OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn thi HK1 môn Hóa học 8 năm 2019 - 2020 Trường THCS Lê Khiết

27/11/2019 591.05 KB 1808 lượt xem 6 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191127/951979342895_20191127_154519.pdf?r=9723
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thể ôn tập hiệu quả để đạt kết quả tốt trong kỳ thi HK1 sắp tới Hoc247 xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn thi HK1 môn Hóa học 8 năm 2019 - 2020 Trường THCS Lê Khiết bao gồm phần lý thuyết cần nắm và phần đề thi minh họa sẽ giúp các em củng cố các kỹ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa học lớp 8

 

A. LÝ THUYẾT

I. Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối.

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm:

+ Hạt nhân tạo bởi proton (p) và nơtron

+ Trong mỗi nguyên tử: p(+) = e (-)

+ Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

+ Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.

- Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

- Phân tử là hạt hợp thành của hầy hết các chất,các đơn chất kim loại... có hạt hợp thành là nguyên tử.

- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

II. Thế nào là đơn chất, hợp chất. Cho ví dụ?

- Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Ví dụ: khí hiđro, lưu huỳnh, kẽm, natri,...

- Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ: Nước tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H và O.

- Công thức hóa học dùng biểu diễn chất:

+ Đơn chất: A (đơn chất kim loại và một vài phi kim như: S,C )

+ Đơn chất: Ax (phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2)

+ Hợp chất: AxBy, AxByCz...

- Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất (trừ đơn chất A) và cho biết:

+ Nguyên tố tạo ra chất.

+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối.

III. Phát biểu quy tắc hóa trị. Viết biểu thức.

- Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm một đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

- Biểu thức: x × a = y × b. B có thể là nhóm nguyên tử, ví dụ: Ca(OH)2­, ta có 1 × II = 2 × 1

- Vận dụng: Tính hóa trị chưa biết: biết x, y và a (hoặc b) tính được b (hoặc a)

+ Lập công thức hóa học khi biết a và b:

+ Viết công thức dạng chung

+ Viết biểu thức quy tắc hóa trị, chuyển tỉ lệ:

+ Lấy x = b hoặc b' và y = a hay a' (Nếu a', b' là những số nguyên đơn giản hơn so với a, b)

IV. Sự biến đổi của chất:

- Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý.

- Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.

- Phản ứng hóa học:

+ Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất k=hác.

+ Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

+ Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác.

+ Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành: Có tính chất khác như màu sắc, trạng thái. Hoặc sự tỏa nhiệt và phát sáng.

- Định luật bảo toàn khối lượng: A + B → C + D

- Định luật: Trong một phản ứng hóa hoc, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.

- Biếu thức: mA + mB = mC + mD

- Phương trình hóa học: biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.

+ Ba bước lập phương trình hóa học: Viết sơ đồ phản ứng, Cân bằng phương trình, Viết phương trình hóa học

+ Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

B. ĐỀ THI MINH HỌA

Đề số 1:

Câu 1:

a, Hãy cho biết thế nào là đơn chất? Hợp chất?

b, Trong số các công thức hóa học sau: CO2, O2, Zn, CaCO3, công thức nào là công thức của đơn chất? Công thức nào là công thức của hợp chất?

Câu 2: Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của:

a, Fe (III) và O.

b, Cu (II) và PO4 (III).

Câu 3:

a, Thế nào là phản ứng hóa học? Làm thế nào để biết có phản ứng hóa học xảy ra?

b, Hoàn thành các phương trình hóa học cho các sơ đồ sau:

Al + O2 →  Al2O3

Na3PO4 + CaCl2 → Ca3(PO4)2 + NaCl

Câu 4:

a, Viết công thức tính khối lượng chất, thể tích chất khí (đktc) theo số mol chất.

b, Hãy tính khối lượng và thể tích (đktc) của 0,25 mol khí NO2.

Câu 5: Xác định công thức hóa học của hợp chất tạo bởi 40% S, 60% O. Khối lượng mol của hợp chất là 80 gam.

Câu 6: Khi đốt dây sắt, sắt phản ứng cháy với oxi theo phương trình:

3Fe + 2O2  → Fe3O4

Tính thể tích khí O2 (đktc) cần dùng để phản ứng hoàn toàn với 16,8 gam Fe.

Đề số 2:

Câu 1: Nêu khái niệm nguyên tử là gì? Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Câu 2: Nêu khái niệm đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Cho ví dụ minh họa?

Câu 3: Công thức hóa học CuSO4 cho ta biết ý nghĩa gì? (Biết Cu = 64; S = 32; O = 16)

Câu 4:

a, Khi cho một mẩu vôi sống (có tên là canxi oxit) vào nước, thấy nước nóng lên, thậm chí có thể sôi lên sùng sục, mẩu vôi sống tan ra. Hỏi có phản ứng hóa học xảy ra không? Vì sao?

b, Viết phương trình hóa học bằng chữ cho phản ứng tôi vôi, biết vôi tôi tạo thành có tên là canxi hiđroxit

Câu 5: Nêu khái niệm thể tích mol của chất khí? Cho biết thể tích mol của các chất khí ở đktc?

Câu 6: Cho sơ đồ của các phản ứng sau:

Na + O2 → Na2O

KClO3 → KCl + O2 ↑

Hãy viết thành phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phương trình hóa học lập được

Câu 7: Để chế tạo mỗi quả pháo bông nhằm phục vụ cho các chiến sĩ biên phòng giữ gìn biên giới hải đảo ở Quần đảo Trường sa đón xuân về, người ta cho vào hết 600 gam kim loại Magie (Mg), khi pháo cháy trong khí oxi (O2) sinh ra 1000 gam Magie oxit (MgO)

a, Viết công thức về khối lượng của phản ứng?

b, Tính khối lượng khí oxi (O2) tham gia phản ứng?

Câu 8: Hợp chất A có tỉ khối so với khí oxi là 2.

a, Tính khối lượng mol của hợp chất?

b, Hãy cho biết 5,6 lít khí A (ở đktc) có khối lượng là bao nhiêu gam?

 

{-- Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề cương ôn thi HK1 môn Hóa học 8 năm 2019 - 2020 Trường THCS Lê Khiết vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây nội dung Đề cương ôn thi HK1 môn Hóa học 8 năm 2019 - 2020 Trường THCS Lê Khiết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF