OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017

22/04/2017 1.29 MB 5082 lượt xem 43 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20170422/388056824839_20170422_171502.pdf?r=4601
ADMICRO/
Banner-Video

Để giúp các em ôn thi học kì 2 hiệu quả, sau khi đã tổng hợp những kiến thức cơ bản của Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX Lịch sử thế giới trong thời kì cận đại, Hoc247 xin giới thiệu bộ đề cương ôn thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017. Nhằm giúp các em nắm vững một số kiến thức cơ bản của chương trình Lịch sử 10. Ngoài ra, bộ đề cương ôn thi kì II này còn hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi liên quan đến các nội dung của bài học.

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ LỚP 10

PHẦN I: LỊCH SỬ VIỆT NAM  TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX

BÀI 13: VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THUỶ

Nội dung 1: Dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam

Nội dung 2: Sự hình thành và phát triển công xã thị tộc

Nội dung 3: Sự phát triển của công xã thị tộc ở Việt Nam được phát triển như thế nào

Nội dung 4: Những nền văn hóa lớn cuối thời nguyên thủy: Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai, Óc Eo

Các câu hỏi liên quan:

Câu 1: Em hãy nhận xét dấu tích, địa bàn sinh sống của người Tối cổ ở Việt Nam.

  • Do điều kiện tự nhiên thuận lợi từ xa xưa trên đất nước  Việt Nam đã có con người sinh sống.
  • Dấu tích Người Tối Cổ ở Việt Nam có niên đại 30-43 vạn năm, công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước.
    • Địa bàn của Người Tối cổ trải dài khắp ba miền đất nước, nhiều địa phương đã có người Tối cổ sinh sống.
    • Người Tối cổ sống thành từng bầy đàn khoảng 20-30 người gồm 3-4 thế hệ, họ sống bằng săn bắt, hái lượm (rìu tay đá cũ Núi Đọ).

Câu 2: Em hãy chứng minh sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc.

  • Thị tộc là: hình thức cộng đồng xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người, bao gồm tập hợp một số người cùng chung huyết thống và có ràng buộc về kinh tế (quan hệ sản xuất).
  1. Văn hóa Sơn Vi
  • Di tích văn hóa Ngườm (Võ Nhai - Thái Nguyên), Sơn Vi (Lâm Thao - Phú Thọ): sống trong hang động, mái đá, ven sông suối từ Sơn La, Lai Châu đến Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, sống thành thị tộc.
  •  Sử dụng công cụ đá ghè đẽo, săn bắt, hái lượm.
  1. Văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn: văn hóa sơ kỳ đá mới ( 6.000-12.000 năm).
  • Sống định cư  trong hang động, mái đá gần nguồn nước họp thành thị tộc, săn bắt, hái lượm, trồng rau củ, quả.
  • Người Hòa Bình ghè đẽo, mài lưỡi rìu, làm công cụ bằng xương, tre, gỗ, người Bắc Sơn biết mài rộng trên lưỡi rìu đá, làm đồ gốm.
  • Cuộc sống vật chất được nâng cao.
  • Ở nhiều địa phương của nước ta đã tìm thấy những hóa thạch răng và nhiều công cụ đá của Người hiện đại ở các di tích văn hóa Ngườm, Sơn Vi,... (Cách đây 2 vạn năm).
  • Chủ nhân văn hóa Sơn Vi sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, suối trên địa bàn rộng từ Sơn La đến Quảng Trị.

Câu 3:  Những dấu hiệu của cuộc “cách mạng đá mới” ở nước ta là gì?

  • Cách đây 6000-5000 năm TCN kĩ thuật chế tạo công cụ có bước  phát triển mới, gọi là “Cách mạng đá mới”.
    • Sử dụng công cụ khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay.
    • Biết trồng lúa, dung cuốc đá, biết trao đổi giữa các thị tộc và bộ lạc.
    • Đời sống cư dân ổn định và được cải thiện, địa bàn cư trú được mở rộng. 

BÀI 14: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

Nội dung 1: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

Nội dung 2: Những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc

Nội dung 3: Vương quốc cổ Chăm Pa được hình thành như thế nào?

Các câu hỏi liên quan:

Câu 1: Cơ sở hình thành, điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc như thế nào?

  1. Cơ sở hình thành
  • Kinh tế: Đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân văn hoá đã biết sử dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu có công cụ sắt.
  • Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá.
  • Có sự phân lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
  • Xã hội:
  • Sự phân công giàu nghèo càng rõ rệt
  • Về tổ chức xã hội: Công xã thị tộc tan vỡ thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.
  • Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra những yêu cầu mới: Trị thuỷ, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm.
  • Nhà nước ra đời đáp ứng những đòi hỏi đó.
  1. Quốc gia Văn Lang (VII - III TCN)
  • Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).
  • Tổ chức Nhà nước:
  • Đứng đầu đất nước là vua Hùng, vua Thục.
  • Giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.
  • Đứng đầu làng xã là Bồ chính.
    •  Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản, sơ khai.
  1. Quốc gia Âu Lạc: (III - II TCN)
  • Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).
  • Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơ.
  • Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thnàh Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

⇒  Nhà nước Âu Lạc có bướcphát triển cao hơn Nhà nước Văn Lang.

 

PHẦN II: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

BÀI 29: CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SÀN ANH

Nội dung 1: Tình hình nước Anh trước cách mạng

Nội dung 2: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả ý nghĩa của cách mạng Tư sản Anh

Các câu hỏi liên quan:

Câu 1: Kết quả, ý nghĩa, tính chất của cách mạng Hà Lan là gì?

  1.  Kết quả: 1648: Nền độc lập của Hà Lan mới được chính thức công nhận.
  2.  Tính chất: Là một cuộc cách mạng tư sản; diễn ra dưới h/thức chiến tranh giải phóng dân tộc.
  3. Ý nghĩa:
  • Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới lật đổ ách thống trị của thế lực phong kiến nước ngoài, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
  • Báo hiệu một thời đại mới – thời đại của cách mạng tư sản và bước đầu suy vong của chế độ phong kiến.

Câu 2: Trình bày cách mạng tư sản Anh

  1. Nguyên nhân sâu sa:
  • Kinh tế:
  • Đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu; do phát triển mạnh mẽ của ngoại thương, chủ yếu là buôn bán nô lệ da đen và len dạ.
  • Nông nghiệp: Kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền đi, biến ruộng đất thành đồng cỏ ð thuê công nhân nuôi cừu lấy lông cung cấp cho thị trường.
  • Chính trị: Theo chế độ quân chủ chuyên chế, do ông Sac-lơ I cai quản.
  • Quân chủ chuyên chế:
  • Xã hội: Bộ phận quý tộc đã giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hóa thành tầng lớp quý tộc.
  1. Nguyên nhân trực tiếp
  • 4/1640: Sac lơ I triệu tập Quốc hội nhằm tăng thuế để có tiền chi phối cho việc đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốtlen ở miền Bắc nước Anh và Quốc hội phản đối kịch liệt Sac-lơ I định dùng vũ lực đàn áp Quốc hội ð quần chúng nhân dân phản đối quyết liệt.
  • Sac lơ I chạy lên phía Bắc Luân Đôn, tập hợp lực lượng phản công.
  1. Diễn biến:
  • 8/1642: Sac-lơ I tuyên chiến với Quốc hội.
  • 1642 – 1648: Xảy ra nội chiến giữa Quốc hội với Nhà vua.
  • Do áp lực của quần chúng, đầu 1649, Sac lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa do Ô. Crôm – Oen đứng đầu. Cách mạng đạt tới đỉnh cao.
  • Crôm – Oen đem quân chinh phục Ai len và Xcốtlen. Để bảo vệ quyền lợi của mình, tư sản và quý tộc đã trao trọng trách cho Ô. Crôm – Oen tước Bảo hộ công ð Nền độc tài quân sự được thiết lập.
  • Crôm – Oen qua đời ð nước Anh không ổn định ð dẫn đến sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ.
  1. Kết quả
  • 12/1688: Quốc hội tiến hành chính biến, đưa Vin – hem Ô – ran – giơ lên ngôi vua.

⇒ Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.     

  1. Tính chất: Là một cuộc cách mạng tư sản; diễn ra dưới hình thức nội chiến.
  2. Ý nghĩa:
  • Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Là cuộc cách mạng tư sản có ý nghĩa trọng đại trong thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung của bộ đề cương ôn thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10. Để xem đầy đủ bộ đề cương ôn tập này các em vui lòng truy cập trang website hoc247.net để xem online hoặc tải về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 và đáp án chi tiết để củng cố thêm kiến thức để ôn tập nhé. Chúc các em ôn tập và thi tốt!

 --MOD Lịch sử HOC247 (tổng hợp)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF