OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Hệ thống câu hỏi và bài tập chủ đề Thần kinh và giác quan Sinh học 8 năm 2020

29/12/2020 1005.32 KB 360 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201229/481464338725_20201229_161304.pdf?r=62
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm đáp ứng nhu cầu có thêm tài liệu ôn tập cho học sinh lớp 8 HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Hệ thống câu hỏi và bài tập chủ đề Thần kinh và giác quan Sinh học 8 năm 2020 được biên tập và tổng hợp đầy đủ với các bài tập rèn luyện giúp các em ôn tập. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì kiểm tra sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHỦ ĐỀ THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

SINH HỌC 8 NĂM 2020

 

I. Mức độ nhận biết

Câu 1. Chức năng của rễ tuỷ là gì ?

A.  Rễ trước dẫn truyền rung động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.

B. rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương.

C.  Thực hiện trọn vẹn một cung phản xạ.

D. Rễ trước dẫn truyền rung động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương.Thực hiện trọn vẹn một cung phản xạ.

Câu 2. Mô thần kinh có chức năng :

A. Điều hoà hoạt động của các cơ quan

B. Liên kết cơ thể trong cơ thể với nhau

C. Giúp các cơ quan hoạt động dễ dàng

D. Bảo vệ nâng đỡ cơ thể.

Câu 3. Những nguyên tắc tránh thai là gì?

A. Ngăn trứng chín và rụng

B. Tránh không để tinh trùng gặp trứng

C. Hạn chế giao hợp

D. Chống sự làm tổ của trứng và thụ tinh

Câu 4. Những biện pháp nào sau đây được dùng để bảo vệ tai

A. Dùng vật cứng để ngoáy tai

B. Có biện pháp để chống, giảm tiếng ồn. Giữ vệ sinh mũi, họng

C. ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Câu 5. Chức năng của tiểu não là gì?

A. Điều hoà và phối hợp các cử động phức tạp của cơ thể.

B. Giữ thăng bằng cho cơ thể.

C. Dẫn truyền các xung thần kinh từ tuỷ sống lên bộ não và ngược lại.

D. Giữ thăng bằng cho cơ thể. Điều hoà và phối hợp các cử động phức tạp của cơ thể.

Câu 6. Chất độc có trong khói thuốc lá là:……………………….

A. NO2                                 B. CO, Ni cô tin          C. SO2             D. Ni cô tin

Câu 7. lớp màng ngoài cùng phía  trước của mắt được gọi gì?

A. màng giác            B. màng lưới   C. màng mạch D. màng thần kinh

Câu 8. Ức chế phản xạ có điều kiện là

A. Thay phản xạ cũ bằng phản xạ mới

B. Thay phản xạ cũ không phù hợp bằng phản xạ mới phù hợp hơn

C. Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi

D. Hình thành thói quen tốt đối với con người

Câu 9. Cơ quan phân tích thính giác bao gồm:

A. Các tế bào thụ cảm thính giác

B. Dây thần kinh thính giác

C. Vùng cảm giác ở thuỳ chẩm

D. Tất cả các phương án đều đúng

Câu 10. Đặc điểm chỉ có ở người, không có ở động vật?

A. Cơ nét mặt phát triển

B. Xương mặt lớn hơn xương sọ

C. Lồi cằm không phát triển

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

B

B

D

D

A

C

D

A

 

II. Mức độ thông hiểu

Câu 1. Chất nhày trong mũi có tác dụng gì?

A. Diệt khuẩn          B. Giữ bụi       C. Làm ẩm không khí

Câu 2. Nơ ron vận động còn được gọi là gì?

A. Nơ ron cảm giác                         B. Nơ ron li tâm.

C. Nơ ron trung gian.                       D. Nơ ron liên lạc

Câu 3. Cần tránh nơi có tiếng ồn và tiếng động mạnh vì sao?

A. Tiếng ồn làm ảnh hưởng đến thần kinh

B. Tiếng ồn làm giảm độ đàn hồi của màng nhĩ

C. Có thể làm rách màng nhĩ

D. Tất cả các phương án đều đúng

Câu 4. Hệ thần kinh gồm có hai bộ phận là:

A.Trung ương và phần ngoại biên.

B.Trung ương và dây thần kinh.

C. phần ngoại biên và nơ ron.

D.Nơron và các dây thần kinh.

Câu 5. Chức năng của hệ thần kinh vận động là:

A. Điều khiển và điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh sản.

B. Điều khiển,điều hoà hoạt động của xương,các cơ vân và chi phối các hoạt động có ý thức

C. Chi phối các hoạt động có ý thức.

D.Cả a,b,c.

Câu 6. Hệ thần kinh nào có cấu tạo là các bộ phận:tuỷ sống,trụ não,tiểu não và bán cầu đại não?

A. Hệ thần kinh sinh dưỡng.

B.Hệ thần kinh vận động.

C. Nơron.

D.Tuỷ sống.

Câu 7. Chức năng của nơron là:

A.Cảm ứng.

B.Điều khiển các hoạt động của cơ thể.

C.Trả lời các kích thích.

D.Dẫn truyền xung thần kinh.

E.Chỉ a và d.           

F.Cả a,b,c,d.

Câu 8. Các sợi trục của các nơron tập hợp tạo nên chất gì ở trong trung ương thần kinh?

A.Chất xám.             B.Chất trắng.              C.Tuỷ sống.                D.Não.

Câu 9. Trong trung ương thần kinh,chất xám được cấu tạo từ:

A.Các sợi

B.các tế bào thần kinh.

C.Nơron.

D.Các sợi nhánh và thân nơron.

Câu 10. Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò:

A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan.

B.Phối hợp hoạt động của các cơ quan.

C. Điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

B

D

A

B

B

E

A

D

C

 

III. Mức độ vận dụng thấp.

Câu 1. Vị trí của tuỷ sống nằm ở trong ống xương từ đốt sống cổ nào?

a. Đốt sống cổ I đến hết đốt thắt lưng II.

b.Đốt sống cổ II đến hết đốt thắt lưng I.

c. Đốt sống cổ III đến hết đốt thắt lưng II

d.Cả a,b,c đều sai.

Câu 2. Chức năng của chất xám là gì?

a. Nối các căn cứ thần kinh trong tuỷ sống với nhau.

b. Bảo vệ và nuôi dưỡng tủy sống.

c. Là căn cứ thần kinh của các phản xạ không điều kiện.

d. Dẫn truyền xung thần kinh.

Câu 3. Dây thần kinh của tuỷ sống có số lượng bao nhiêu?

a.21 đôi.                   b.30 đôi.                      c.31 đôi.                               d.35 đôi.

Câu 4. Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào trong tuỷ sống?

a.Chất xám.              b.Chất trắng.               c.Tế bào thần kinh.              d.Cơ quan cảm giác.

Câu 5. Tại sao dây thần kinh tuỷ là dây pha?

a.vì dây thần kinh tuỷ có rễ trước và rễ sau.                      

b.vì dây thần kinh tuỷ bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tuỷ sống qua rễ sau và rễ trước.

c.Vì dây thần kinh tuỷ có 31 đôi bao gồm rễ sau và rễ trước.

d.cả a,b,c.

Câu 6. Rễ sau của dây thần kinh tuỷ có chức năng gì?

a.Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.

b.Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.

c.Dẫn truyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.

d.Cả a,b,c đều sai.

Câu 7. Vị trí của tiểu não nằm ở:

a. Trên bán cầu não.

b. Bộ phận ngoại biên.

c. Sau trụ não dưới bán cầu não.

d. Ngoài các nhân xám.

Câu 8. Bộ phận nào được cấu tạo bởi chất xám và chất trắng?

a.Trụ não.                 b.Đại não.                   c.Tuỷ sống.                          d.Cả a,b,c.

Câu 9. Ở chất xám của trụ não gồm có bao nhiêu đôi dây thần kinh não?

a.10 đôi.                   b.12 đôi.                      c.15 đôi.                      d.17 đôi.

Câu 10. Chức năng của tiểu não là:

a.trung khu của các phản xạ điều hoà.

b.Phối hợp các cử động phức tạp của cơ thể.

c.Giữ thăng bằng cho cơ thể.

d.cả a,b,c  đúng.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

a

c

c

b

b

a

c

d

b

d

 

IV. Mức độ vận dụng cao.

Câu 1. Não trung gian có cấu tạo là:

a.chất xám ở trong,chất trắng tập trung thành các nhân xám.

b.Chất xám tạo thành lớp vỏ bên ngoài chất trắng.                       

c.Chất xám ở trong và chất trắng ở ngoài.

d.Chất xám ở ngoài và chất trắng ở trong.

ĐA : c

Câu 2. Nêu khái niệm phản xạ, cung phản xạ? Thành phần của một cung phản xạ?

TL:

Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến...)

Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố là: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng.

 Câu 3. Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở? 

TL:

Khi hầm xương bò, lợn… chất cốt giao bị phân hủy, vì vậy nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ không còn liên kết bởi cốt giao nên xương bở.

Câu 4. Vì sao tim có thể hoat động suốt đời mà không mệt mỏi ?

TL:

* Vì thực chất tim vẫn có quá trình nghỉ ngơi trong mỗi chu kỳ co dn tim như sau:

+ Tim ở pha dn chung: nghỉ 0,4 giây.

+ Tm nhĩ co: Tm thất nghỉ 0,1 giây

+ Tm thất co : Tm nhĩ nghỉ 0,3 giây

Vậy tm thất nghỉ : 0,1 + 0,4 = 0,5 giây

Tm nhĩ nghỉ : 0,3 + 0,4 = 0,7 giây

⇒ Thời gian nghỉ đủ cho tim phục hồi cho lần co bóp tiếp theo.

* Khối lượng tim chiếm 1/200 khối lượng cơ thể nhưng lượng máu nuôi tim chiếm 1/10 lượng máu nuôi toán bộ cơ thể

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Hệ thống câu hỏi và bài tập chủ đề Thần kinh và giác quan Sinh học 8 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF