OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 11 Cánh diều năm học 2023-2024

15/12/2023 91.59 KB 192 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231215/290175864893_20231215_141343.pdf?r=6717
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 11 có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kĩ năng làm đề, kết hợp củng cố kiến thức chuẩn bị bước vào kì thi Học kì 1 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 11 Cánh diều năm học 2023-2024 bao gồm các kiến thức tóm tắt, bài tập tự luyện. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo tài liệu dưới đây. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!

 

 
 

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số vấn đề chung về Cách mạng tư sản

1.1.1. Tiền đề của cách mạng tư sản

- Nhiều cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra trong thời kì cận đại.

- Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ do tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.

a. Kinh tế

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở các nước Âu-Mỹ trong thế kỉ XVI-XVIII.

- Ở Anh, công nghiệp len, dạ bùng nổ làm tư sản và quý tộc mới giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển mênh mông của ngoại thương.

- Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển ở miền Bắc và kinh tế đồn điền, trang trại phát triển ở miền Nam.

- Ở Pháp, công thương nghiệp phát triển rất mạnh, đặc biệt là ở những vùng ven biển và ngoại thương có bước tiến mới.

- Tình trạng vào đất cướp ruộng ở Anh được gọi là "Hiện tượng cừu ăn thịt người".

b. Chính trị

- Trước cách mạng, đa số các nước thuộc chế độ quân chủ chuyên chế hoặc thuộc địa.

Anh: Từ năm 1625, Sác-lơ 1 lên làm vua.

13 thuộc địa ở Bắc Mỹ: Đến giữa thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ. 

Pháp: Vua Louis XVI đứng đầu chế độ quân chủ chuyên chế, cản trở sự phát triển của tư sản và quý tộc mới.

c. Xã hội

- Trong xã hội, bên cạnh giai cấp phong kiến và nông dân đã xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới như tư sản, quý tộc mới... 

- Mâu thuẫn xã hội ở Pháp: 

Phân chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.

+ Tăng lữ và Quý tộc nắm quyền lực chính trị và chức vụ quan trọng.

+ Đẳng cấp thứ ba bao gồm nhiều giai cấp và tầng lớp.

+ Nông dân là giai cấp đông đảo nhất và cực khổ nhất.

+ Giai cấp tư sản có lực kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị.

d. Tư tưởng

- Giai cấp tư sản phê phán giáo lý lạc hậu, đề xuất tư tưởng mới tiến bộ.

- Giai cấp tư sản và chủ nó theo tư tưởng dân chủ tư sản.

- Cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu:

+ Ở Anh, sử dụng Thanh giáo trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo.

+ Ở Pháp, Triết học Ánh sáng phê phán chế độ phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, đưa ra lý thuyết xây dựng nhà nước mới.

1.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng tư sản

a. Mục tiêu, nhiệm vụ

- Cuộc cách mạng tư sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thực dân, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và nền thống trị của giai cấp tư sản.

- Mục tiêu và nhiệm vụ của một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu:

Anh: 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

Pháp: Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Mỹ: Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản và chủ nô, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Nhiệm vụ: Xoá bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất thị trưởng, tạo thành một quốc gia dân tộc gồm đẩy du bốn yếu tố, xác lập nền dân chủ tư sản, mỗi người dân đều có quyền tự do chính trị, tự do kinh doanh và có quyền tư hữu.

b. Giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng

Giai cấp lãnh đạo: Tư sản và quý tộc mới.

Động lực cách mạng: Quần chúng nhân dân (bao gồm nông dân, công nhân, thị dân, nô lệ, thổ dân da đỏ...)

1.1.3. Kết quả, ý nghĩa của một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu

a. Kết quả

- Các cuộc cách mạng tư sản giành thắng lợi, lật đổ chế độ phong kiến và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa. Mức độ thắng lợi khác nhau tùy vào điều kiện lịch sử ở từng nước. Ví dụ, cách mạng tư sản Anh lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Bắc Mỹ giành độc lập dân tộc, còn cách mạng tư sản Pháp lật đổ chế độ phong kiến và thiết lập chế độ cộng hoà.

b. Ý nghĩa

Cách mạng tư sản Anh: Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập Hợp chủng quốc Mỹ, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển và góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mỹ La tinh.

Cách mạng tư sản Pháp: Lật đổ và xoá bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến, giải phóng nông dân và tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, làm cho chế độ phong kiến bị lung lay trên khắp châu Âu.

- Mỗi cuộc cách mạng có ý nghĩa riêng, nhưng nhìn chung các cuộc cách mạng tư sản đã dẫn đến xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và tạo ra nền dân chủ và các thể chế nhà nước dân chủ.

1.2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

1.2.1. Sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ

- Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ diễn ra trong những năm 50-70 của thế kỉ XIX, giúp cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Giai cấp tư sản chiếm quyền lực ở nhiều nước và chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ vào cuối thế kỉ XIX.

1.2.2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

a) Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa

- Nước tư bản Âu-Mỹ sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, liên quan đến việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng qua hoạt động xâm lược thuộc địa.

- Thuộc địa cung cấp nguyên liệu, nhân công, là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hoá, cơ sở vững chắc cho cuộc tranh chấp và chiến tranh.

- Các cường quốc phương Tây tìm cách đánh chiếm và biến thành thuộc địa của mình trong gần 4 thế kỉ, từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, tại châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

b) Sự phát triển chủ nghĩa tư bản

- Các nước Mỹ La-tinh, Nhật Bản và Xiêm đi theo con đường tư bản chủ nghĩa sau khi giành lại độc lập. Chủ nghĩa tư bản phát triển trên toàn cầu nhờ ứng dụng khoa học-kĩ thuật, tiến hành xuất khẩu và nâng cao hiệu quả khám phá thiên nhiên.

c) Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền 

- Tư bản độc quyền xuất hiện khi sức mạnh kinh tế tăng lên và từng bước phối toàn bộ nền kinh tế. Tổ chức độc quyền là liên minh các nhà tư bản lớn tập trung sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hoá, có năm đặc điểm được Lê-nin nêu lên.

1.2.3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại

a) Khái niệm

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ chỉ giai đoạn mới của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới II.

b) Tiềm năng và thách thức

- Tiềm năng

Tiềm năng: Phát triển vượt bậc trong kinh tế, khoa học-công nghệ, tự điều chỉnh và thích ứng.

Thách thức: Khó khăn trong kinh doanh, sự phát triển không bền vững, tăng chất lượng cuộc sống.

+ Bất bình đồng xã hội tăng cao.

+ Dân chủ tư sản bị xói mòn.

+ Nguy cơ khủng hoảng toàn cầu về tài chính, môi trường.

1.3. Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết

1.3.1. Quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

a. Sự ra đời của Chính quyền Xô viết

- Năm 1917, sau Cách mạng tháng Hai, Đảng vô sản Nga lãnh đạo nhân dân lật đổ chế độ Nga hoàng và thành lập Chính quyền Xô viết, do Lê-nin đứng đầu. Chính quyền mới thực hiện quyền bình đẳng, tự quyết của các dân tộc và ban hành "Sắc lệnh hoà bình" và "Sắc lệnh ruộng đất".

- Tháng 10-1917, sau Cách mạng tháng Mười, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo các Xô viết thực hiện tiếp cách mạng để lật đổ Chính phủ tư sản.

b. Sự thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết

- Quân đội 14 nước đế quốc tấn công Nga Xô viết.

- Nước Xô viết liên minh với nhau đánh bại kẻ thù chung (1920).

- Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang hợp ở Mát-xcơ-va (12-1922) thông qua bản Tuyên ngôn thành lập Liên Xô.

- Năm 1924, thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Liên Xô, hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.

1.3.2. Ý nghĩa của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

- Sụp đổ đế quốc Nga và chính phủ tư sản lâm thời của giai cấp tư sản.

- Thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên Xô rộng lớn.

- Tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước, chiến thắng ngoại xâm.

- Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước.

1.4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2

1.4.1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991

a. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

- Liên Xô là nước đầu tiên đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

- Các nước Đông Âu lật đổ chế độ tư sản-địa chủ và thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.

- Đã hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

- Nước Cộng hoà Dân chủ Đức ra đời và tham gia vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

- Các nước Đông Âu đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

b. Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh

Châu Á: Mông Cổ, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Lào đã đi theo con đường xã hội chủ nghĩa từ năm 1924 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

Khu vực Mỹ La-tinh: Nước Cộng hoà Cuba và Cộng hoà Nicaragua đã xây dựng chủ nghĩa xã hội sau cuộc cách mạng thành công.

c. Nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô

- Hạn chế mô hình kinh tế - xã hội và trình độ phát triển lực lượng sản xuất tụt hậu so với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

- Tình trạng vi phạm dân chủ, sự suy giảm niềm tin vào đảng và nhà nước, và các sai lầm của các nhà lãnh đạo.

- Sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm làm thay đổi chế độ chính trị-xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

1.4.2. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

a. Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

- Sau sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Xô viết, chủ nghĩa xã hội không còn là hệ thống thế giới.

- Tuy nhiên, Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Cu-ba vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Trung Quốc và Việt Nam tiến hành cải cách, mở cửa và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Trung Quốc phát triển kinh tế làm trung tâm, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc.

- Việt Nam vượt qua khủng hoảng kinh tế-xã hội, trở thành nước đang phát triển, dẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

- Cu-ba: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội duy trì, nhưng không có nhiều thành tựu đột phá và đang bị cấm vận từ bên ngoài. Các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội như Trung Quốc, Việt Nam và Lào đã có nhiều thành tựu và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

b. Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc

- Được quyết định thực hiện tại Hội nghị Trung ương 3 (khoa XI) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đường lối cải cách mở cửa đã mang lại nhiều thành tựu lớn cho Trung Quốc. 

Trung Quốc: GDP 17,7 nghìn tỉ USD, dự trữ ngoại tệ hàng đầu thế giới, GNI đạt 12,5k USD, giảm nghèo 60 triệu người.

Khoa học - kĩ thuật: Thám hiểm không gian từ 1992, tàu cao tốc phát triển nhanh, năng lực tự chủ AI, năng lượng sinh học, công nghệ sinh học, ...

Đối ngoại Trung Quốc: Đa dạng hoá, đa phương hoá. Nâng cao vai trò và vị thế quốc tế. Hồng Kông, Ma Cao thuộc chủ quyền Trung Quốc, là trung tâm kinh tế lớn.

Cải cách, mở cửa Trung Quốc: Thành tựu trên văn hoá, giáo dục, quốc phòng. Nền giáo dục phát triển, xuất khẩu vũ khí. Phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội. Nâng cao vị thế quốc tế, chứng tỏ sức sống chủ nghĩa xã hội. Để lại bài học cho các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam.

2. Trắc nghiệm tự luyện

Câu 1: Cách mạng Cuba thành công vào thời nào?

A. 1959
B. 1955
C. 1958
D. 1957

Câu 2: Trước năm 1945, nước nào là nước duy nhất đi theo con đường chủ nghĩa xã hội?

A. Việt Nam
B. Liên Xô
C. Trung Quốc
D. Cuba

Câu 3: Cuba bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội vào năm nào?

A. 1961
B. 1955
C. 1958
D. 1957

Câu 4: Đâu không phải một nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1991 đến nay?

A. Trung Quốc
B. Cuba
C. Ba Lan
D. Việt Nam

Câu 5: Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời vào năm nào?

A. 1949
B. 1955
C. 1958
D. 1957

Câu 6: Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa từ:

A. Tháng 12/1978
B. Tháng 06/1985
C. Tháng 01/1990
D. Tháng 11/1998

Câu 7: Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời với quan hệ hợp tác giữa:

A. Mỹ và các nước Đông Âu
B. Liên Xô và các nước Đông Âu
C. Mỹ và Liên Xô
D. Liên Xô và Trung Quốc

Câu 8: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội vào thời gian nào?

A. 1949
B. 1955
C. 1958
D. 1957

Câu 9: Từ năm 1945 – 1949, sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, đó là:

A. Tiến hành cải cách ruộng đất
B. Quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản
C. Thực hiện các quyền tự do, dân chủ
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10 Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây, nhất là:

A. Pháp và Hà Lan
B. Mỹ và Nga
C. Việt Nam và Ngan
D. Anh và Pháp

Câu 11: Quá trình xâm nhập của các nước phương Tây vào Đông Nam Á được đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây?

A. Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca.
B. Pháp đánh chiếm Đông Dương.
C. Tây Ban Nha đánh chiếm Philíppin.
D. Anh đánh chiếm Miến Điện.

Câu 12: Nước duy nhất không trở thành thuộc địa của đế quốc thực dân?

A. Việt Nam
B. Xiêm
C. Cam-pu-chia
D. Sing-ga-po

Câu 13: Điểm chung trong chính sách về kinh tế của thực dân ở Đông Nam Á là gì?

A. Khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khoá đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên
B. Thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp
C. Thúc ép người dân tăng gia sản xuất, hỗ trợ máy móc nhưng lượng sản phẩm phải nộp là quá lớn.
D. Cả A và B.

Câu 14: Vào giữa thế kỉ XIX, đứng trước sự de doạ xâm lược của thực dân phương Tây, vương quốc Xiêm đã:

A. Gửi tối hậu thư cho các nước thực dân phương Tây nhằm đe doạ sẽ chống trả quyết liệt nếu họ có ý định xâm chiếm
B. Tiến hành cải cách theo hướng hiện đại hóa
C. Xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc để được hẫu thuẫn
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây, nhất là:

A. Pháp và Hà Lan
B. Mỹ và Nga
C. Việt Nam và Ngan
D. Anh và Pháp

3. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Trình bày những diễn biến chính của phong trào Tây Sơn. Theo em, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã để lại những bài học quý nào về tư tưởng và nghệ thuật chống ngoại xâm?

Câu 2: Có nhận định cho rằng: “Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn, kiên quyết và táo bạo”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Vì sao?

Câu 3:

a. Hãy tóm tắt diễn biến chính và kết quả của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.

b. Nêu nhận xét, đánh giá của em về các cuộc khởi nghĩa trong thời kì này.

Câu 4: Từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ, em có thể rút ra những bài học lịch sử gì?

 

Trên đây là một phần đoạn trích nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 11 Cánh diều năm học 2023-2024. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF