OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Chuyên đề đường đi của tia sáng và sự tạo ảnh qua thấu kính mỏng môn Vật Lý 11

12/04/2021 848.61 KB 283 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210412/739184091571_20210412_145527.pdf?r=506
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Chuyên đề đường đi của tia sáng và sự tạo ảnh qua thấu kính mỏng môn Vật Lý 11 được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kỳ 2 năm 2021 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

 

 
 

CHUYÊN ĐỀ ĐƯỜNG ĐI CỦA TIA SÁNG QUA THẤU KÍNH MỎNG

- SỰ TẠO ẢNH QUA THẤU KÍNH MỎNG

 

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Đường đi của các tia sáng qua thấu kính hội tụ

Các tia sáng khi qua thấu kính hội tụ sẽ bị khúc xạ và ló ra khỏi thấu kính. Có 3 tia sáng thường gặp (Hình 36):

– Tia tới (a) song song với trục chính, cho tia ló đi qua tiêu điểm ảnh.

– Tia tới (b) đi qua tiêu điểm vật, cho tia ló song song với trục chính.

– Tia tới (c) đi qua quang tâm cho tia ló truyền thẳng.

2. Đường đi của các tia sáng qua thấu kính phân kì

Các tia sáng khi qua thấu kính phân kì sẽ bị khúc xạ và ló ra khỏi thấu kính. Có 3 tia sáng thường gặp (Hình 37):

– Tia tới (a) song song với trục chính, cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh.

 

– Tia tới (b) hướng tới tiêu điểm vật, cho tia ló song song với trục chính.

– Tia tới (c) đi qua quang tâm cho tia ló truyền thẳng.

3. Quá trình tạo ảnh qua thấu kính hội tụ

Vật thật hoặc ảo thường cho ảnh thật, chỉ có trường hợp vật thật nằm trong khoảng từ O đến F mới cho ảnh ảo.

4. Quá trình tạo ảnh qua thấu kính phân kì

Vật thật hoặc ảo thường cho ảnh ảo, chỉ có trường hợp vật ảo nằm trong khoảng từ O đến F mới cho ảnh thật.

II. VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ:

A. luôn nhỏ hơn vật.

B. luôn lớn hơn vật.

C. luôn cùng chiều với vật.

D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật

Giải

Đáp án: D

Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật.

Ví dụ 2: Ảnh của một vật thật qua thấu kính phân kỳ

A. luôn nhỏ hơn vật.

B. luôn lớn hơn vật.

C. luôn ngược chiều với vật.

D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật

Giải

Đáp án: A

Ảnh của một vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn nhỏ hơn vật.

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1/ Qua thấu kính hội tụ, nếu vật thật cho ảnh ảo thì vật phải nằm trước kính một khoảng

A. lớn hơn 2f.                      

B. bằng 2f.                

C. từ f đến 2f.                       

D. từ 0 đến f.

2/ Qua thấu kính hội tụ, nếu vật cho ảnh ảo thì ảnh này

A. nằm trước kính và lớn hơn vật.        

B. nằm sau kính và lớn hơn vật.

C. nằm trước kính và nhỏ hơn vật.         

D. nằm sau kính và nhỏ hơn vật.

3/ Qua thấu kính hội tụ nếu vật thật muốn cho ảnh ngược chiều lớn hơn vật thì vật phải đặt cách kính một khoảng        

A. lớn hơn 2f.                      

B. bằng 2f.                

C. từ f đến 2f.                      

D. từ 0 đến f.

4/ Qua thấu kính phân kì, vật thật thì ảnh không có đặc điểm

A. sau kính.             

B. nhỏ hơn vật.            

C. cùng chiều vật . 

D. ảo.

5/ Qua thấu kính, nếu vật thật cho ảnh cùng chiều thì thấu kính

A. chỉ là thấu kính  phân kì.                      

B. chỉ là thấu kính hội tụ.

C. không tồn tại.                              

D. có thể là thấu kính hội tụ hoặc phân kì đều được.

 

-(Hết)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập Thấu kính mỏng môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF