OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Giải Sinh 11 SGK nâng cao Chương 1 Bài 3 Trao đổi khoáng và nito ở thực vật

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190623/.pdf?r=1985
ADMICRO/
Banner-Video

 Hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK Sinh 11 nâng cao Chương 1 Bài 3 Trao đổi khoáng và nito ở thực vật được Hoc247 biên soạn với các phương pháp giải bài tập sau SGK cuối bài học theo chương trình SGK Sinh học 11 nâng cao để các em có thể luyện tập sau các giờ học trên lớp với các cách giải bài tập SGK khác nhau. Nội dung chi tiết mời các em xem tại đây.

 

 
 

Bài 1 trang 21 SGK Sinh 11 nâng cao

Các nguyên tố khoáng được hấp thụ từ đất vào cây theo những cách nào? Sự khác nhau giữa các cách đó?

Hướng dẫn giải

Các chất khoáng ở trong đất thường tồn tại dưới dạng hòa tan và phân li thành các ion mang điện tích dương (cation) và ion mang điện tích âm (anion). Chúng được hấp thụ vào cây qua hệ thống rễ là chủ yếu. Có 2 cách hấp thụ các ion khoáng ở rễ là bị động và chủ động.

Hấp thụ thụ động 

Hấp thụ chủ động

Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp

Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao

 

Không tốn năng lượng

Tốn nhiều năng lượng ATP

Có 2 cách: Khuếch tán qua màng sinh chất không dặc hiệu, khuếch tán qua kênh đặc hiệu

Luôn vận chuyển qua kênh đặc hiệu.


Bài 2 trang 21 SGK Sinh 11 nâng cao

Nêu vai trò của các nguyên tố đại lượng: P, K, S?

Hướng dẫn giải

  • Các nguyên tố đa lượng thường đóng vai trò cấu trúc trong tế bào, là thành phần các đại phân tử trong tế bào (prôtêin, lipit, axit nuclêic...). Các nguyên tố đại lượng còn ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo trong chất nguyên sinh như: điện tích bề mặt, độ ngậm nước, độ nhớt và độ bền vững của hệ thống keo. 
    • P: Thành phần của axit nucleic, ATP, cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
    • K: tham gia hoạt hóa enzim, cân bằng nước, cân bằng ion.
    • S: Là thành phần của protein, coenzim.

Bài 3 trang 21 SGK Sinh 11 nâng cao

Nêu vai trò chung của các nguyên tố vi lượng?

Hướng dẫn giải

  • Là thành phần không thể thiếu ở hầu hết các enzim
  • Hoạt hóa cho các enzim.
  • Liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ-kim loại → có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất.
  • Ví dụ, Mg trong phân tử diệp lục, Cu trong xitôcrôm... 

Bài 4 trang 21 SGK Sinh 11 nâng cao

Tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần với một lượng rất nhỏ đối với thực vật?

Hướng dẫn giải

  • Cây chỉ cần một lượng rất nhỏ các nguyên tố vi lượng là vì: Các nguyên tố vi lượng trong cây không tham gia cấu trúc nên các bộ phận cơ thể. Chúng có vai trò quan trọng là hoạt hóa các enzim trong quá trình trao đổi chất. 
  • Mặt khác, một vài nguyên tố vi lượng là kim loại nặng, nếu hàm lượng cao trong tế bào → có thể gây độc, gây bệnh cho cây.

Bài 5 trang 21 SGK Sinh 11 nâng cao

Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và chất khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?

Hướng dẫn giải

  • Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP từ các chất hữu cơ, tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ.
  • ATP và các hợp chất này liên quan chặt chẽ tới quá trình hấp thụ khoáng và nito, đặc biệt trong hấp thụ chủ động. Quá trình vận chuyển chủ động các chất từ đất vào cây cần tiêu hao lượng ATP lớn, hô hấp cung cấp ATP cho quá trình này.

Bài 6 trang 21 SGK Sinh 11 nâng cao

Hãy chọn phương án trải lời đúng. Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+bằng cách nào?

A. Hấp thụ bị động.                          C. Hấp thụ chủ động.

B. Khuếch tán.                                  D. Thẩm thấu.

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Sinh 11 Chương 1 Trao đổi khoáng và nito ở thực vật được trình bày rõ ràng, khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập thật tốt!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF