng sủa đủ màu sắc, đây đó còn có những ngôi nhà hai, ba tầng như ở thành phố. Trong nhà cũng đầy đủ sa lông, tủ tường và trên tường cũng có những chùm đèn đủ màu sắc. Và đằng trước là những sân xi măng sạch bóng phơi đầy lúa. Tôi nhớ trước đây người ta thường phơi lúa bằng sân đất cho nên dù có quét sạch đến mấy thóc vẫn đầy sạn và lúa phơi ở sân đất rất khó khô.

Chiếc xe bon bon đưa tôi về đến tận sân nhà bác trai tôi. Căn nhà lá năm xưa cũng được thay thế bằng ngôi nhà hai tầng đồ sộ.

Nhớ lại cách đây chỉ vài năm, làng tôi vẫn thuần nông nghiệp. Mọi thứ người ta chỉ biết trông vào ruộng lúa, luống rau. Nhìn khắp nơi chỉ thấy những cánh đồng lúa xanh mát thẳng cánh cò bay, mở mắt họ đã ra đồng, cặm cụi làm cho đến khi mặt trời lặn, sương đã vương áo họ mới trở về. Về đến nhà ai nấy lùa vội bát cơm là lên giường ngủ, chẳng biết đến xem phim, nghe ca nhạc là gì. Trẻ con như chúng tôi cũng phải làm, cứ đi học về ăn cơm xong lại theo đàn trâu, đàn bò lên rừng. Tối về chỉ còn xếp sách vở vào cặp là đi ngủ nên chẳng mấy đứa học giỏi. Cuộc sống lúc đó bình yên nhưng nghèo quá.

Nhưng bây giờ, tôi thấy mọi chuyện đã thay đổi, nhà nào cũng có tivi đầu đĩa. Ngay từ đầu xóm người ta đã nghe rộn rã tiếng hát từ những chiếc đài cát xét, từ chiếc đầu đĩa phát ra. Thôn xóm trở nên rộn rã. Và tôi nghe bác tôi kể lại cứ đến mùa bóng đá thì xóm làng càng rộn rã hơn. Trai tráng trong làng tụ tập nhau ngồi xem bóng đá. Họ xem rất vô tư vì không có cá độ như ở thành phố.

Phương tiện đi lại cũng hiện đại hơn trước rất nhiều, trước đây khắp đường làng chỉ thấy toàn xe đạp, vậy mà nay hầu như nhà nào cũng có xe máy để đi lại, có người còn đi xe máy khi ra ngoài đồng làm, họ dựng xe ở trên bờ.

Tôi rất vui khi thấy các bạn của mình đều học lên lớp 6, các bạn ấy cũng rất chú tâm vào chuyện học hành với mơ ước sau này đỗ đại học và được lên thành phố học. Tôi thầm nghĩ: Nếu sau này chúng tôi lại được học đại học cùng nhau thì vui biết mấy…

Quê hương tôi mọi thứ đã đổi thay, trong bóng chiều thướt tha từng đàn trâu no tròn đủng đỉnh về chuồng, đằng xa từng đoàn người gánh lúa về, bước chân thoăn thoắt, tiếng cười nói râm ran.

Phong cảnh ngày càng tươi đẹp hơn khi xen lẫn những cánh đồng xanh bao la, những vườn cây đầy hoa trái là những ngôi nhà xây đủ màu sắc. Xa xa, từng đàn cò trắng bay trong ánh nắng vàng rực rỡ.

Nhìn quê hương đi lên nhanh chóng, tôi cũng thấy rạo rực vô cùng. Tôi chỉ mong học hành thật tốt để nhanh chóng trở về làm giàu đẹp hơn cho quê hương.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE
OFF