OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Giải chi tiết Đề thi thử THPT QG 2019 môn Vật lý lần 3 trường THPT Ngô Quyền- Hải Phòng

05/06/2019 899.3 KB 7350 lượt xem 5 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190605/645885132792_20190605_164340.pdf?r=4862
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Giải chi tiết Đề thi thử THPT QG 2019 môn Vật lý lần 3 trường THPT Ngô Quyền- Hải Phòng. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu quan trọng, giúp các em rèn luyện được kĩ năng giải bài tập , chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. 

 

 
 

SỞ GD VÀ ĐT TP HẢI PHÒNG

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 LẦN  3

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề

 

Câu 1: Tia tử ngoại được phát ra rất mạnh từ nguồn nào dưới đây?

A. Lò vi sóng.               B. Lò sưởi điện.            C. Hồ quang điện.         D. Màn hình vô tuyến.

Hướng dẫn

+ Khi các vật có nhiệt độ trên 2000oC thì phát ra tia tử ngoại.

+ Hồ quang điện có nhiệt độ trên 3000oC là một nguồn tử ngoại mạnh; bề mặt Mặt Trời có nhiệt độ khoảng 6000K là nguồn tử ngoài còn mạnh hơn nữa.

+ Nguồn tử ngoại phổ biến trong các phòng thí nghiệm, nhà máy thực phẩm, bệnh viện… là đèn hơi thủy ngân.

Chọn C

Câu 2: Trong thí nghiệm đo gia tốc trọng trường bằng con lắc đơn, ta không cần dùng tới vật hoặc dụng cụ nào nêu dưới đây?

A. Giá đỡ và dây treo.                          B. Vật nặng có kích thước nhỏ.

C. Cân chính xác.                            D. Đồng hồ và thước đo độ dài.

Hướng dẫn

+ Cấu tạo của con lắc đơn: sợi dây nhẹ có chiều dài ℓ và vật nặng có khối lượng m

+ Chu kì dao động của con lắc đơn : \(T = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} \)

            ⇒ Phải dùng A ; B ; D

+ Không cần dùng cân chính xác, vì chu kì con lắc đơn không không phụ thuộc vào m ⇒ Chọn C

Câu 3: Hiện tượng quang điện là hiện tượng làm bật các êlectron ra khỏi bề mặt kim loại khi

A. có va chạm đàn hồi với kim loại.                   B. kim loại bị nung nóng.

C. kim loại bị bức xạ nhiệt.                                D. có ánh sáng thích hợp chiếu vào kim loại.

Hướng dẫn

+ Hiện tượng chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp vào tấm kim loại, làm cho các electron trên bề mặt tấm kim loại bứt ra gọi là hiện tượng quang điện ⇒ Chọn D

Câu 4: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sóng siêu âm có tần số lớn hơn 20000 Hz.  B. Sóng hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz.

C. Đơn vị của mức cường độ âm là W/m2.        D. Sóng âm không truyền được trong chân không.

Hướng dẫn

+ Đơn vị của mức cường độ âm là Ben (B) hoặc Đề-xi-ben  (dB) ⇒ C sai

Chọn C

Câu 5: Gọi tốc độ  truyền sóng điện từ trong không khí là c. Mạch dao động lý tưởng LC có thể phát ra sóng vô tuyến truyền trong không khí với bước sóng là

     A.    \(\lambda  = 2\pi c\sqrt {LC} \)          B.    \(\lambda  = 2\pi c\sqrt {\frac{L}{{{C^2}}}} \)          

C.    \(\lambda  = 2\pi c\frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)         D. \(\lambda  = 2\pi c\sqrt {\frac{C}{L}} \)

Hướng dẫn

+ Sóng điện từ do mạch LC phát ra:  ⇒ Chọn A

Câu 6: Tính chất cơ bản của từ trường là

A. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

B. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.

C. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.

D. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.

Hướng dẫn

+ Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hoặc dòng điện đặt trong nó ⇒ Chọn C

Câu 7: Đối với vật dao động điều hoà, tập hợp ba đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian?

A. Tần số, động năng, vận tốc.                           B. Tần số, biên độ, động năng.

C. Chu kì, biên độ, cơ năng.                               D. Chu kì, tần số, thế năng.

Hướng dẫn

+ Trong dao động điều hòa, biên độ, cơ năng và chu kì không đổi theo thời gian ⇒ Chọn C

Câu 8: Sóng cơ là gì?

A. Là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.

B. Là dao động của mọi điểm trong một môi trường.

C. Là sự truyền chuyển động của các phần tử trong một môi trường.

D. Là dao động lan truyền trong một môi trường.

Hướng dẫn

+ Sóng cơ là những dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất

⇒  Chọn D

Câu 9: Trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm, công thức nào sau đây không đúng?

     A.   \({I_0} = \frac{{{U_0}}}{{{Z_L}}}\)                  B.     \(i = \frac{u}{{{Z_L}}}\)      

C. \(I = \frac{U}{{{Z_L}}}\)              D. \({I_0} = \frac{{U\sqrt 2 }}{{{Z_L}}}\)

Hướng dẫn

+ Mạch chỉ có L hoặc C hoặc có LC thì i vuông pha với u nên:  \({\left( {\frac{i}{{{I_0}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{u}{{{U_0}}}} \right)^2} = 1\)⇒ B sai ⇒ Chọn B

Câu 10: Vật sáng AB đặt vuông góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính khoảng d nhỏ hơn tiêu cự f, qua thấu kính cho ảnh

A. ảo, nhỏ hơn vật.       B. ảo, lớn hơn vật.        C. thật, nhỏ hơn vật.     D. thật, lớn hơn vật.

Hướng dẫn

+ Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}
d' = \frac{{df}}{{d - f}}\\
\left| k \right| = \left| {\frac{{d'}}{d}} \right| = \left| {\frac{f}{{f - d}}} \right|
\end{array} \right.\)

+ Vì vật nằm trong OF nên d < f

⇒ \(\left\{ \begin{array}{l}
d' = \frac{{df}}{{d - f}} < 0\\
\left| k \right| = \left| {\frac{f}{{f - d}}} \right| > 1
\end{array} \right.\) 

⇒ ảnh ảo, lớn hơn vật ⇒ Chọn B

              Kết luận:

+ Nếu 0 < d < f ⇒ ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật

+ Nếu d = f ⇒ ảnh ở vô cùng

+ Nếu f < d < 2f ⇒  ảnh thật, ngược chiều và lớn và ảnh lớn hơn vật

+ Nếu d = 2f ⇒ ảnh thật, ngược chiều và cao bằng vật

+ Nếu d > 2f ⇒  ảnh thật, ngược chiều và ảnh nhỏ hơn vật

Câu 11: Chọn câu sai? Trong phản ứng hạt nhân, có bảo toàn

A. vectơ động lượng.  B. động năng.              

C. năng lượng toàn phần.           D. số nuclon.

Hướng dẫn

+ Trong phản ứng hạt nhân có 4 định luật bảo toàn gồm: số khối A, điện tích, năng lượng toàn phần và động lượng.

   ⇒ B sai ⇒ Chọn B

Câu 12: Trong việc truyền tải điện năng đi xa, để làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải, hiện nay ở Việt Nam thường dùng biện pháp nào dưới đây?

A. Giảm công suất máy phát điện.                    

B. Tăng điện áp trước khi truyền tải.

C. Thay dây dẫn làm bằng vật liệu có điện trở suất nhỏ. 

D. Giảm chiều dài dây dẫn.

Hướng dẫn

+ Vì công suất hao phí trên đường dây là \(\Delta P = {\left( {\frac{P}{{U\cos \varphi }}} \right)^2}R\) nên trong thực tế người ta sử dụng máy tăng áp để giảm hao phí trên đường dây. Khi đến nơi tiêu thụ, người ta dùng máy hạ áp để có điện áp thích hợp rồi đưa vào nơi tiêu thụ

  ⇒ Chọn B

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Giải chi tiết Đề thi thử THPT QG 2019 môn Vật lý lần 3 trường THPT Ngô Quyền- Hải Phòng. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi THPT QG sắp tới.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF