OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Đạ Tẻh

27/04/2020 94.7 KB 2621 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200427/1829849729_20200427_165226.pdf?r=180
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Chia sẻ đến các em Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn 10 của Trường THPT Đạ Tẻh​​ do Hoc247 cập nhật. Tài liệu gồm những kiến thức cơ bản được hệ thống một cách chi tiết giúp các em học tập và ôn luyện dễ dàng hơn trong những ngày nghỉ dich Covid 19. Hy vọng rằng các em sẽ chăm chỉ học tập để nắm vững tri thức nhằm chuẩn bị cho các bài kiểm tra sắp tới. Cùng Hoc247 ôn luyện nhé!

 

 
 

                                                                  

                        ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN NGỮ VĂN 10 -    TRƯỜNG THPT ĐẠ TẺH

I. Phần Đọc Hiểu

a.Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc – hiểu văn bản

  • Kiến thức về từ, về câu:
  • Kiến thức về các biện pháp tu từ:
  • Tu từ về từ vựng, ngữ nghĩa: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh,
  • thậm xưng,…

Kiến thức về văn bản:

  • Các phép liên kết: thế, lặp, nối, liên tưởng, tưởng tượng
  • Các loại phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí,
  • Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, thuyết minh, hành chính, nghị luận, biểu cảm
  • Các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, giải thích, so sánh
  • Các cách kết cấu văn bản: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng hợp…

Kiến thức nội dung văn bản:Xác định, lí giải về  nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc một nội dung cơ bản của văn bản.

b. Các dạng câu hỏi đọc – hiểu và cách làm đọc – hiểu: Dạng câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong phần đọc hiểu bao gồm:

Câu hỏi nhận biết:

  • Xác định các phong cách ngôn ngữ văn bản:Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
  • Xác định các phương thức biểu đạt (miêu tả, biểu cảm, nghị luận, tự sự, thuyết minh, hành chính công vụ).
  • Các phép liên kết câu, đoạn.( phép nối và phép thế, phép lặp…..).
  • Chỉ ra một nội dung, một số hình ảnh, từ ngữ trong văn bản.

Câu hỏi thông hiểu:

  • Nhận xét về cách dùng từ ngữ, hình ảnh… trong văn bản.
  • Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ từ vựng: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối,phép nói quá, phép nói giảm.
  • Giải thích  nội dung, ý nghĩa của từ, câu, văn bản.
  • Lí giải về một vấn đề được đề cập trong văn bản.

Câu hỏi vận dụng thấp:

  • Chọn một thông điệp tâm đắc nhất trong văn bản.
  • Hoặc  đồng ý hay không đồng ý với một vấn đề, ý kiến, quan điểm nào đó được đề cập trong văn bản.
  • Rút ra  những bài học về nhận thức và hành động của bản thân từ vấn đề nghị luận trong cuộc sống thực tiễn.

Ví dụ:

Ví dụ 1

 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York ở Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.

Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hoà, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn. Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại. Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.

(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn? theo http://mvw. dantri.com.vn, ngày 12 /08 /2015)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên (0.5 điểm)

Câu 2: Theo kết quả nghiên cứu của các giáo sư của trường Đại học York ở Toronto (Canada), người lớn thường xuyên đọc sách văn học sẽ có những khả năng gì?(0.5 điểm)

Câu 3: Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả bài viết: "Đọc một "nội dung sâu sắc" khác với cách đọc "mì ăn liền" của chúng ta khi lướt qua các trang mạng"?        (1.0 điểm)

Câu 4:  Từ đoạn trích, anh/ chị hãy rút ra 02 bài học cho bản thân. (1.0 điểm)

Gợi ý làm bài

Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản: Nghị luận

Câu 2: Theo kết quả nghiên cứu của các giáo sư của trường Đại học York ở Toronto (Canada), người lớn thường xuyên đọc sách văn học sẽ có những khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ.

Câu 3: "Đọc một "nội dung sâu sắc" khác với cách đọc "mì ăn liền" của chúng ta khi lướt qua các trang mạng" có thể hiểu là:        

  • Cách đọc một "nội dung sâu sắc": Thái độ đọc nghiêm túc, thật sự chìm lắng vào thế giới văn học, chú ý nhập tâm để thấu cảm và rút ra bài học sâu sắc cho bản thân. (0.25 điểm)
  • Cách đọc "mì ăn liền": Thái độ đọc lướt nhanh, sơ sài, qua loa, không hiểu đúng và sâu sắc giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, không thấy được ý nghĩa        nhân văn tác phẩm đó đem lại.

 => Câu nói mang tính định hướng về một cách đọc sách văn học đúng đắn, tích cực.(0.5 điểm)

HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau

Câu 4: Các bài học rút ra từ văn bản:

  • Tầm quan trọng của việc đọc sách văn học trong việc bồi dưỡng tri thức và tâm hồn vì vậy cần dành nhiều thời gian để đọc sách
  • Đọc sách cần có phương pháp, biết chọn lọc sách phù hợp và thực sự chú tâm mới đạt được hiệu quả.

Ví dụ 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

"Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông." 

                                                                                (Theo Tuốc – ghê – nhép)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 

Câu 2: Hành động và lời nói của nhân vật “Tôi” trong câu chuyện thể hiện tình cảm gì của nhân vật đối với ông lão ăn xin? 

Câu 3: Theo em, nhân vật “Tôi” trong câu chuyện  đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?

Câu 4:  Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên? 

Gợi ý làm bài

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự

Câu 2: Hành động và lời nói của nhân vật “tôi” đã thể hiện tình cảm xót thương và đồng cảm với cảnh ngộ của người ăn xin 

Câu 3: Nhân vật “tôi” nhận được lời cám ơn từ ông lão, đồng thời nhận được bài học sâu sắc: Sự đồng cảm, tình người có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác 

Câu 4: Các bài học rút ra từ văn bản:

Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.

Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác

Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại.

              -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

I---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn--

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF