OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 CTST có đáp án năm 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

28/10/2022 949.77 KB 423 lượt xem 7 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221028/549529414721_20221028_154746.pdf?r=7804
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm hỗ trợ các em học sinh trong việc ôn tập, luyện đề chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới, HOC247 xin giới thiệu tài liệu Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 CTST có đáp án năm 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu gồm đề thi và đáp án chi tiết. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2022-2023

MÔN HÓA HỌC 10 CTST

Thời gian làm bài: 45 phút

 

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Nội dung thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học là

A. sự chuyển động của vật trên máng nghiêng.

B. sự phân chia tế bào trong cơ thể.

C. sự chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa.

D. sự chuyển động của Trái Đất.

Câu 2: Tính chất (vật lí và hóa học) của chất được quyết định bởi yếu tố nào sau đây?

A. Khối lượng.

B. Thể tích.

C. Phân tử khối.

D. Cấu tạo.

Câu 3: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

A.Hòa tan giấm ăn vào nước.

B. Hòa tan đường glucose vào nước.

C. Đun nóng đường sucrose đến khi xuất hiện chất màu đen.

D. Đun nước muối đến khi cạn khô.

Câu 4: Loại liên kết trong phân tử oxygen là

A. liên kết ion.

B. liên kết cộng hóa trị.

C. liên kết kim loại.

D. liên kết hydrogen.

Câu 5: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là

A. electron, proton và neutron.

B. electron và neutron.

C. proton và neutron.

D. electron và proton.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là proton, neutron, electron.

B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.

C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt neutron.

D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.

Câu 7: Nguyên tử fluorine có 9 electron, hạt nhân nguyên tử này có điện tích là

A. +9.      

B. 9.      

C. 9+.      

D. -9.

Câu 8: Trong nguyên tử, hạt không mang điện là

A. electron.

B. proton.

C. neutron.

D. hạt nhân.

Câu 9: Cho kí hiệu nguyên tử: \({}_{{\rm{26}}}^{{\rm{56}}}{\rm{Fe}}\) . Điều khẳng định nào sau đây đúng?

A. Nguyên tử có 26 proton.

B. Nguyên tử có 26 neutron.

C. Nguyên tử có số khối 65.

D. Nguyên tử khối là 30.

Câu 10: Các đồng vị được phân biệt bởi yếu tố nào sau đây?

A. Số neutron.

B. Số hiệu nguyên tử.

C. Số lớp electron.

D. Số proton.

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 11 đến câu 28, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập hoc247.net tải về máy)---

Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Trong tự nhiên potassium (kí hiệu là: K) có hai đồng vị . Tính thành phần phần trăm về khối lượng của  có trong KCl (biết nguyên tử khối trung bình của K là 39,13 và Cl là 35,5).

Câu 2 (1 điểm): Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt.

a) Viết cấu hình electron của X, Y.

b) Biểu diễn cấu hình electron của X, Y theo ô orbital, từ đó cho biết số electron độc thân của mỗi nguyên tử.

Câu 3 (1 điểm): Xác định vị trí của các nguyên tố dưới đây trong bảng tuần hoàn (có giải thích ngắn gọn):

(a) Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4

(b) Nguyên tử của nguyên tố Y có 7 electron ở các phân lớp s.

ĐÁP ÁN

Phần I: Trắc nghiệm

1-C

2-D

3-C

4-B

5-C

6-B

7-A

8-C

9-A

10-A

11-A

12-B

13-C

14-C

15-B

16-C

17-C

18-C

19-A

20-C

21-B

22-A

23-B

24-C

25-A

26-D

27-B

28-A

   

Phần II: Tự luận

Câu 1:

Gọi phần trăm số nguyên tử của đồng vị \({}_{19}^{39}{\rm{K}}\)là x (%)

⇒ Phần trăm số nguyên tử của đồng vị là \({}_{19}^{41}{\rm{K}}\) là (100 - x) %

Áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình ta có

\(\begin{array}{l}
{{\bar A}_K} = 39,13 = 39x + 41.(100 - x)100\\
 \Rightarrow x = 93,5
\end{array}\)

Hay trong tự nhiên đồng vị  \({}_{19}^{39}{\rm{K}}\) chiếm 93,5% tổng số nguyên tử.

Giả sử có 1 mol KCl thì tổng số mol các đồng vị của K là 1 mol, trong đó số mol của \({}_{19}^{39}{\rm{K}}\) là 

\(1.\frac{{93,5}}{{100}} = 0,935\) (mol)

Vậy thành phần phần trăm về khối lượng của có trong KCl là

\({\rm{\% }}{}_{{\rm{19}}}^{{\rm{39}}}{\rm{K}} = \frac{{0,935.39}}{{39,13 + 35,5}} = 48,86\% \)

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 CTST có đáp án năm 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF