OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT Bắc Lương Sơn

30/11/2020 840.09 KB 1453 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201130/92432749575_20201130_160750.pdf?r=7223
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em Đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 của trường THPT Bắc Lương Sơn có đáp án chi tiết năm 2020. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT BẮC LƯƠNG SƠN

ĐỀ THI HK1

MÔN NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC 2020-2021

 

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Giá trị của thời gian

Một kĩ sư đã tính được rằng với một thanh sắt nặng 5kg, chúng ta có thể làm được những việc sau đây:

Nếu làm đinh sẽ bán được 10USD.

Nếu làm kim may sẽ bán được 300USD.

Còn nếu làm thành những cái lò xo đồng hồ sẽ đem lại 25,000USD.

Mỗi ngày đều cho chúng ta 24 giờ bằng nhau, còn sử dụng những nguyên liệu đó như thế nào, dùng chúng để làm gì là tùy thuộc chúng ta. Thời gian là một trong những thứ hiếm hoi duy nhất mà khi mấy đi rồi chúng ra không thể nào tìm lại được. Tiền bạc mất đi có thể tìm lại được. Ngay cả sức khỏe nếu mất đi cũng có khả năng phục hồi được. Nhưng thời gian sẽ không bao giờ quay bước trở lại.

Không có cụm từ nào tai hại cho bằng ba chữ “Giết – Thời – Gian”. Nhiều người tìm những thú vui, tìm những việc làm chỉ để mong giết thời gian. Thật ra, chúng ta được ban cho thời gian để sử dụng chứ không phải để giết chúng.

(Hạt giống tâm hồn – NXB thành phố Hồ Chí Minh)

Câu 1. Văn bản bàn về vấn đề gì? Tìm 02 thành ngữ hoặc câu nói cùng nội dung (1,0đ)

Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản (0,5đ)

Câu 3. Người viết dùng hình ảnh thanh sắt 5kg, có thể làm đinh, làm kim và làm lò xo đồng hồ để nói điều gì? Hiệu quả của cách nói này? (1,0đ)

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về cụm từ “Giết thời gian”? Anh/chị có đang “giết thời gian” của bản thân không? (0,5đ)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Văn bản ở phần đọc hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về giá trị của thời gian và cách sử dụng chúng? (Viết khoảng 200 chữ)

Câu 2 (5,0 điểm)

Bàn về “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới số 43) của Nguyễn Trãi, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên và đời sống”.

Ý kiến khác lại khẳng định “ “Cảnh ngày hè” chất chứa một tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi: tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân”.

Bằng những hiểu biết về bài thơ, hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về các ý kiến trên.

GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1:

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Văn bản bàn về giá trị của thời gian qua cách sử dụng thời gian của mỗi người.

- Thời gian là vàng là bạc (thành ngữ)

- Đời người có một gang tay/Ai hay ngủ ngày còn một nửa gang (tục ngữ)

- Thời gian là vàng bạc, để thời gian đi tức là hủy hoại mình”

(Domosthenes)

- Trong mọi sự lãng phí, đáng trách nhất là lãng phí thời gian (Vauvenagues)

Câu 2:

Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận

Câu 3:

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Hình ảnh thanh sắt 5kg có thể làm đinh, làm kim và làm lò xo đồng hồ được dùng để nói: Cách sử dụng nguyên liệu như thế nào sẽ tạo nên giá trị tương ứng như thế.

- Cách nói này là hình ảnh so sánh cụ thể, trực tiếp nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách sử dụng quỹ thời gian của mình sao cho có giá trị nhất.

Câu 4:

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Học sinh nêu cách hiểu về cụm từ “Giết thời gian”:

- Lãng phí thời gian.

- Sử dụng thời gian vô bổ, không đem lại lợi ích cho công việc, sức khỏe, học tập…

- Dùng thời gian không hợp lí, giờ nọ việc kia…

Anh/chị có đang “giết thời gian” của bản thân không? Học sinh có thể trả lời: Có/Không. Song phải có kiến giải cụ thể thì mới cho điểm.

II. LÀM VĂN 

Câu 1:

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.

Cách giải:

- Viết đúng hình thức đoạn văn, không sai lỗi diễn đạt, từ ngữ, ngữ pháp.

- Phải có dẫn chứng cho lập luận.

- Đoạn văn có thể có các ý sau

+ Thời gian là sự vận động, phát triển liên tục, không ngừng trong tự nhiên.

+ Giá trị của thời gian chính là việc con người tạo ra những tài sản quý báu về vật chất và tinh thần trong một khoảng nhất định.

+ Cách sử dụng thời gian hiệu quả là trong khoảng thời gian ngắn nhất làm ra được giá trị vật chất hoặc tinh thần có ý nghĩa nhất.

+ Có nhiều cách sử dụng thời gian:

  • Tích cực: Làm việc có mục đích, luôn phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả, chủ động sắp xếp thời gian hợp lí giữa lao động và nghỉ ngơi, vật chất và tinh thần.

  • Tiêu cực: sống không có mục đích, ý lại, đam mê thú vui vô bổ…

+ Bài học: Phải ý thức được giá trị và cách sử dụng thời gian, có tinh thần tự giác, chủ động phấn đấu, biết kiềm chế trước những cám dỗ… để thời gian thực sự không trôi đi vô nghĩa.

Câu 2:

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải:

1. Nêu được vấn đề cần nghị luận: 

a. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ

b. Phân tích – chứng minh:

“Bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên và đời sống”

- Bức tranh thiên nhiên sống động của mùa hè nơi thôn dã bằng nhiều giác quan:

+ Thị giác.

+ Khứu giác.

+ Thính giác.

+ Cảm giác.

c. Đánh giá về vấn đề cần nghị luận:

- Hai ý kiến đều góp phần làm rõ vẻ đẹp bài thơ “Cảnh ngày hè”:

d. Khái quát chung: Về bài thơ "Cảnh ngày hè"

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT Bắc Lương Sơn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF