OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Quảng Nam)

09/06/2020 156.84 KB 328 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200609/19085667041_20200609_143747.pdf?r=1725
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Xin giới thiệu đến các bạn học sinh Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 của Trường THPT Lê Quý Đôn (Quảng Nam) do HOC247 cập nhật. Đề cương giúp các em nắm vững các kiến thức cơ bản cũng như có hướng ôn tập hiệu quả. Chúc các em thành công!

 

 
 

 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 – NGỮ VĂN KHỐI 10

  NĂM HỌC 2019-2020

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

1. KHÁI QUÁT: Học sinh cần đọc kĩ ngữ liệu và xác định được:

  • Phong cách ngôn ngữ: PCNN sinh hoạt (HKI)  và PCNN nghệ thuật (HKII)...
  • Tìm từ ngữ, hình ảnh theo yêu cầu nội dung.
  • Xác định nội dung, ý tưởng văn bản...

2. KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI PHẦN ĐỌC HIỂU

2.1 Câu (1, 2) thường hỏi các kiến thức sau từ đoạn văn bản (văn xuôi hoặc thơ)

        -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

NHẬN BIẾT CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠTMiêu tả, Tự sự, Biểu cảm, Thuyết minh, Nghị luận, Hành chính - công vụ

Ví dụ:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

                                                Lá đỏ

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ  

Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.  

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa. 

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn. 

Em vẫy tay cười đôi mắt trong.

                (Nguyễn Đình Thi - Trường Sơn, 12/1974)

Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Trả lời: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ Nghệ thuật

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Trả lời:Phương thức biểu cảm/ Biểu cảm

Tìm từ ngữ, câu văn, hình ảnh... theo yêu cầu nội dung hoặc phát hiện các lỗi về các mặt như ngữ âm - chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ.

        -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

VD: Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên trong bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào?

2.2. Câu (3) Xác định nội dung chính văn bản/đặt tên văn bản/ luận điểm chính trong văn bản…

VD:  Xác định nội dung chính của bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi.

Trả lời: Bài thơ Lá đỏ ghi lại được khí thế ra trận, sự đồng tâm và lời hẹn ước, niềm tin vào sự tất thắng của những người con cách mạng.

2.3. Câu (4) thường hỏi các kiến thức sau từ đoạn văn bản (văn xuôi hoặc thơ):

  • Giải quyết một vấn đề hoặc tình huống trong thực tiễn bằng cách vận dụng những điều đã tiếp nhận từ văn bản.
  • Trình bày ý kiến/quan điểm cá nhân về một luận điểm nêu ra từ đoạn văn bản. Lý giải.

VD:  Nội dung của bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân với đất nước? 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

1. KĨ NĂNG:

  • Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài  giới thiệu vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết thúc vấn đề.
  • Xác định đúng vấn đề nghị luận.
  • Triển khai các luận điểm của bài văn nghị luận: Sử dụng kết hợp các thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, bình luận…
  • Đảm bảo quy tắc dùng từ, đặt câu, chính tả.
  • Có cách trình bày mới mẻ, kết hợp hài hòa giữa các thao tác lập luận… trong bài văn.

2. KIẾN THỨC VỀ CÁC VĂN BẢN

2.1. PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG

a. Tác giả:

  • Trương Hán Siêu (?-1354) tự là Thăng Phủ người làng Phúc Thành, Yên Ninh, Ninh Bình.
  • Là nhân vật văn hoá tài năng cả về chính trị và văn chương. Từng tham gia kháng chiến chống quân Mông, Nguyên, được mọi người kính trọng.
  • Tác phẩm còn lại không nhiều, trong đó có một bài phú nổi tiếng “Bạch Đằng giang phú”.

b. Hoàn cảnh sáng tác

  • Trương Hán Siêu sáng tác bài phú này lúc ông đang là trọng thần của nhà Trần khi có dịp dạo chơi trên sông Bạch Đằng (khoảng 50 năm sau chiến thắng Mông – Nguyên lần thứ hai).

c. Nội dung

c.1.  Hình tượng nhân vật khách

  • Mục đích dạo chơi: Thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên và nghiên cứu cảnh trí đất nước
  • Có một tâm hồn khoáng đạt, hoài bão lớn lao
  • Cảm xúc của “khách” trước sông Bạch Đằng: vui, tự hào và buồn, nuối tiếc.

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Quảng Nam). Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt. 

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF