OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi HK1 môn Công nghệ 8 Cánh diều năm 2023-2024 trường THCS Nguyễn Khuyến

15/12/2023 132.01 KB 163 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231215/373197243015_20231215_103658.pdf?r=6023
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Đề thi HK1 môn Công nghệ 8 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Nguyễn Khuyến. Đề thi bao gồm các câu trắc nghiệm và tự luận. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi HK1 sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

NĂM HỌC: 2023-2024

MÔN THI: CÔNG NGHỆ 8 CÁNH DIỀU

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

1. Đề thi

Phần I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Đâu là tỉ lệ nguyên hình trong các tỉ lệ sau?

A. 1 : 2

B. 5 : 1

C. 1 : 1

D. 5 : 2

Câu 2: Để vẽ cạnh khuất, đường bao khuất, cần dùng loại nét vẽ nào?

A. Nét liền đậm

B. Nét liền mảnh

C. Nét đứt mảnh

D. Nét gạch dài - chấm - mảnh

Câu 3: Bản vẽ kĩ thuật là:

A. các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ họa theo một quy tắc thống nhất

B. các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng văn bản theo một quy tắc thống nhất

C. các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ họa

D. các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng văn bản

Câu 4: Khổ giấy A4 có kích thước tính theo mm là:

A. 420 × 210

B. 279 × 297

C. 420 × 297

D. 297 × 210

Câu 5: Bản vẽ kĩ thuật sử dụng phép chiếu nào để biểu diễn vật thể?

A. Phép chiếu song song

B. Phép chiếu xuyên tâm

C. Phép chiếu vuông góc

D. Cả ba đáp án trên

Câu 6: Điểm A của vật thể có hình chiếu là điểm A’ trên mặt phẳng. Vậy A A’ gọi là:

A. Đường thẳng chiếu

B. Tia chiếu

C. Đường chiếu

D. Đoạn chiếu

Câu 7: Cơ cấu tay quay – thanh lắc thuộc cơ cấu:

A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

B. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc

C. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay

D. Biến chuyển động lắc thành chuyển động quay

Câu 8: Cấu tạo bộ truyền động xích gồm mấy bộ phận?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 9: So với bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp có thêm nội dung nào dưới đây ?

A. Yêu cầu kĩ thuật

B. Bảng kê

C. Kích thước

D. Khung tên

Câu 10: Trình tự đọc bản vẽ lắp? 

A. Hình biểu diễn → Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Phân tích chi tiết → Tổng hợp

B. Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Hình biểu diễn → Phân tích chi tiết →Tổng hợp

C. Khung tên → Bảng kê → Hình biểu diễn → Kích thước → Phân tích chi tiết → Tổng hợp

D. Khung tên → Kích thước → Bảng kê  → Hình biểu diễn → Phân tích chi tiết →Tổng hợp

Câu 11: Hình nào biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao ?

A. Mặt bằng

B. Mặt đứng

C. Mặt cắt

D. Không có đáp án đúng

Câu 12: Đâu là nội dung của bản vẽ nhà?

A. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước

B. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật

C. Khung tên, các hình biểu diễn, kích thước

D. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật

Câu 13: Các sản phẩm từ hợp kim của nhôm là

A. Làm cầu dao, bạc lót, vòi nước, ...

B. pít tông động cơ, vỏ máy bay, xoong nồi, khung cửa kính, ...

C. thân máy, nắp chắn rác, dụng cụ nhà bếp, ...

D. túi nhựa, chai nhựa, ống nước, vỏ dây cáp, dây điện, ...

Câu 14: Đâu là sản phẩm làm từ chất dẻo nhiệt?

A. polyethylene (PE) dùng làm túi nhựa, chai nhựa

B. polyurethane (PU) làm lớp lót ống, trục bánh xe

C. cao su làm săm, lốp

D. melamine formaldehyde (MF) làm chất thay thế chống vỡ

Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về an toàn khi cưa?

A. Kẹp vật cưa đủ chặt

B. Lưỡi cưa căng vừa phải, không sử dụng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm vỡ

C. Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa mạnh hơn

D. Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vì mạt cưa dễ bắn vào mắt

Câu 16: Đâu là thao tác đúng khi cầm dũa?

A. Tay thuận nắm cán dũa, bốn ngón tay bao quanh phía dưới cán dũa, ngón cái ở phía trên dọc chiều dài cán dũa.

B. Đặt lòng bàn tay không thuận lên đầu mũi dũa, cách đầu mũi dũa 20 - 30 mm

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 17: Cấu tạo bộ truyền động đai không có bộ phận nào ?

A. Bánh răng

B. Bánh dẫn

C. Bánh bị dẫn

D. Dây đai

Câu 18: Trong cơ cấu tay quay – thanh lắc, khâu dẫn là cách gọi khác của

A. Tay quay

B. Thanh truyền

C. Thanh lắc

D. Giá đỡ

Câu 19: Đâu là yêu cầu cơ bản về năng lực với thợ sửa chữa xe có động cơ?

A. Có hiểu biết, sử dụng thành thạo máy móc trong lĩnh vực làm việc

B. Có kiến thức về động cơ đốt trong

C. Có kĩ năng tính toán, tư duy kĩ thuật

D. Có hiểu biết về sung sai và đo lường

Câu 20: Thay đổi phụ tùng máy móc đơn giản bị hỏng, mòn là công việc của ngành nghề nào trong lĩnh vực cơ khí?

A. Kĩ sư cơ khí

B. Thợ vận hành máy công cụ

C. Thợ sửa chữa xe có động cơ

D. Thợ vận hành nhà máy

 Phần II. Tự luận (4 điểm)

Câu hỏi 1. Trình bày nội dung của bản vẽ lắp. Bản vẽ lắp được dùng để làm gì?

Câu hỏi 2. Trình bày các đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề cơ khí phổ biến.

2. Đáp án

Phần I. Trắc nghiệm (6 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

A

D

C

B

B

C

B

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

B

A

C

C

A

A

B

B

Phần II. Tự luận (4 điểm)

Câu hỏi 1. Trình bày nội dung của bản vẽ lắp. Bản vẽ lắp được dùng để làm gì?

Trả lời:

Bản vẽ lắp của sản phẩm bao gồm các thành phần sau:

+ Khung tên: Chứa các thông tin về sản phẩm, bao gồm tên sản phẩm, tên công ty sản xuất, địa chỉ, ngày vẽ bản vẽ và tên người vẽ bản vẽ.

+ Bảng kê: Chứa các thông số kỹ thuật của sản phẩm, bao gồm các kích thước và thông số kỹ thuật khác.

+ Các hình biểu diễn: Bao gồm các hình chiếu, mặt cắt và các hình ảnh khác liên quan đến sản phẩm. Các hình chiếu được sử dụng để biểu diễn hình dạng của sản phẩm từ các góc nhìn khác nhau.

+ Hình cắt: Là hình ảnh của sản phẩm được cắt ngang hoặc dọc để hiển thị bên trong sản phẩm. Hình cắt giúp hiển thị chi tiết bên trong sản phẩm một cách rõ ràng.

+ Các kích thước: Được sử dụng để diễn tả chi tiết kỹ thuật của sản phẩm, bao gồm kích thước, khoảng cách và độ chính xác của các chi tiết.

+ Các thông tin về kết cấu và lắp ghép: Được sử dụng để mô tả cách thức lắp ghép giữa các chi tiết trong sản phẩm.

Tất cả các thành phần này được sắp xếp một cách logic và chính xác để đảm bảo rằng bản vẽ lắp cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm và cách thức lắp ghép của nó.

Câu hỏi 2. Trình bày các đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề cơ khí phổ biến.

Trả lời:

- Kĩ sư cơ khí: 

+ Kĩ sư cơ khí là những người có chuyên môn cao thuộc lĩnh vực thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng máy móc và thiết bị cơ khí. Công việc chủ yếu của kĩ sư cơ khí là thiết kế máy móc, công cụ sản xuất cho các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp,…; lắp đặt thiết bị, vận hành và bảo trì máy móc cơ khí; sửa chữa, bảo trì máy cơ khí.

+ Môi trường làm việc: các viện nghiên cứu, nhà máy, công ty cơ khí.

+ Nơi đào tạo: được đào tạo tại các trường đại học kĩ thuật.

- Thợ vận hành máy công cụ:

+ Thợ vận hành máy móc công cụ là những người có tay nghề, sử dụng các máy móc công cụ để làm ra những chi tiết, sản phẩm cơ khí.  Công việc chủ yếu của thợ vận hành máy công cụ là: vận hành và giám sát máy gia công, thay đổi những phụ tùng máy móc đơn giản khi bị hỏng, mòn. 

+ Môi trường làm việc: tại nhà máy, công ty sản xuất cơ khí.

+ Nơi đào tạo: được đào tạo tại các trường dạy nghề, cao đẳng nghề.

- Thợ sửa chữa xe có động cơ:

+ Thợ sửa chữa xe có động cơ là những người có tay nghề và hiểu biết chuyên môn về động cơ đốt trong, có nhiệm vụ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa xe có động cơ (ô tô, xe máy). Họ thường làm những công việc như: lắp ráp, kiểm tra, thay thế các bộ phận của động cơ hay bảo dưỡng động cơ của xe cơ giới; lắp ráp, kiểm tra, điều chỉnh, tháo dỡ và thay thế các bộ phận bị hỏng của xe cơ giới; thực hiện dịch vụ bảo dưỡng định kì (thay dầu, bôi trơn, điều chỉnh động cơ và tuân thủ quy chuẩn ô nhiễm).

+ Môi trường làm việc: Làm việc trực tiếp với động cơ, thiết bị cần được bảo dưỡng tại nhà máy, các trung tâm bảo hành, sửa chữa ô tô, xe máy.

+ Nơi đào tạo: được đào tạo tại các trường dạy nghề, cao đẳng nghề, tại cơ sở sửa chữa.

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn Công nghệ 8 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Nguyễn KhuyếnĐể xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF