OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn 12 năm 2022 - 2023 có đáp án Trường THPT Trần Bình Trọng

07/09/2022 911.39 KB 859 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220907/5750973423_20220907_170938.pdf?r=1428
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Dưới đây là tài liệu Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn 12 năm 2022 - 2023 có đáp án Trường THPT Trần Bình Trọng đã được HOC247 sưu tầm và biên soạn kĩ càng với đáp án chi tiết nhằm giúp các em học sinh lớp 12 kiểm tra mức độ nắm kiến thức trước khi vào năm học mới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT

TRẦN BÌNH TRỌNG

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

MÔN NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC 2022-2023

Thời gian làm bài 90 phút

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm):

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

“Tuổi thơ chân đất đầu trần
Từ trong lấm láp em thầm lớn lên
Bây giờ xinh đẹp là em
Em ra thành phố dần quên một thời

Về quê ăn Tết vừa rồi
Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò
Gặp tôi, em hỏi hững hờ
“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”

Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.
Trăng vàng đêm ấy bờ đê
Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”

(Lời thề cỏ may - Phạm Công Trứ)

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì?

Câu 2 (0,5 điểm): Qua những miêu tả của tác giả, nhân vật “em” đã thay đổi như thế nào?

Câu 3 (1 điểm): Anh/chị nhận xét như thế nào về hai nhân vật trữ tình “tôi” và “em” trong đoạn thơ?

Câu 4 (1 điểm): Anh/chị cảm nhận được điều gì từ cảm xúc của nhân vật “tôi”?

II. LÀM VĂN (7 điểm):

Câu 1 (2 điểm): Viết bài văn nghị luận về câu nói: “Lối đi ngay dưới chân mình”.

Câu 2 (5 điểm): Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

--------------------HẾT-------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1 (0,5 điểm):

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: tự sự.

Câu 2 (0,5 điểm):

- Sự thay đổi của nhân vật “em”: xinh đẹp hơn; ăn mặc sành điệu, thời thượng hơn; và đã vô tình quên đi lời thề hẹn năm xưa.

Câu 3 (1 điểm):

Hai nhân vật trữ tình “tôi” và “em”:

- “Tôi”: giàu tình cảm, thủy chung, hồn nhiên tin yêu và đợi chờ “em”.

- “Em”: thay đổi, vô tâm, vô tình, quên đi lời hẹn thề.

Câu 4 (1 điểm):

- Cảm nhận về cảm xúc của nhân vật “tôi’:

- Luôn yêu thương, mong mỏi, đợi chờ người yêu.

- Vững tin vào lời hứa năm xưa.

- Ngạc nhiên, sững sờ, buồn tủi trước sự thay đổi của người mình yêu thương.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Lối đi ngay dưới chân mình”.

2. Thân bài

a. Giải thích

“Lối đi”:

- Nghĩa đen: con đường nối liền địa điểm này và địa điểm khác.

- Nghĩa bóng: hướng đi, cơ hội, yếu tố dẫn ta đến với thành công.

→ Muốn thành công trong cuộc sống, ta phải mạnh dạn bước tới tìm lấy con đường đi cho riêng mình.

b. Phân tích

- Cứ đi theo lối mòn, con đường của người khác sẽ không thể có được thành công.

- Kiên trì bước đi về phía trước sẽ giúp con người rèn luyện được nhiều đức tính quý giá.

- Mỗi con người đều biết vươn lên, tìm con đường cho riêng mình thì xã hội và cuộc sống sẽ phát triển thịnh vượng hơn.

c. Chứng minh

- Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.

d. Phản biện

- Có những người lười biếng, nhút nhát không chịu tìm tòi, học hỏi, vươn lên trong cuộc sống → đáng bị phê phán.

3. Kết bài

Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 2 (5 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương, bài thơ Thương vợ và nhân vật bà Tú.

2. Thân bài

Thị Nở là nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, đồng thời cho người ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của Chí Phèo.

a. Bốn câu thơ đầu

- “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác.

- “mom sông”: phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.

→ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định, bà không những phải nuôi con mà còn phải nuôi chồng.

- “Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng

- “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn; thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu.

→ Nhấn mạnh sự vất vả gian truân của bà Tú.

- “Buổi đò đông”: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu.

- Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.

→ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đầy vất vả, gian nan đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.

b. Bốn câu thơ cuối

- “nuôi đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải lặn lội nuôi cả gia đình → người đảm đang, chu đáo với chồng con.

- “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên không than vãn, trách móc.

- “Năm nắng mười mươi”: Đức hi sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.

→ Cuộc sống vất vả gian truân nhưng càng làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của bà Tú: đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú. Đó cũng là vẻ đẹp chung cho nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến.

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.                                                                 

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm):

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

“… Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không sợ đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm…”

(Trích Tre Việt Nam, Nguyễn Duy)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo lời của ai?

Câu 2 (0,5 điểm): Cây tre ở đoạn thơ trên mang những phẩm chất gì?

Câu 3 (1 điểm): Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng.

Câu 4 (1 điểm): Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về những đức tính quý báu được rút ra từ hình ảnh cây tre.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Viết bài văn nghị luận về câu nói: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố (Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm).

Câu 2 (5 điểm): Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.

---------------------HẾT---------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1 (0,5 điểm):

- Đoạn thơ trên được viết theo lời của cây tre.

Câu 2 (0,5 điểm):

- Cây tre mang những phẩm chất: khiêm tốn, chịu thương chịu khó, lạc quan, đoàn kết.

Câu 3 (1 điểm):

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ: nhân hóa (cây tre mang những phẩm chất tốt đẹp của con người).

- Tác dụng: tô điểm, nhấn mạnh vẻ đẹp của cây tre.

Câu 4 (1 điểm):

Cảm nhận về những đức tính quý báu được rút ra từ hình ảnh cây tre:

- Là hình ảnh đại diện cho những đức tính quý báu của con người Việt Nam.

- Là tấm gương để con người học tập noi theo.

- Thêm tự hào về bản chất mộc mạc mà cao đẹp đó.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Giông tố: những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra với con người trong cuộc sống.

- Cúi đầu: đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại.

→ Câu nói khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời, dám chấp nhận giông tố.

b. Phân tích

- Phải trải qua giông tố giúp con người trưởng thành, vững vàng về mọi mặt.

- Cuộc sống có nhiều khó khăn, khi vượt qua những khó khăn, giông tố đó cũng là lúc chúng ta rèn luyện thành công tính kiên trì, nhẫn nại.

- Vượt qua giông tố, con người sẽ có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

- Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.

d. Phản biện

- Có những người trẻ thiếu nghị lực, bản lĩnh, sống ích kỷ, dựa dẫm. → đáng bị phê phán.

3. Kết bài

- Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 2. (5 điểm)

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo và nhân vật Thị Nở.

2. Thân bài

a. Ngoại hình, gia cảnh

- Miêu tả khách quan, trần trụi: một người “ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn”.

- Thị còn nghèo, mồ côi và ế chồng.

→ Thị khó có được hạnh phúc bởi một con người mang trên mình toàn những điều bất lợi.

b. Tính cách, phẩm chất:

- Sau cuộc gặp gỡ vào đêm định mệnh, Thị Nở dành sự quan tâm cho Chí Phèo: nấu cháo hành cho Chí ăn và chăm sóc khi hắn bị ốm.

- Thị Nở có suy nghĩ khác về Chí Phèo: “Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người” → nhận ra ưu điểm mà không ai thấy ở Chí.

- Thị Nở thích cuộc sống gia đình có vợ có chồng: suy nghĩ rất nghiêm túc về mối quan hệ với Chí; đối với Chí, cảm giác “ngượng ngượng mà thinh thích”.

c. Nhân vật góp phần đẩy cao trào cho tác phẩm:

- Ban đầu, Thị Nở và Chí Phèo đến với nhau chỉ bởi sự chung đụng về mặt thể xác. Sau đó, chính tình thương của Thị Nở đã làm thức dậy sự lương thiện vốn có trong Chí.

- Khi Thị Nở từ chối Chí, Chí Phèo từ chỗ khát khao và hạnh phúc đến tột cùng bị đẩy xuống tận cùng của nỗi tuyệt vọng → đẩy Chí đến hành động uống rượu, xách dao đi giết Bá Kiến và tự sát.

→ Thị Nở là nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, đồng thời cho người ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của Chí Phèo.

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn 12 năm 2022 - 2023 có đáp án Trường THPT Trần Bình Trọng. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE
OFF