OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề kiểm tra KSCL Ngữ Văn lớp 10 trường THPT Văn Quán

31/07/2017 808.94 KB 2639 lượt xem 5 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20170731/945549861610_20170731_175521.pdf?r=190
ADMICRO/
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn thi cho đợt khảo sát chất lượng đầu năm lớp 10 sắp tới, Học 247 mời các em tham khảo bài tài liệu đề KSCL đầu năm môn Ngữ văn của trường THPT Văn Quán (đề 1) năm 2014-2015 dưới đây. Các em hãy thử sức với đề thi để tìm cho mình những kiến thức cần thiết và quan trọng cho kì thi sắp tới. Chúc các em đạt được điểm cao.

 

 
 

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC                                                    ĐỀ KSCL LẦN I KHỐI 10                  

TRƯỜNG THPT VĂN QUÁN                                               NĂM HỌC 2014 - 2015

                                                                                                Môn: NGỮ VĂN

                                                           (Thời gian làm bài 90 phút – Không kể thời gian chép đề)

Mã đề: 01

 

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm):

Đọc và trả lời các câu hỏi:

Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo;  đêm lại còn say lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám lại được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng.

Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì của văn học dân gian.

Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên.

Câu 3: Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng những biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

Câu 4: Từ đoạn văn, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa ghẻ và con chồng trong thời đại hiện nay?

PHẦN II. VIẾT (6,0 điểm):

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của bài ca dao sau:

Đồng Đăng có phố kì lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh

Ai lên Xứ lạng cùng anh

Bõ công bác mẹ sinh thành ra em

--------Hết-------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……….……….….….; Số báo danh:……………

 

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KSCL LẦN I KHỐI 10 NĂM 2014

Môn: NGỮ VĂN

(Đáp án- Thang điểm có 02 trang)

 

Mã đề: 01

HƯỚNG DẪN CHUNG:

  • Giám khảo cần nắm vững hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
  • Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
  • Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00).

II.   HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ:

ĐỌC – HIỂU ( 4,0 điểm)

1.     Yêu cầu về kĩ năng:

  • Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;
  • Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2.     Yêu cầu về kiến thức:

Câu 1 (1,0 điểm)

  • Đoạn trích trên được trích từ văn bản chuyện cổ tích “Tấm Cám” (0,25 điểm)
  • Thí sinh xác định đúng một trong hai phương án sau: Tác giả dân gian; Người bình dân (0,25 điểm)
  • Thí sinh xác định đúng một trong hai phương án sau: Thuộc thể loại truyện cổ tích; truyện cổ tích thần kì (0,5 điểm)

Câu 2 (1,0 điểm)

  • Nội dung chính:
    • Hoàn cảnh  bất hạnh mồ côi cả cha lẫn mẹ và Tấm phải ở với di ghẻ (0,5 điểm)
    • Cuộc sống lam lũ, vất vả, cực nhọc của Tấm khi ở với dì ghẻ (0,5 điểm)

Câu 3 (1,0 điểm)

  • Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng những biện pháp tu từ (0,5 điểm):
    • So sánh “Tấm và Cám.”
    • Liệt kê “chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn say lúa giã gạo mà không hết việc”.
  • Tác dụng của các biện pháp tu từ: Nhấn mạnh cuộc đời bất hạnh và số phận của đứa trẻ mồ côi khi phải sống với dì ghẻ (0,5 điểm).

Câu 4 (1,0 điểm)

  • Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau; nhưng cần có thái độ nghiêm túc, chân thành khi đánh giá vê mối quan hệ giữa dì ghẻ và con chồng trong xã hội hiện nay.
  • (Lưu ý: Với câu 1, 2 và câu 3 thí sinh có thể viết thành đoạn văn hoặc trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng; với câu 3, thí sinh phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh thì mới đtạ điểm tối đa.)

II.   Làm Văn (6,0 điểm)
1.     Yêu cầu về kĩ năng:

  • Thí sinh phải biết cách làm bài văn nghị luận văn học, từ đó trình bày suy nghĩ về một vấn đề của đời sống xã hội.
  • Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
  • Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
  • Khuyến khích những bài viết có sáng tạo.

2.     Yêu cầu về kiến thức:

  • Trên cơ sở hiểu biết về ca dao, thí sinh có thể phân tích vẻ đẹp của bài ca dao theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:

a.     Giới thiệu vài nét về ca dao, bài ca dao.

  • Cảm nhận về vẻ đẹp của bài ca dao:

*  Vẻ đẹp nội dung:

  • Hai câu 1, 2:  Cảnh đẹp của Xứ Lạng được thể hiện ở Đồng Đăng có 3 địa danh nổi tiếng:
    • “Phố Kì Lừa”: Nghĩa là có sự tấp nập, sầm uất.
    • Có nàng Tô Thị: Nghĩa là có công trình kiến trúc đồ sộ, thể hiện trí tưởng tượng phong phú của nhân dân và vẻ đẹp tự nhiên của Xứ Lạng.
    • Có chùa: Là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc.
  • Hai câu 3, 4: Bằng hình thức câu hỏi thể hiện sự cuốn hút lạ lùng của Xứ Lạng: Con người được ngắm cảnh của những địa danh nổi tiếng là đẹp ghi lại những dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân dân thì cũng bõ công được sinh ra trong cuộc đời.

* Vẻ đẹp nghệ thuật:

  • Với điệp từ “có”, phép liệt kê “Kì Lừa, Tô Thị, chùa Tam Thanh”
  • Kết hợp với hình thức câu hỏi
  • Thể thơ lục bát

=> Tác giả dân gian đã thể hiện được vẻ đẹp của quê hương xứ Lạng. Đồng thời thể hiện sự yêu mến, tự hào về mảnh đất này.

*       Đánh giá:

  • Bài ca dao không chỉ ngợi ca cảnh đẹp mà còn biểu hiện sự ngưỡng mộ, sự kính phục của mọi người đối với vùng đất địa đầu của tổ quốc.
  • Ngưỡng mộ, kính phục công lao to lớn của người xưa đã gây dựng lên non nước này.

3.     Cách cho điểm:

  • Điểm 5 - 6: Phân tích được vẻ đẹp của bài ca dao trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo, có thể còn vài sai sót về chính tả và dùng từ.
  • Điểm 3 – 4: Cơ bản phân tích được vẻ đẹp của bài ca dao trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. . Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn sơ sài và mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
  • Điểm 1 – 2: Chưa làm rõ được vẻ đẹp của bài ca dao trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, chưa hiểu đề, sai lạc kiến thức; mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
  • Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.

{-- Xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là tài liệu đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 10 của trường THPT Văn Quán, Học 247 mong rằng tài liệu trên đã giúp ích cho các em trong quá trình ôn thi KSCL đầu năm sắp tới. Chúc các em có một đợt kiểm tra thành công với số điểm như mong muốn.

-- MOD NGỮ VĂN HỌC247 (tổng hợp)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF