OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Đề luyện thi HSG môn Sinh lớp 8 năm 2018 - 2019

06/04/2019 729.41 KB 982 lượt xem 15 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190406/421351558854_20190406_095843.pdf?r=604
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu 10 đề luyện thi HSG lớp 8 năm 2019. Hy vọng đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt kết quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !

 

 
 

10 ĐỀ LUYỆN THI HSG MÔN SINH LỚP 8 NĂM 2018 - 2019

ĐỀ 1

Câu 1 (2,5 điểm)

1. So sánh sự khác nhau giữa mô cơ vân và mô cơ trơn?

2. Vì sao nhiệt độ môi trường thay đổi mà thân nhiệt cơ thể người bình thường luôn ổn định ở 370C và không dao động quá 0,50C?

Câu 2 (2,5 điểm)

1. Khi gặp người bị tai nạn gãy xương em có nên nắn lại chỗ xương bị gãy không? Vì sao? Gặp người gãy xương cẳng chân em cần phải xử trí như thế nào?

2. Chứng minh xương là một cơ quan sống?

Câu 3 (3,0 điểm)

1. Giải thích tại sao người lớn tuổi ít vận động cơ bắp không nên ăn thức ăn giàu chất côlesteron?

2. Ở trẻ em, nhịp đo tim đo được là 120 - 140 lần/ phút. Theo em, thời gian của một chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm? Nhịp tim của một em bé là 120 lần/ phút, căn cứ vào chu kỳ chuẩn ở người, hãy tính thời gian các pha trong một chu kì của em bé đó.

Câu 4: (3,0 điểm)

1. Hãy giải thích câu nói: Chỉ cần ngừng thở 3 - 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận.

2. Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường?

Câu 5: (3,0 điểm)

1. Nếu các chất cặn bã trong ruột già vì lí do nào đó di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm so với bình thường thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? Giải thích?

2. Có các ống nghiệm A, B, C, D. Mỗi ống A và B chứa 2ml hồ tinh bột, mỗi ống C và D chứa 2 ml dung dịch vẩn lòng trắng trứng gà. Tiếp tục nhỏ vào mỗi ống A và C 2ml nước bọt, mỗi ống B và D 2ml dung dịch pepsin. Các ống nghiệm A và B đo được pH = 7,2, các ống C và D pH = 2,5. Tất cả các ống nghiệm được đặt trong chậu nước với nhiệt độ duy trì ở 370C trong 15 phút. Hãy cho biết ống nghiệm nào có phản ứng hóa học xảy ra? Nếu trong cơ thể người thì phản ứng đó có thể xảy ra ở cơ quan nào của ống tiêu hóa? Giải thích?

Câu 6: (3,0 điểm)

1. Tại sao ở tuổi dạy thì thường xuất hiện mụn trứng cá?

2. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

3. Những hoạt động nào nêu dưới đây làm ảnh hưởng đến việc làm tăng, giảm lượng nước tiểu ở người? Giải thích?

a. Ăn một lượng lớn thức ăn mặn.

b. Chơi thể thao (như bóng đá).

Câu 7: (3,0 điểm).

1. Vì sao chấn thương ở sau gáy thường gây tử vong?

2. Một người bị tai nạn giao thông liệt nửa người bên phải. Theo em người đó bị tổn thương ở vị trí nào trên bộ não? Vì sao?

3. Vì sao người bị bệnh quáng gà không nhìn thấy hoặc thấy rất kém vào lúc hoàng hôn? Vì sao lúc ánh sáng rất yếu, mắt không nhận ra màu sắc của vật?

ĐỀ 2

Câu 1. (4,5 điểm)

a) Trình bày cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng?

b) Em hãy kể tên các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa? Cần có thói quen ăn uống như thế nào để hạn chế tác động gây hại của những tác nhân này?

Câu 2. (3,0 điểm)

a) Phân biệt cấu tạo tế bào mô cơ vân, mô cơ tim, mô cơ trơn?

b) Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào mô cơ vân phù hợp với chức năng co cơ?

Câu 3. (4,5 điểm)

a) Loại tế bào nào tham gia tạo nên khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể? Mô tả các hoạt động chủ yếu của loại tế bào đó?

b) Nêu chức năng của mỗi vòng tuần hoàn lớn và nhỏ? Van tim có vai trò gì? Một người bị hở van tim nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Câu 4. (6,0 điểm)

a) Nêu các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn ở người?

b) Một bệnh nhân bị hở van tim (Van nhĩ thất đóng không kín)

  • Nhịp tim của bệnh nhân đó có thay đổi không? Vì sao?
  • Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim (thể tích tâm thu) có thay đổi không? Tại sao?
  • Huyết áp ở động mạch có thay đổi không? Tại sao?
  • Hở van tim gây ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tim?

c) Khi huyết áp giảm thì hoạt động hô hấp sẽ biến đổi như thế nào?

d) Căn cứ vào đâu mà nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho mà nhóm máu AB chuyên nhận? Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không?

Câu 5. (2,0 điểm) Bộ xương người được chia làm những phần nào? Những đặc điểm nào của bộ xương giúp người đứng thẳng?

ĐỀ 3

Câu 1 (3.0 điểm)

Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo ở những đặc điểm nào?

Câu 2 (4.0 điểm)

1- Xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương.

2- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng "Chuột rút" ở các cầu thủ bóng đá.

Câu 3 (3.0 điểm)

1- Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp?

2- Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên tục trong hệ mạch.

Câu 4 (3.0 điểm)

1- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.

2- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào? Giải thích?

Câu 5 (3.0 điểm)

1- Cho các sơ đồ chuyển hóa sau.

a- Tinh bột → Mantôzơ

b- Mantôzơ → Glucôzơ

c- Prôtêin chuỗi dài → Prôtêin chuỗi ngắn

d- Lipit → Glyxêrin và axit béo.

Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xẩy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hóa.

2- Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Câu 6 (4.0 điểm)

Cho biết Tâm thất trái mổi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng ½ chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hãy tính:

1. Số lần tâm thất trái co trong một phút?

2. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim?

3. Thời gian của mỗi pha: Co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?

ĐỀ4

Câu 1. (3 điểm)

a/ Phản xạ là gì? Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?

b/ Trong quá trình chọc tủy ếch để làm thí nghiệm bạn Nam vô tình đã phá hủy một bộ phận trong não bộ con ếch làm cho ếch nhảy, bơi lệch về phía bộ não bị hủy. Bạn Nam đã phá hủy bộ phận nào của con ếch? Nêu chức năng của bộ phận đó?

c/ Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?

Câu 2. (3 điểm)

a/ Phân tích những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ người với hệ cơ thú?

b/ Xương dài ra và to ra do đâu? Giải thích vì sao người già xương gãy thường lâu hồi phục?

Câu 3. (4 điểm)

a/ Miễn dịch là gì? Các bạch cầu đã hình thành những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?

Có người nói rằng: "Tiêm vắc xin cũng giống như tiêm kháng thể giúp cơ thể nhanh khỏi bệnh". Điều đó có đúng không? Vì sao?

b/ Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Hỏi:

1. Số lần mạch đập trong một phút?

2. Thời gian hoạt động của một chu kì tim?

Câu 4. (4 điểm)

a/ Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những quá trình nào? Nêu vai trò của quá trình hô hấp với cơ thể sống?

b/ Vì sao người ít luyện tập khi lao động nặng sẽ nhanh mệt hơn so với người hay luyện tập?

Câu 5. (3 điểm)

a/ Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? Tại sao nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa?

b/ Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì giảm khả năng tiêu hóa?

Câu 6. (3 điểm)

a/ Hãy chứng minh đồng hóa và dị hóa là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất trong cùng một cơ thể sống?

b/ Nêu cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu? Tại sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định?

ĐỀ 5

Câu 1: (2,0 điểm)Tế bào trong cơ thể có những hình dạng nào? Vì sao tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau? Tính chất sống của tế bào thể hiện như thế nào?

Câu 2: (1,5 điểm):Phân tích những đặc điểm chứng minh bộ xương người thích nghi với lao động và đi đứng thẳng?

Câu 3: (4,0 điểm)

a. Trình bày thí nghiệm của Các lanstâynơ?

b. Phân tích cơ sở khoa học để kết luận nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho, nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận.

c. Vì sao nói máu, nước mô, bạch huyết là môi trường trong của cơ thể?

Câu 4: (3,5 điểm)

Một ngư­ời hô hấp bình th­ường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 420 ml. Khi ngư­ời ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí.

a. Tính l­ưu lư­ợng khí lư­u thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của ng­ười hô hấp thư­ờng và hô hấp sâu được thực hiện trong mỗi phút?

b. So sánh lư­ợng khí hữu ích giữa hô hấp thư­ờng và hô hấp sâu trong mỗi phút? (Biết rằng lư­ợng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml ).

Câu 5: (3,0 điểm)

a. Nêu chức năng của ruột non? Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng đó?

b. Thành phần nước tiểu đầu khác với máu như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó ?

Câu 6: (3,0 điểm)

a. Phân biệt trao đổi chất với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng

b. Năng lượng được giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào? Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” có tiêu dùng năng lượng không? Vì sao?

Câu 7: (3,0 điểm)

a. Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron?

b. Nêu những đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người tiến hoá hơn các động vật thuộc lớp thú?

ĐỀ 6

Câu 1 (2.0 điểm):

Chứng minh tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể người ?

Câu 2 (3.0 điểm):

1. Em hãy vẽ sơ đồ truyền máu, nêu các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi truyền máu cho bệnh nhân?

   2. Anh Nam và anh Ba cùng đi tiếp máu cho một bệnh nhân. Sau khi xét nghiệm thấy huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh Ba mà không làm ngưng kết hồng cầu của anh Nam. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích? (Biết rằng anh Nam có nhóm máu A, anh Ba có nhóm máu B)

Câu 3 (2.5 điểm):

1. Quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra như thế nào?

2. Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên hàm lượng hêmôglôbin trong máu của  họ thường cao hơn so với những người sống ở vùng đồng bằng?

Câu 4 (2.5 điểm):

1. Trình bày đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng?

  1. Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa?  

Câu 5 (3.5 điểm):

     1. Nêu nguyên nhân đóng mở, môn vị ? Ý nghĩa của cơ chế đó ?

     2. Có người nói rằng:“Tiêm vacxin cũng giống như tiêm kháng thể giúp cơ thể nhanh khỏi bệnh”. Điều đó có đúng không ? Vì sao ?

     3. Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi ta động vào có phải là một phản xạ không? Hiện tượng đó có điểm gì giống và khác hiện tượng “khi chạm tay vào lửa ta rụt tay lại”?

Câu 6 (3.0 điểm):

Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong 1 ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian pha dãn chung bằng ½ chu kì tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 pha co tâm thất. Hỏi:

          a. Số lần mạch đập trong một phút?

          b. Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim?

          c. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?

Câu 7 (3,5 điểm)

   a. Một bạn học sinh lớp 8 đã làm thí nghiệm để tìm hiểu thành phần hoá học của xương : bạn ngâm một xương đùi ếch trưởng thành vào dung dịch HCl 10% trong thời gian 20 phút, sau đó vớt ra uốn thử rồi đem xương đó đốt trên ngọn lửa đèn cồn.

   Bằng kiến thức đã học em hãy nêu kết quả thí nghiệm và giải thích hiện tượng ?

  b. Vì sao xương người già dễ bị gãy và khi gãy lại chậm phục hồi ?

  c. Sự to ra và dài ra của xương người là do đâu ? Tại sao ở tuổi trưởng thành con người không cao thêm được nữa ?

  d. Máu thuộc loại mô gì ? Giải thích ?

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu 10 đề luyện thi HSG lớp 8 năm 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF