OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021 - 2022

02/12/2021 1.15 MB 4968 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211202/28351882726_20211202_112056.pdf?r=486
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Hoc247 xin giới thiệu tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021 - 2022 bao gồm kiến thức cần nhớ và các bài tập vận dụng sẽ giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu để ôn tập kiến thức cũng như rèn luyện tốt các kỹ năng làm bài môn Công nghệ 12 để đạt kết quả cao cho các kỳ thi săp tới. 

 

 
 

1. Kiến thức cần nhớ

1.1. Linh kiện điện tử

- Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

- Các số liệu kĩ thuật của điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

- Đọc và ghi trị số điện trở theo bảng màu quy ước.

- Công dụng, cấu tạo, kí hiệu, nguyên lí làm việc của điốt, Tranzito, Tirixto, Triac và Điac.

1.2. Một số mạch điện tử cơ bản

- Khái niệm, phân loại mạch điện tử.

- Mạch chỉnh lưu là gì? Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lí làm việc của mạch chỉnh lưu nửa chu kì, chỉnh lưu hai nửa chu kì, chỉnh lưu cầu? Nhận xét.

- Trình bày sơ đồ khối chức năng của mạch  nguồn một chiều? Mạch nguồn điện thực tế?

- Trình bày chức năng, sơ đồ và nguyên lí làm việc của  mạch khuyếch đại, mạch tạo xung?

- Trình bày các bước thiết kế một mạch điện tử?

- Thiết kế mạch nguồn điện một chiều?

1.3. Mạch điều khiển tín hiệu

- Khái niệm, công dụng, phân loại mạch điều khiển điện tử?

- Khái niệm, công dụng, nguyên lí chung của mạch điều khiển tín hiệu. (Có vẽ sơ đồ khối, lấy ví dụ…)

- Trình bày công dụng và các phương pháp điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha.

- Trình bày nguyên lí điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha.

2. Bài tập ôn tập

2.1. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?

A. Điện trở nhiệt.                                                                   B. Điện trở cố định.

C. Điện trở biến đổi theo điện áp.                                D. Quang điện trở.

Câu 2: Công dụng của điện trở:

A. Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện.         

B. Phân chia điện áp trong mạch điện.

C. Tất cả sai.  

D. Tất cả đúng.

Câu 3: Để kiểm tra giá trị của điện trở, ta dùng.

A. Ôm kế        B. Oát kế         C. Vôn kế        D. Ampe kế

Câu 4: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: cam, vàng, xanh lục, kim nhũ. Trị số đúng của điện trở là.

A. 34x102 KΩ ±5%.    B. 34x106 Ω ±0,5%.    C. 23x102 KΩ ±5%.    D. 23x106Ω ±0,5%.

Câu 5: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: xanh lam, đỏ, xanh lục, ngân nhũ. Trị số đúng của điện trở là.

A. 62x105Ω ±10%.     B. 62x105Ω ±5%.        C. 62x105Ω ±1%.       D. 62x105Ω ±0,5%.

Câu 6: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự:  tím, đen, trắng, đỏ. Trị số đúng của điện trở là.

A. 70 x103 MΩ ±2%.  B. 70 x109Ω ±20%.     C. 70 x103 MΩ ±10%.            D. 70 x103 MΩ ±5%.

Câu 7: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: vàng, xanh lam, xám, nâu. Trị số đúng của điện trở là.

A. 46 x102 MΩ ±1%.  B. 46 x108 Ω ±10%.    C. 46 x108 Ω ±2%.      D. 46 x102 MΩ ±5%.

Câu 8: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: nâu, xám, vàng, xanh lục. Trị số đúng của điện trở là.

A. 18 x104 Ω ±0,5%.   B. 18 x104 Ω ±1%.      C. 18 x103 Ω ±0,5%.   D. 18 x103 Ω ±1%.

Câu 9: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: cam, đỏ, vàng, ngân nhũ. Trị số đúng của điện trở là.

A. 32 x104 Ω ±10%.    B. 32 x104 Ω ±1%.      C. 32 x104 Ω ±5%.      D. 32 x104 Ω ±2%.

Câu 10: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: tím, vàng, xanh lam, không ghi vòng màu.  Trị số đúng của điện trở là.

A. 74 x106 Ω ±20%.    B. 74 x106 Ω ±10%.    C. 74 x105 Ω ±20%.    D. 74 x105 Ω ±10%.

Câu 11: Công dụng của điện trở là:

A. Hạn chế dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

B. Hạn chế hoặc điều khiển dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

C. Điều chỉnh dòng điện và tăng cường điện áp trong mạch điện.

D. Tăng cường dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

Câu 12: Ý nghĩa của trị số điện dung là:

A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện.

B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của tụ điện.

C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng hóa học của tụ khi nạp điện.

D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng cơ học của tụ khi phóng điện.

Câu 13: Trên một tụ điện có ghi 160V - 100 F. Các thông số này cho ta biết điều gì?

A. Điện áp định mức và trị số điện dung của tụ điện.

B. Điện áp định mức và dung kháng của tụ điện.

C. Điện áp đánh thủng và dung lượng của tụ điện.

D. Điện áp cực đại và khả năng tích điện tối thiểu của tụ điện.

Câu 14: Trong các nhận định dưới đây về tụ điện, nhận định nào không chính xác?

A. Dung kháng cho biết mức độ cản trở dòng điện một chiều đi qua tụ điện.

B. Dung kháng cho biết mức độ cản trở dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện.

C. Dòng điện xoay chiều có tần số càng cao thì đi qua tụ điện càng dễ.

D. Tụ điện cũng có khả năng phân chia điện áp ở mạch điện xoay chiều.

Câu 15: Loại tụ điện nào chỉ sử dụng cho điện một chiều và phải mắc đúng cực?

A. Tụ hóa        B. Tụ xoay      C. Tụ giấy       D. Tụ gốm

Câu 16: Loại tụ điện nào không thể mắc được vào mạch điện xoay chiều?

A. Tụ hóa        B. Tụ xoay      C. Tụ giấy       D. Tụ gốm

Câu 17: Cấu tạo của tụ điện:

A. Dùng dây kim loại, bột than.

B. Dùng dây dẫn điện quấn thành cuộn.

C. Dùng hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách bởi lớp điện môi.

D. Câu a, b,c đúng

Câu 18: Ý nghĩa của trị số điện cảm là:

A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm.

B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm

C. Cho biết mức độ tổn hao năng lượng trong cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.

D. Cho biết khả năng tích lũy nhiệt lượng của cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.

Câu 19: Công dụng của cuộn cảm là:

A. Ngăn chặn dòng điện cao tần, dẫn dòng điện một chiều, lắp mạch cộng hưởng.

B. Ngăn chặn dòng điện một chiều, dẫn dòng điện cao tần, lắp mạch cộng hưởng.

C. Phân chia điện áp và hạn chế dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn cảm.

D. Ngăn chặn dòng điện cao tần, khi mắc với điện trở sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.

Câu 20: Cuộn cảm được phân thành những loại nào?

A. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.

B. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần.

C. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.

D. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần.

Câu 21: Cảm kháng của cuộn cảm cho ta biết điều gì?

A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện xoay chiều của cuộn cảm.

B. Cho biết mức độ cản trở dòng điện một chiều của cuộn cảm

C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm.

D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm.

Câu 22: Trong các nhận định dưới đây về cuộn cảm, nhận định nào không chính xác?

A. Dòng điện có tần số càng cao thì đi qua cuộn cảm càng dễ.

B. Dòng điện có tần số càng cao thì đi qua cuộn cảm càng khó.

C. Cuộn cảm không có tác dụng ngăn chặn dòng điện một chiều.

D. Nếu ghép nối tiếp thì trị số điện cảm tăng, nếu ghép song song thì trị số điện cảm giảm.

Câu 23: TIRIXTO  cho dòng điện đi từ cực A sang cực K khi

A. UA> UK và UG>UK                         B. UA> UK và UK>UG

C. UA> UK và UA>UG                         D. UA> UK và UGK<0

Câu 24: TIRIXTO có mấy lớp tiếp giáp P-N

A. 1     B. 2     C. 3     D. 4

Câu 25: Tranzito có mấy lớp tiếp giáp P-N

A. 1     B. 2     C. 3     D. 4

Câu 26: Điôt ổn áp (Điôt zene) khác Điôt chỉnh lưu ở chỗ:

A. Bị đánh thủng mà vẫn không hỏng

B. Chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ anôt (A) sang catôt (K).

C. Không bị đánh thủng khi bị phân cực ngược.

D. Chịu được được áp ngược cao hơn mà không bị đánh thủng.

Câu 27: Kí hiệu như hình vẽ là của loại linh kiện điện tử nào?

A. Điôt ổn áp (Điôt zene).      B. Điôt chỉnh lưu.

C. Tranzito.                             D. Tirixto.

Câu 28: Tranzito là linh kiện bán dẫn có

A. Hai lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).

B. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: anôt (A), catôt (K) và điều khiển (G).

C. Một lớp tiếp giáp P – N, có hai cực là: anôt (A) và catôt (K).

D. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).

Câu 29: Tranzito (loại PNP) chỉ làm việc khi…

A. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))           

B. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))           

C. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))           

D. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))

Câu 30: Người ta phân Tranzito làm hai loại là:

A. Tranzito PPN và Tranzito NPP.    B. Tranzito PNP và Tranzito NPN.

C. Tranzito PPN và Tranzito NNP.    D. Tranzito PNN và Tranzito NPP.

Câu 31: Tirixto chỉ dẫn điện khi…

A. UAK > 0 và UGK > 0.                      B. UAK < 0 và UGK < 0.          

C. UAK > 0 và UGK < 0.                      D. UAK < 0 và UGK > 0.

Câu 32: Khi Tirixto đã thông thì nó làm việcnhư một Điôt tiếp mặt và sẽ ngưng dẫn khi…

A. UAK  0.                                        B. UGK  0.   

C. UAK  0.                                        D. UGK = 0.

2.2. Bài tập tự luận

Câu 1. Vẽ một mạch điện gồm nguồn điện \({U_N}\) và ba loại linh kiện R, L, C mắc nối tiếp. Hãy viết biểu thức điện áp trên các linh kiện đó là \({U_R},{U_L},{U_C}\) theo dòng điện I. Tính các giá trị điện áp đó khi dòng điện I ở các tần số : f = 0 và f = fCH (với fCH = \(\frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)).

Câu 2. Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha (điều khiển quạt) bằng Triac dùng phương pháp nào trong các phương pháp trên? So với  điều khiển động cơ quạt bằng phím bấm (kiểu cơ khí), thì điều khiển bằng điện tử có ưu và nhược điểm gì?

Câu 3. Tại sao cuộn cảm lại chặn được dòng điện cao tần và cho dòng điện một chiều đi qua?

Câu 4. Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về nguyên lí làm việc giữa Triac và Tirixto.

Câu 5. Hãy thiết kế bộ nguồn một chiều chỉnh lưu cầu với điện áp tải 4,5 V, dòng điện 0,2 A, sụt áp trên mỗi điôt bằng 0,8 V, U1 = 220 V.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021 - 2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

​Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF