OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9- Sở GD & ĐT tỉnh Cà Mau có đáp án

05/01/2021 546.72 KB 3253 lượt xem 9 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210105/41208897880_20210105_162755.pdf?r=9092
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9- Sở GD & ĐT tỉnh Cà Mau có đáp án dưới đây. Tài liệu gồm các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em ôn tập thật tốt kiến thức, củng cố kỹ năng làm bài tập hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

SỞ GD & ĐT TỈNH CÀ MAU

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC 9

THỜI GIAN: 150 PHÚT

Câu 1. (4,5 điểm)

1. Trình bày phương pháp hóa học để tách lấy từng kim loại ra khỏi hỗn hợp rắn gồm Na2CO3, BaCO3, MgCO3 và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Xác định các chất vô cơ A1, B1, C1, D1, E1, F1 và viết các phản ứng theo sơ đồ sau:

3. Nung hỗn hợp R chứa a gam KClO3 và b gam KMnO4. Sau khi phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn do KClO3 tạo ra bằng khối lượng các chất rắn do KMnO4 tạo ra. Viết các phương trình phản ứng và tính % theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp R.

4. Dung dịch X chứa 0,15 mol H2SO4 và 0,1 mol Al2(SO4)3. Cho V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Thêm tiếp 450 ml dung dịch NaOH 1M vào thì thu được 0,5m gam kết tủa. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng và tính V.

Câu 2. (4,5 điểm)

1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a) Ba(H2PO4)2 + NaOH. b) Mg(HCO3)2+ KOH.   

2. Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng kết thúc, thu được kết tủa M và dung dịch N. Cho Al dư vào dung dịch N thu được khí P và dung dịch Q. Lấy dung dịch Q cho tác dụng với dung dịch K2CO3 thu được kết tủa T. Xác định M, N, P, Q, T và viết các phương trình phản ứng.

3. Cho hơi nước qua cacbon nóng đỏ, thu được 11,2 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm CO, CO2 và H2. Tỉ khối của X so với H2 là 7,8. Tính số mol mỗi khí trong X.

4. Cho 12,9 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al tác dụng với khí clo, nung nóng. Sau một thời gian, thu được 41,3 gam chất rắn B. Cho toàn bộ B tan hết trong dung dịch HCl, thu được dung dịch C và khí H2. Dẫn lượng H2 này qua ống đựng 20 gam CuO nung nóng. Sau một thời gian thu được chất rắn nặng 16,8 gam. Biết chỉ có 80% H2 phản ứng. Viết các phương trình phản ứng và tính số mol mỗi chất trong A.

Câu 3. (5,0 điểm)

1. Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a) Cho lần lượt CO2, Al(NO3)3, NH4NO3 vào 3 cốc chứa dung dịch NaAlO2.

b) Hòa tan hết FexOy trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư. Khí thu được sục vào dung dịch KMnO4.

2. Chỉ dùng chất chỉ thị phenolphtalein, hãy phân biệt các dung dịch riêng biệt chứa NaHSO4, Na2CO3, AlCl3, Fe(NO3)3, NaCl, Ca(NO3)2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

3. Cho 5,2 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,008 lít hỗn hợp hai khí NO và N2O (ở đktc, không còn sản phẩm khử khác). Sau phản ứng khối lượng dung dịch HNO3 tăng thêm 3,78 gam. Viết các phương trình phản ứng và xác định kim loại M.

4. Chia m gam hỗn hợp gồm Al và Cu thành 2 phần. Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 0,3 mol H2. Phần 2 nặng hơn phần 1 là 23,6 gam, tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư, thu được 1,2 mol SO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng và tính m.

Câu 4. (6,0 điểm)

1. Cho các chất sau: rượu etylic, axit axetic, saccarozơ, glucozơ. Chất nào phản ứng với: nước, Ag2O/NH3, axit axetic, CaCO3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Xác định các chất và hoàn thành các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:

3. Hỗn hợp N gồm một ankan (X) và một anken (Y), tỉ khối của N so với H2 bằng 11,25. Đốt cháy hết 0,2 mol N, thu được 0,3 mol CO2. Viết các phương trình phản ứng và xác định X, Y.

4. Hai hợp chất hữu cơ A (RCOOH) và B [R/(OH)2], trong đó R, R/ là các gốc hiđrocacbon mạch hở. Chia 0,1 mol hỗn hợp gồm A và B thành hai phần bằng nhau. Đem phần 1 tác dụng hết với Na, thu được 0,04 mol khí. Đốt cháy hoàn toàn phần 2, thu được 0,14 mol CO2 và 0,15 mol nước.

a) Viết các phương trình phản ứng, xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, B.

b) Nếu đun nóng phần 1 với dung dịch H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa thì thu được m gam một hợp chất hữu cơ, biết hiệu suất phản ứng là 75%. Viết các phương trình phản ứng và tính m.

Cho: H=1; C=12; N=14; O=16; Mg=24; Al=27; Cl=35,5; K=39; Mn=55; Cu=64; Zn=65.

 

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

Câu 1

 

 

 

 

1

- Hòa tan hỗn hợp vào nước dư, thu được dd Na2CO3. Cho dd Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch rồi điện phân nóng chảy, thu được Na.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

2NaCl  2Na + Cl2

- Nung BaCO3, MgCO3 đến khối lượng không đổi, lấy chất rắn thu được cho vào nước dư, lọc chất không tan là MgO, dung dịch thu được chứa Ba(OH)2 đem tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn rồi điện phân nóng chảy, thu được Ba.

BaCO3  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)BaO + CO2

MgCO3  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)MgO + CO2  

BaO+H2O → Ba(OH)2

 Ba(OH)2+2HCl → BaCl2 +2H2O

BaCl2 \(\xrightarrow{{dpnc}}\)Ba+Cl2

- Cho MgO tác dụng với dd HCl dư, cô cạn, điện phân nóng chảy thu được Mg.

MgO + 2HCl →  MgCl2 + H2O

MgCl2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)Mg + Cl2

1,5

 

2

H+ CuO \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)  Cu + H2O

H2O + Na2O → 2NaOH                 

NaOH + HCl → NaCl + H2O

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3 

2NaNO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)2NaNO2 + O2

Có thể chọn chất khác vẫn cho điểm tối đa

1,0

 

3

 KClO3  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)   KCl +  3/2O2 (1)
  a/122,5    a/122,5 
2KMnO4  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)  K2MnO4  +  MnO2 +  O2 (2)
  b/158        0,5b/158      0,5b/158

Ta có:  \(\frac{{a.74,5}}{{122,5}} = \frac{{0,5b.197}}{{158}} + \frac{{0,5b.87}}{{158}} \Rightarrow \frac{a}{b} = 1,478\)

Vậy:  \(\% (m)KCl{O_3} = \frac{{1,478.100}}{{1,478 + 1}}\% = 59,64\% \Rightarrow \% (m)KMn{O_4} = 40,36\% \)

1,0

 

4

Thứ tự phản ứng: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O (1)

             Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4 (2)

     Có thể:   Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (3)

Do tạo 0,5m gam kết tủa < m gam

→ Khi thêm NaOH thì kết tủa đã tan một phần

→ V + 0,45 = 0,15.2 + 0,1.8 – 0,5m/78 (I)

Trường hợp 1: Dùng V lít thì Al2(SO4)3 dư, không có (3)

→ V = 0,3 + 3m/78 (II)

Từ (I, II): m = 7,8 gam Þ V = 0,6 lít

Trường hợp 2: Dùng V lít, kết tủa tan một phần, có (3)

 Điều kiện V> 6.0,1+0,15.2 =0,9 lít

Þ V = 0,15.2 + 0,1.8 – m/78 (III)

Từ (I, III): m = 70,2 gam Þ V = 0,2 lít <0,9 Þ loại

1,0

 

---Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của đề thi các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9- Sở GD & ĐT tỉnh Cà Mau có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt! 

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF