OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập đầu HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Mỹ An

20/04/2020 86.87 KB 342 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200420/255796804265_20200420_140636.pdf?r=6313
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Chia sẻ đến các em đề cương ôn tập đầu HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 9 của Trường THCS Mỹ An do Hoc247 cập nhật. Tài liệu gồm những kiến thức cơ bản được hệ thống một cách chi tiết giúp các em học tập và ôn luyện dễ dàng hơn trong những ngày nghỉ dich Covid 19. Hy vọng rằng các em sẽ chăm chỉ học tập để nắm vững tri thức nhằm chuẩn bị cho các bài kiểm tra sắp tới. Cùng Hoc247 ôn luyện nhé!

 

 
 

 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 

NĂM HỌC 2019 - 2020

 

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

1. Tác giả, tác phẩm

Đoạn trích Bàn về đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm, trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui và nỗi buồn của việc đọc sách do Trần Đình Sử dịch, Bắc Kinh, 1995.

2. Nội dung, kiến thức cơ bản

2.1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách

Ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại: sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích lũy được; những sách có giá trị -> Cột mốc trên con đường phát triển của nhân loại; sách là kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay; đọc sách là con đường tích lũy nâng cao vốn kiến thức.

2.2. Cách lựa chọn sách khi đọc

  • Vì sao cần lựa chọn sách khi đọc: sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, không biết nghiền ngẫm; sách nhiều => khó chọn lựa, lãng phí thời gian, sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
  • Lựa chọn sách khi đọc: chọn cho tinh, đọc cho kỹ những cuốn sách có giá trị, có lợi; đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình; không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi với chuyên môn.

2.3. Phương pháp đọc sách

  • Không nên đọc lướt qua, mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ, trầm ngâm tích lũy tưởng tượng tự do; không đọc một cách tràn lan, theo hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch, có hệ thống => đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
  • Ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả

2.4. Nội dung

Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.

2.5. Nghệ thuật

  • Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
  • Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tính đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản.
  • Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị.

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

1. Tác giả, tác phẩm

Văn bản Tiếng nói của văn nghệ của tác giả Nguyễn Đình Thi trích trong Tuyển tập, tập III NXB Văn học, Hà Nội, 1997.

2. Nội dung, kiến thức cơ bản

2.1. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ

  • Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan.
  • Khi sáng tạo một tác phẩm nghệ sĩ gửi vào một cách nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình.
  • Tác phẩm văn nghệ không cất lên từ những thuyết lý khô khan mà chứa đựng tình cảm say sưa, yêu ghét, vui buồn, mơ mộng của nghệ sĩ… Khiến ta rung động ngỡ ngàng.
  • Nội dung của văn nghệ là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận.

=> Nội dung của van nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sĩ.

2.2. Sự cần thiết của tiếng nói văn nghệ đối với đời sống con người

  • Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
  • Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống: tiếng nói văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc sống đời thường bên ngoài, với những hoạt động vui buồn, gần gũi.
  • Trong đời sống sinh hoạt khắc khổ hằng ngày: tác phẩm văn nghệ giúp con người vui lên, biết rung cảm, ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả.

2.3. Con người văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó

  • Sức mạnh của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe: tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu ghét, buồn vui trong cuộc sống; tư tưởng nghệ thuật không khô khan mà lắng sâu, thấm sâu vào cảm xúc, những nỗi niềm => Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn qua con đường tình cảm.
  • Văn nghệ giúp mọi người tự nhận thức, tự xây dựng mình -> văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên có hiệu quả lâu bền, sâu sắc.

2.4. Nội dung

Phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu đối với cuộc sống của con người.

2.5. Nghệ thuật

  • Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
  • Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: dẫn chứng phong phú.
  • Giọng văn chân thành, say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản.

CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI

1. Tác giả, tác phẩm

Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới của tác giả Vũ Khoan trong Một góc nhìn của tri thức – tập 1, nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2002.

2. Nội dung, kiến thức cơ bản

2.1. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người

  • Con người là động lực phát triển của lịch sử.
  • Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển, con người có vai trò nổi trội.

2.2. Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu nhiệm vụ nặng nề của đất nước

  • Thế giới khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa hội nhập giữa các nền kinh tế.
  • Đất nước ta: đồng thời giải quyết 3 nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tiếp cận với nền kinh tế tri thức.

2.3. Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỷ mới

  • Cái mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù, sáng tạo; có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhất là trong chiến đấu chống ngoại xâm; bản tính thích ứng nhanh.
  • Cái yếu: kỹ năng thực hành kém; thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng qui trình công nghệ, chưa quen cường độ khẩn trương, đố kỵ nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày; hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen bao cấp, sùng ngoại, bài ngoại quá mức, khôn vặt, ít giữ chữ tín.

=> Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam, từ đó cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỷ mới.

2.4. Nội dung

Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam; từ đó cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỷ mới.

2.5. Nghệ thuật

  • Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ thích hợp làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể, lại vừa ý vị, sâu sắc mà vẫn ngắn gọn.
  • Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống, cách nói trực tiếp, dễ hiểu, giản dị; Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu thuyết phục.

         -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

Trên đây là trích dẫn một phần đề cương ôn tập đầu HK2 môn Ngữ Văn 9 của trường THCS Mỹ An . Để xem được đầy đủ nội dung đề cương, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề  cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.

                                                                                            ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF