OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2021 - 2022 có đáp án

02/12/2021 1.19 MB 790 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211202/564125077644_20211202_160150.pdf?r=269
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2021 - 2022 có đáp án, được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 11 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài tập chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 11 NĂM 2021 - 2022

 

SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC- CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

1: Trình bày Sự phân chia nhóm nước:

- Thế giới gồm 2 nhóm nước :

+ Nhóm nước phát triển (có GDP/người lớn, FDI nhiều, HDI cao).

+ Nhóm nước đang phát triển (ngược lại)

- Nhóm nước đang phát triển một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt trình độ nhất định về công nghiệp( gọi là những nước công nghiệp mới Nics)

2: Trình bày sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các nhóm nước

- Có chênh lệch lớn về thu nhập bình quân đầu người giữa các nhóm nước, cơ cấu phân theo khu vực kinh tế .

- Sự khác biệt về các chỉ số xã hội: HDI, Tuổi thọ trung bình….

3: Nêu đặc trưng và tác động của của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế- xã hội thế giới?

*Tác động;

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động ngày càng sâu sắc, làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.

XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

1: Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế, Dẫn đến hậu quả gì?

Biểu hiện:

- Thương mại quốc tế phát triển nhanh.

- Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế

a. Mặt tích cực:

- Thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.

- Tăng cường hợp tác giữa các nước theo hướng ngày càng toàn diện trên phạm vi toàn cầu.

b. Mặt tiêu cực:

Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, cũng như giữa các nước.

2: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào? (Nguyên nhân)

Do sự phát triển không đồng đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới các quốc gia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau.

Các tổ chức lớn: NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR.( SGK)

3: Hệ quả khu vực hóa kinh tế:

a. Mặt tích cực:

- Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.

- Thúc đẩy mở cửa thị trường các quốc gia, tạo thị trường khu vực lớn hơn.

- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

b. Mặt tiêu cực:

- Ảnh hưởng đến sự tự chủ kinh tế, suy giảm quyền lực quốc gia.

- Các ngành kinh tế bị cạnh tranh quyết liệt, nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm…

MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU

1: Vấn Đề về Dân Số:

1. Bùng nổ dân số:

- Dân số thế giới tăng nhanh dẫn tới bùng nổ dân số. Năm 2005: 6477 triệu người.

- Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên qua các thời kì giảm nhanh ở nhóm nước phát triển và giảm chậm ở nhóm nước đang phát triển.

- Chênh lệch về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa 2 nhóm nước ngày càng lớn.

- Dân số nhóm nước đang phát triển vẫn tiếp tục tăng nhanh, nhóm nước phát triển có xu hướng chững lại.

- Hậu quả: Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với phát triển kinh tế, tài nguyên, môi trường, và chất lượng cuộc sống.

2. Già hoá dân số:

- Dân số thế giới ngày càng già đi:

+ Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng.

+ Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15 tuổi ngày càng giảm, tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi ngày càng tăng.

- Sự già hoá dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển:

+ Tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp, giảm nhanh.

+ Cơ cấu dân số già.

- Hậu quả:

+ Thiếu lao động bổ sung

+ Chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn.

2: Dân số tăng nhanh gây hậu quả gì đến kinh tế xã hội?

+khó khăn trong việc giải quyết việc làm, sắp xếp lao động

+Làm giảm GDP và các chỉ tiêu kinh tế theo đầu người………

3: Vấn Đề môi trường;

Vấn đề môi trường

Hiện trạng

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

Biến đổi khí hậu toàn cầu

- Nhiệt độ khí quyển tăng

- Mưa axít

Thải khí CO2 tăng gây hiệu ứng nhà kính

- Chủ yếu từ ngành sản xuất điện và các ngành công nghiệp sử dụng than đốt.

Băng tan

- Mực nước biển tăng

- Ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất

Cắt giảm lượng CO2, SO2, NO2, CH4 trong sản xuất và sinh hoạt

Suy giảm tầng ôdôn

Tầng ô- dôn bị thủng, kích thước lỗ thủng ngày càng lớn

Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải khí CFCs, SO2

Ảnh hưởng đến sức khoẻ, mùa màng, sinh vật thuỷ sinh

Cắt giảm lượng CFCs trong sinh hoạt và sản xuất

Ô nhiễm nguồn nước ngọt và đại dương

- Ô nhiễm nguồn nước ngọt nghiêm trọng

- Ô nhiễm nguồn nước biển

- Chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt

- Việc vận chuyển dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ

- Thiếu nguồn nước sạch

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

- Ảnh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh

- Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lí chất thải

- Đảm bảo an toàn hàng hải

Suy giảm đa dạng sinh học

Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, nhiều hệ sinh thái bị

biết mất

Khai thác thiên nhiên quá mức, thiếu hiểu biết trong sử dụng tự nhiên

- Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu

- Mất cân bằng sinh thái

- Xây dựng các khu bảo tồn tự nhiên

- Có ý thức bảo vệ tự nhiên

- Khai thác sử dụng hợp lí

 

 

Câu 1: Nêu đặc trưng và những tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Gợi ý:

  • Đặc trưng:
    • Làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao
    • Bốn công nghệ trụ cột: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
  • Tác động:
    • Làm xuất hiện nhiều ngành mới
    • Tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    • Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức
    • Thúc đẩy sự phân công lao động quốc tế, chuyển giao công nghệ.

Câu 2: Toàn cầu hóa là gì? Các biểu hiện của toàn cầu hóa? Hệ quả của toàn cầu hóa?

Gợi ý:

  • Khái niệm: là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt kinh tế, văn hóa đến chính trị, khoa học kĩ thuật ...
  • Biểu hiện của toàn cầu hóa:
    • Thương mai thế giới phát triển mạnh
      • Tốc độ tăng trưởng thương mại cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế
      • WTO chi phối 95% hoạt động thương mại thế giới
    • Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
      • Giá trị đầu tư tăng
      • Lĩnh vực đầu tư chiếm tỉ trọng ngày càng lớn
    • Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng
      • Mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu đã và đang mở rộng
      • Tổ chức WB, IMF có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới
    • Vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia: nắm trong tay khối lượng tài sản lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng
  • Hệ quả:
    • Tích cực:
      • Thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế toàn cầu
      • Thúc đẩy đầu tư và khai thác triệt để công nghệ
      • Tăng cường sự hợp tác quốc tế
    • Tiêu cực: làm gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo

----

 -(Để xem tiếp nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2021 - 2022 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF