OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Chuyên đề Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

31/05/2021 95.69 KB 644 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210531/255781871_20210531_172159.pdf?r=7578
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Chuyên đề Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được biên soạn và tổng hợp gồm có lý thuyết và hệ thống các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng bài đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

1. Lý thuyết

1.1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

a. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

b. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

   + Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

   + Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ giữa Việt Nam và thế giới.

   + Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

- Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

   + Tạo tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

   + Tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò của Nhà nước và mối quan hệ giữa công nhân, nông dân, trí thức.

   + Tạo tiền đề phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

   + Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.

1.2. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước.

a. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất

- Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội.

- Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

b. Xây dựng một cơ cấu kinh tếhợp lý, hiện đại và hiệu quả

- Chuyển dịch, phát triển từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển tri thức.

c. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân

1.3. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất.

- Học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - công nghệ hiện đại.

​1.4. Củng cố kiến thức

Câu 1: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí được gọi là

A. Công nghiệp hóa

B. Hiện đại hóa.

C. Cơ khí hóa.

D. Tự động hóa.

Đáp án:

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội được gọi là

A. Công nghiệp hóa

B. Hiện đại hóa.

C. Cơ khí hóa.

D. Tự động hóa.

Đáp án:

Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội một cách

A. Cơ bản, hoàn thiện.

B. Đồng thời, nhanh chóng.

C. Căn bản, toàn diện.

D. Đồng loạt.

Đáp án:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương  pháp  tiên  tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Khái niệm công nghiệp hóa xuất hiện cùng cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên

A. Lao động cơ khí.

B. Lao động tay chân.

C. Lao động trí óc.

D. Lao động tự động hóa.

Đáp án:

Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động cơ khí, từ đó xuất hiện khái niệm công nghiệp hóa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Khái niệm hiện đại hóa xuất hiện cùng cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyền từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ

A. Hiện đại hóa.

B. Công nghiệp hóa.

C. Cơ khí hóa.

D. Tự động hóa.

Đáp án:

Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa, sử dụng rộng rãi người máy và những công nghệ hiện đại khác.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới, điều cần thiết là phải thực hiện quá trình

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa.

D. Công nghiệp hóa tách rời hiện đại hóa.

Đáp án:

Đất nước ta vẫn đang tồn tại nhiều yếu kém, là nguyên nhân hạn chết chất lượng tăng trưởng, cạnh tranh và hội nhập quốc tế, vì vậy cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?

A. Phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội.

B. Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm

C. Tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.

D. Xóa bỏ nền văn hóa dân tộc lạc hậu.

Đáp án:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa – nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Nội dung nào dưới đây là nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

A. Tăng cường phát triển nền kinh tế dựa trên kĩ thuật thủ công.

B. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

C. Phát triển nền văn minh nông nghiệp.

D. Hạn chế sử dụng các công nghệ hiện đại.

Đáp án:

Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta bao gồm: phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại, hiệu quả và củng cố, tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế quốc dân

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó quan trọng nhất là

A. Cơ cấu ngành kinh tế.

B. Cơ cấu vùng kinh tế.

C. Cơ cấu thành phần kinh tế.

D. Các yếu tố quan trọng như nhau.

Đáp án:

Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Cốt lõi của cơ cấu kinh tế là

A. Cơ cấu vùng kinh tế.

B. Cơ cấu thành phần kinh tế.

C. Cơ cấu ngành kinh tế.

D. Cán cân kinh tế.

Đáp án:

Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với chuyển dịch cơ cấu

A. Lao động.

B. Xã hội.

C. Đời sống.

D. Công nghiệp.

Đáp án:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển tri thức.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Thờ ơ với cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. Bảo thủ, không chịu thay đổi khi tham gia nền kinh tế hàng hóa.

C. Sử dụng công nghệ, kĩ thuật hiện đại.

D. Nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.

Đáp án:

Trong thời kì CNH, HĐH, mỗi cá nhân cần tích cực học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nguồn lao động có kĩ thuật cho nền kinh tế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới vào năm nào?

A. 2001

B. 2003

C. 2005

D. 2007

Đáp án:

Ngày 11/1/2007: WTO tiến hành nghi lễ trao thẻ thành viên chính thức cho Việt Nam, trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Có ý kiến cho rằng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ có tác dụng phát triển kinh tế. Ý kiến đó sai vì công nghiệp hóa có

A. Tác dụng to lớn và toàn diện.

B. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

C. Tác dụng tăng năng suất lao động.

D. Củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Đáp án:

Ý kiến đó sai vì công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng to lớn và toàn diện: thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, tạo ra lực lượng sản xuất mới, hình thành và phát triển nền văn hóa mới,….

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Để đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, học sinh – sinh viên nên

A. Xác định mục tiêu, tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng.

B. Nhờ cha mẹ sắp xếp cho công việc nhẹ lương cao.

C. Sử dụng các mối quan hệ để có công việc tốt.

D. Tìm mọi cách có được bằng cấp cao để dễ dàng xin việc.

Đáp án:

Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, học sinh – sinh viên nên xác định mục tiêu, tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng để hoàn thiện bản thân, sau này trở thành người lao động có trình độ chuyên môn tốt, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:  Trong nông nghiệp, chuyển từ hình tức lao động “ con trâu đi trước, cái cày theo sau” sang lao động bằng máy móc là thể hiện quá trình nào ở nước ta hiện nay?

A. Hiện đại hóa                                                      B. Nông thôn hóa

C. Công nghiệp hóa                                              D. Tự động hóa

Câu 2:  Để xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiểu quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần

A. Thay đổi vùng kinh tế                                      B. Thực hiện chính sách kinh tế mới

C. Phát triển kinh tế thị trường                            D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Câu 3: công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng:

A. Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển

B. Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội

C. Tạo điều kiện để nước ta hội nhập k.tế quốc tế

D. Nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế

Câu 4: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào?

A. Thế kỷ VII                 B. Thế kỷ XVIII            C. Thế kỷ XIX               D. Thế kỷ XX

Câu 5: Thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật làn thứ nhất là gì?

A. Điện                           B. Máy tính                    C. Máy hơi nước           D. Xe lửa

Câu 6:  Quan điểm nào dưới đây không đúng khi lí giải về tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

A. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác

B. Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao

C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

D. Do yeu cầu phải phát triển nhanh để tiến lên chủ nghĩa xã hội

Câu 7:  Quan điểm nào dưới đây về nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là đúng?

A. Chuyển mạnh từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp

B. Xây dựng một nền kinh tế tri thức toàn diện gắn với tự động hóa

C. Phát triển mạnh mẽ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

D. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả

Câu 8: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ nhất ứng với qúa trình nào sau đây?

A. Hiện đại hoá                                                      B. Công nghiệp hoá

C. Tự động hoá                                                      D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Câu 9:  Nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

A. Do yêu cầu phải phát triển đất nước

B. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác

C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả

D. Do yêu cầu phải xây dựng nền kinh tế tri thức

Câu 10:  Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần

A. Phát triển kinh tế thị trường                            B. Phát triển kinh tế tri thức

C. Phát triển thể chất cho người lao động          D. Tăng số lượng người lao động

Câu 11:  Công nghệ vi sinh, kĩ thuật gen và nuôi cấu tế bào được ứng dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực là biểu hiện của quá trình nào ở nước ta hiện nay?

A. Công nghiệp hóa                                              B. Hiện đại hóa

C. Tự động hóa                                                      D. Trí thức hóa

Câu 12: Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công sang sư dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá trình nào sau đây?

A. Hiện đại hoá                                                      B. Công nghiệp hoá

C. Tự động hoá                                                      D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Câu 13: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây

A. Để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nước ta cần tự nghiên cứu, xây dựng.

B. Để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nước ta cần nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.

C. Để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nước ta cần kết hợp tự nghiên cứu, xây dựng vừa nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.

D. Để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nước ta cần đầu tư cho xây dựng.

Câu 14:  Phương án nào dưới đây xác định đứng trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước ?

A. Phê phán, đấu tranh với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

B. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại vào sản xuất

C. Sẵn sang tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội

D. Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa và sản xuất hàng hóa

Câu 15:  Mục đích của công nghiệp hóa là

A. Tạo ra năng suất lao động cao hơn

B. Tạo ra một thị trường sôi động

C. Tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người lao động

D. Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại

Câu 16: Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì?

A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất

B. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, hiệu quả.

C. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

D. Cả a,b, c đúng

Câu 17: Vì sao công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa?

A. Vì nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng kỉ thuật và công nghệ.

B. Xu hướng toàn cầu hóa, mở ra cơ hội mới cho các nước tiến hành công nghiệp hóa sau như Việt Nam.

C. Tránh sự tụt hậu, rút ngắn thời gianđể HĐH mọi mặt.

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 18:  Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là

A. Một số mặt                                                        B. To lớn và toàn diện

C. Thiết thực và hiệu quả                                     D. Toàn diện

Câu 19:  Để xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần

A. Chuyển dịch lao động                                      B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

C. Chuyển đổi mô hình sản xuất                         D. Chuyển đổi hình thức kinh doanh

Câu 20: Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là:

A. Phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí

B. Phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật

C. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin

D. Phát triển mạnh mẽ lực hượng sản xuất

Câu 21: Cơ cấu kinh tế là tổng thể quan hệ hữu cơ, phụ thuộc và quy đinh lẫn nhau về quy mô và trình độ của cơ cấu nào sau đây?

A. Cơ cấu kinh tế ngành                                       B. Cơ cấu vùng kinh tế

C. Cơ cấu thành phần kinh tế                              D. Cả a, b, c đúng

Câu 22:  Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiến bộ, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội là

A. Công nghiệp hóa                                              B. Hiện đại hóa

C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa                       D. Tự động hóa

Câu 23:  Một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay là

A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội

B. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

C. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

D. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước

Câu 24:  Ở nước ta công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa vì

A. Công nghiệp hóa luôn gắn liền với hiện đại hóa

B. Các nước trên thế giới đều thực hiện đồng thời hai quá trình này

C. Nước ta thực hiện công nghiệp hóa muộn so với các nước khác

D. Đó là nhu cầu của xã hội

Câu 25: Trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là vì:

A. Để giải quyết việc làm cho người lao động

B. Khai thác mọi tiềm năng sẵn có của đất nước

C. Kinh tế nông nghiệp và kinh tế tập thể còn yếu

D. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu

Câu 26: Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật làn thứ nhất ứng dụng vào lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp             B. Sản xuất                     C. Dịch vụ                      D. Kinh doanh

Câu 27: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ hai ứng với qúa trình nào sau đây?

A. Hiện đại hoá                                                      B. Công nghiệp hoá

C. Tự động hoá                                                      D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Câu 28:  Yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động cao hơn là một trong các nội dung của

A. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

B. Tình trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

C. Đặc điểm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

D. Nguyên nhân dẫn đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Câu 29:  Một trong những tác động to lớn, toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là

A. Xây dựng được nền kinh tế nhiều thành phần

B. Con người có điều kiện phát triển toàn diện

C. Các dân tộc trong nước đoàn kết, bình đẳng

D. Tạo tiền đề thức đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội

Câu 30: Vì sao phải tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước?

A. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kỉ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

B. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỉ thuật, công nghệ, do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kỉ thuật cho chủ nghĩa xã hội, do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

D. Cả a, b đều đúng.

Câu 31:  Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay là gì?

A. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

B. Rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển

C. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất

D. Tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Câu 32:  Quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công là chính sang lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là

A. Công nghiệp hóa                                              B. Hiện đại hóa

C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa                       D. Tự động hóa

Câu 33: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào?

A. Thế kỷ VII                 B. Thế kỷ XVIII            C. Thế kỷ XIX               D. Thế kỷ XX

Câu 34:  Giáo dục và đào tạo có vai trò nào dưới đây trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Quyết định                                                        B. Quốc sách hàng đầu

C. Quan trọng                                                        D. Cần thiết

Câu 35:  Công nghiệp hóa là gì

A. Tất yếu khách quan đối với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội

B. Tất yếu khách quan đối với các nước nghèo, lạc hậu

C. Nhu cầu của các nước kém phát triển

D. Quyền lợi của các nước nông nghiệp

Câu 36: Đi đôi với chuyển dich cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển yếu tố nào sau đây?

A. Kinh tế nông nghiệp                                        B. Kinh tế hiện đại

C. Kinh tế tri thức                                                 D. Kinh tế thị trường

Câu 37: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây?

A. Hiện đại hoá                                                      B. Công nghiệp hoá

C. Tự động hoá                                                      D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Câu 38:  Để tực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động nào dưới đây?

A. Hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội

B. Hoạt động nghiên cứu khoa học

C. Hoạt động chính trị - xã hội

D. Hoạt động văn hóa – xã hội

Câu 39: Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật làn thứ hai ứng dụng vào lĩnh vực nào?

A. Sản xuất                                                             B. Kinh doanh. dịch vụ

C. Quản lý kinh tế, xã hội                                    D. Cả a, b, c đúng

Câu 40:  Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế tri thức là nôi dung cơ bản nào dưới đây của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta ?

A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất

B. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiểu quả

C. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

3. Đáp án

1

C

11

B

21

D

31

C

2

D

12

B

22

B

32

A

3

B

13

C

23

D

33

B

4

D

14

B

24

C

34

B

5

C

15

A

25

B

35

A

6

D

16

D

26

B

36

C

7

D

17

D

27

A

37

A

8

B

18

B

28

A

38

A

9

B

19

B

29

D

39

D

10

B

20

D

30

D

40

A

Trên đây là nội dung Chuyên đề Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

ADMICRO
NONE
OFF