OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Chuyên đề Công dân với sự phát triển kinh tế

30/05/2021 98.72 KB 569 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210530/355952466674_20210530_141736.pdf?r=8545
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Chuyên đề Công dân với sự phát triển kinh tế được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập kiến thức về chủ đề này cũng như giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh.

Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

 

 
 

CHUYÊN ĐỀ CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Lý thuyết

1.1. Sản xuất của cải vật chất

a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất?

Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người.

b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất

- Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội

- Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.

⇒ Sản xuất của cải vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.

1.2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất

Có 3 yếu tố cơ bản:

- Sức lao động

+ Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần được vận dụng trong quá trình sản xuất.

+ Sức lao động gồm: thể lực và trí lực.

+ Lao động là hoạt động có mục đích có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.

- Đối tượng lao động

+ Đối tượng lao động là những yếu tố của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.

+ Đối tượng lao động có hai loại: Đối tượng lao động có sẵn (gỗ, đất đai, khoáng sản…) và đối tượng lao động qua tác động của lao động (sợi để dệt vải, sắt thép, xi măng…)

+ Cùng với sự phát triển của lao động sản xuất và khoa học kĩ thuật, đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú. Con người ngày càng tạo ra những nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng theo ý muốn.

+ Cần có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.

- Tư liệu lao động

+ Khái niệm: Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.

+ Phân loại tư liệu lao động:

• Công cụ lao động

• Kết cấu hạ tầng

• Hệ thống bình chứa

1.3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

a. Phát triển kinh tế

- Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội.

- Phát triển kinh tế gồm 3 nội dung:

+ Phát triển kinh tế biểu hiện trước hết ở sự tăng trưởng kinh tế

+ Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kì nhất định. Cơ sở của tăng trưởng kinh tế:

• Dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.

• Phát triển kinh tế đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế.

• Phù hợp với sự biến đổi nhu cầu phát triển toàn diện của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái

• Gắn với chính sách dân số phù hợp.

• Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí và tiến bộ.

+ Công bằng xã hội.

b. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình, xã hội.

- Đối với cá nhân: Tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện cá nhân.

- Đối với gia đình: là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình, xây dựng gia đình văn hóa.

- Đối với xã hội:

+ Làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện. Tạo điều kiện giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

+ Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị, tăng cường hiệu lực quản lí của nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

+ Là điều kiện kiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn vè kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.4. Củng cố kiến thức

Câu 1: Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm

A. Phát triển kinh tế.

B. Sản xuất của cải vật chất.

C. Quá trình lao động.C. 

D. Quá trình sản xuất.

Đáp án: 

Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Đối với xã hội, sản xuất vật chất đóng vai trò là

A. Cơ sở tồn tại và phát triển.

B. Động lực phát triển.

C. Thước đo phát triển.

D. Cơ sở tồn tại.

Đáp án: 

Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội, đồng thời quyết định mọi hoạt động của xã hội. Nếu không sản xuất của cải vật chất sẽ không có gì để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người, đồng thời các hoạt động xã hội ngưng trệ, xã hội không thể tồn tại.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội, từ đó giúp con người ngày càng

A. Giàu có và thoải mái hơn.

B. Hoàn thiện và phát triển toàn diện

C. Có nhiều điều kiện về mặt vật chất và tinh thần.

D. Có cuộc sống phong phú và đa dạng.

Đáp án: 

Thông qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, con người ngày càng được hoàn thiện và phát triển toàn diện.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Yếu tố nào không phải là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất?

A. Sức lao động.

B. Đối tượng lao động.

C. Tư liệu lao động.

D. Lao động.

Đáp án: 

Mọi quá trình sản xuất đều là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là nội dung của khái niệm

A. Lao động

B. Sức lao động.

C. Đối tượng lao động.

D. Tư liệu lao động.

Đáp án: 

Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm

A. Lao động.

B. Sức lao động.

C. Vận động.

D. Sản xuất vật chất.

Đáp án: 

Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là

A. Tư liệu lao động.

B. Cách thức lao động.

C. Đối tượng lao động.

D. Hoạt động lao động.

Đáp án: 

Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Đối tượng lao động gồm mấy loại?

A. 1 

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: 

Đối tượng lao động có hai loại: Loại có sẵn trong tự nhiên và loại đã trải qua tác động của lao động.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Đối tượng lao động nào dưới đây là đối tượng của ngành công nghiệp khai thác?

A. Tôm cá.

B. Sắt thép.

C. Sợi vải.

D. Hóa chất.

Đáp án: 

Đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên, khai thác là dùng được => đối tượng của ngành công nghiệp khai thác (đất, tôm cá,…)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Con người ngày càng tạo ra nhiều nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng, tác dụng theo ý muốn khiến cho đối tượng lao động ngày càng

A. Hạn chế.

B. Thu hẹp.

C. Đa dạng.

D. Tăng lên.

Đáp án:

Đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú, con người ngày càng tạo ra nhiều nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng, tác dụng theo ý muốn

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người được gọi là

A. Đối tượng lao động.

B. Đối tượng sản xuất.

C. Tư liệu sản xuất.

D. Tư liệu lao động.

Đáp án: 

Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Những nội dung nào sau đây không phải là yếu tố của tư liệu lao động?

A. Công cụ lao động.

B. Hệ thống bình chứa.

C. Tư liệu sản xuất.

D. Kết cấu hạ tầng.

Đáp án: 

Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành tư liệu sản xuất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì yếu tố nào là quan trọng nhất?

A. Công cụ lao động.

B. Hệ thống bình chứa.

C. Kết cấu lao động.

D. Quan trọng như nhau.

Đáp án: 

Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì công cụ lao động là quan trọng nhất. Nó là một trong những căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất?

A. Đối tượng lao động.

B. Tư liệu lao động.

C. Sức lao động.

D. Tư liệu sản xuất.

Đáp án: 

Sức lao động với tính sáng tạo, giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất. Trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là sự phản ánh sức lao động sáng tạo của con người.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Công dân cần làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình với sự phát triển kinh tế?

A. Học tập, rèn luyện để nâng cao hiệu quả lao động.

B. Tham gia vào thị trường lao động sớm không cần qua đào tạo.

C. Tìm cách làm giàu bằng mọi giá.

D. Phát triển kinh tế không gắn với bảo vệ môi trường.

Đáp án: 

Trách nhiệm của mỗi công dân: thường xuyên rèn luyện, học tập để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mỗi trường.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội được gọi là

A. Phát triển đời sống.

B. Phát triển văn hóa.

C. Phát triển xã hội.

D. Phát triển kinh tế.

Đáp án: 

Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung của phát triển kinh tế?

A. Tăng trưởng kinh tế.

B. Quy mô tăng trưởng kinh tế.

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế.

D. Cơ cấu kinh tế hợp lí.

Đáp án: 

Phát triển kinh tế gồm 3 nội dung: Sự tăng trưởng kinh tế, Quy mô tăng trưởng kinh tế, Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế

A. Ổn định.

B. Bền vững.

C. Liên tục.

D. Phù hợp.

Đáp án: 

Cơ sở của tăng trưởng kinh tế: cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân?

A. Giúp có việc làm và tạo thu nhập ổn định.

B. Nâng cao chất lượng cuộc sống.

C. Gia tăng phúc lợi xã hội.

D. Phát triển toàn diện bản thân.

Đáp án: 

Gia tăng phúc lợi xã hội là ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với xã hội.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với xã hội?

A. Giảm bớt đói nghèo.

B. Tạo điều kiện củng cố an ninh quốc phòng.

C. Tạo tiền đề vật chất phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.

D. Tạo tiền đề thực hiện tốt các chức năng của gia đình.

Đáp án: 

Kinh tế tạo tiền đề để thực hiện tốt các chức năng của gia đình là ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với gia đình.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết góp phần phát triển kinh tế quốc gia?

A. Chỉ sử dụng các sản phẩm hàng hóa nước ngoài.

B. Ủng hộ phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”.

C. Trốn thuế để thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể.

D. Xả rác thải độc hại chưa qua xử lí ra môi trường.

Đáp án: 

Công dân ủng hộ phong trào Người Việt dùng hàng Việt là hành động giúp đỡ, ủng hộ các doanh nghiệp trong nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Ông A là giám đốc công ty X muốn tăng năng suất lao động thông qua việc nâng cao sức lao động của công nhân. Ông A nên làm gì?

A. Yêu cầu công nhân làm tăng ca.

B. Để công nhân tự do làm việc theo ý muốn.

C. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của công nhân.

D. Đổi mới công nghệ sản xuất.

Đáp án: 

Ông A nên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của công nhân để công dân có năng lực thể chất và tinh thần tốt nhất, từ đó có thể nâng cao sức lao động, lao động hiệu quả, nâng cao năng suất.

Đáp án cần chọn là: C

2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Thế nào là cơ cấu kinh tế hợp lí?

A. Là cơ cấu kinh tế phát huy được mọi tiềm năng nội lực của toàn bộ nền kinh tế

B. Là cơ cấu kinh tế phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại

C. Là cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế

D. Cả a, b, c đúng

Câu 2:  Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là

A. Cơ sở tồn tại của xã hội.                                  B. Tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.

C. Giúp con người có việc làm.                           D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Câu 3: Phương án nào sau đây nêu đúng nhất sự khác biệt giữa sức lao động và lao động?

A. Sức lao động là năng lực lao động, còn lao động là hoạt động cụ thể có mục đích, có ý thức của con người.

B. Sức lao động là cơ sở để phân biệt khả năng lao động của từng người cụ thể, còn những người lao động khác nhau đều phải làm việc như nhau.

C. Sức lao động là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.

D. Cả a, b, c đều sai.

Câu 4: Trong tư liệu lao động thì loại nào quan trọng nhất?

A. Tư liệu sản xuất.                                               B. Công cụ lao động.

C. Hệ thống bình chứa                                          D. Kết cấu hạ tầng

Câu 5: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì?

A. Sản xuất của cải vật chất.                                B. Hoạt động.

C. Tác động.                                                          D. Lao động.

Câu 6: Xác định đúng đắn vai trò của sản xuất của cải vật chất có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp con người biết trân trọng giá trị của lao động và của cải vật chất của xã hội.

B. Giúp con người giải thích nguồn gốc sâu xa của mọi hiện tượng kinh tế - xã hội, hiểu được nguyên nhân cơ bản của quá trình phát triển lịch sử xã hội loài người.

C. Giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự sáng tạo và năng lực lao động vô tận của con người trong lịc sử phát triển lâu dài.

D. a và c đúng, b sai.

Câu 7: Vì sao sức lao động giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất trong yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất?

A. Vì sức lao động có tính sáng tạo.

B. Vì sức lao động của mỗi người là không giống nhau.

C. Vì suy đến cùng, trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là phản ánh sức lao động sáng tạo của con người.

D. Cả a, c đúng.

Câu 8: Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?

A. Tạo điều kiện cho mọi người có việc là và thu nhập.

B. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc.

C. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.      

D. Thực hiện dân giàu, nước mạnh; xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Câu 9: Đối tượng lao động được phân thành mấy loại?

A. 2 loại.                         B. 3 loại.                         C. 4 loại.                         D. 5 loại.

Câu 10: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì?

A. Tư liệu lao động.                                              B. Công cụ lao động.

C. Đối tượng lao động.                                         D. Tài nguyên thiên nhiên

Câu 11: Hệ thống bình chứa của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào của quá trình sản xuất?

A. Đối tượng lao động đã trải qua tác động của lao động.

B. Tư liệu lao động.

C. Đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp hóa chất.

D. Nguyên vật liệu nhân tạo.

Câu 12: Cơ cấu kinh tế là gì?

A. Là mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế 

B. Là tổng thể mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế

C. Là mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc và quy định lẫn nhau  cả về quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế 

D. Là tổng thể mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế

Câu 13:  Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây quan trọng nhất?

A. Kết cấu hạ tầng của sản xuất.                         B. Công cụ lao động.

C. Hệ thống bình chứa của sản xuất.                  D. Cơ sở vật chất.

Câu 14: Đối với thợ mộc, đâu là đối tượng lao động?

A. Gỗ.                             B. Máy cưa.                    C. Đục, bào.                   D. Bàn ghế.

Câu 15: Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân?

A. Tạo điều kiện cho mọi người có việc là và thu nhập.

B. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc.

C. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.

D. Thực hiện dân giàu, nước mạnh.....

Câu 16: Phát triển kinh tế là gì?

A. Tăng trưởng kinh tế.                                        B. Cơ cấu kinh tế hợp lí.

C. Tiến bộ công bằng xã hội.                               D. Cả a, b, c đúng.

Câu 17:  Sản xuất của cải vật chất là quá trình

A. Tạo ra của cải vật chất.

B. Sản xuất xã hội.

C. Con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với như cầu của mình.

D. Tạo ra cơm ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất.

Câu 18: Trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu nào quan trọng nhất?

A. Cơ cấu ngành kinh tế.                                      B. Cơ cấu thành phần kinh tế.

C. Cơ cấu vùng kinh tế.                                       

Câu 19:  Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là

A. Người lao động        B. Tư liệu lao động       C. Tư liệu sản xuất       D. Nguyên liệu

Câu 20:  Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân?

A. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm

B. Phát triển kinh tế khắc phục sự tụt hậu về kinh tế

C. Phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần

D. Phát triển kinh tế giúp cá nhân có điều kiện chăm sóc sức khỏe

Câu 21: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất được gọi là gì?

A. Sức lao động.                                                    B. Lao động.

C. Sản xuất của cải vật chất.                                D. Hoạt động.

Câu 22:  Căn cứ vào cơ sở nào dưới đây để phân biệt một vài vật là đối tượng lao động hay tư liệu lao động?

A. Mục đích sử dụng gắn với chức năng           B. Khả năng sử dụng

C. Nguồn gốc của vật đó                                      D. Giá trị của vật đó

Câu 23: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là:

A. Sản xuất kinh tế                                                B. Thỏa mãn nhu cầu.

C. Sản xuất của cải vật chất.                                D. Quá trình sản xuất.

Câu 24: Tư liệu sản xuất được chia thành những loại nào?

A. Công cụ lao động, hệ thống bình chứa, kết cấu hạ tầng.

B. Công cụ lao động, công cụ sản xuất, hệ thống bình chứa.

C. Công cụ sản xuất, hệ thống bình chứa, kết cấu hạ tầng.

D. Cả a, c đều đúng.

Câu 25: Yếu tố nào sau đây quyết định mọi hoạt động của xã hội?

A. Sự phát triển sản xuất.                                     B. Sản xuất của cải vật chất.

C. Đời sống vật chất, tinh thần.                           D. Cả a, b, c.

Câu 26: Sức lao động là gì?

A. Năng lực thể chất của con người.

B. Năng lực tinh thần của con người.

C. Năng lực thể chất và tinh thần của con người.

D. Năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất.

Câu 27: Vì sao sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người?

A. Sản xuất của cải vật chất là điều kiện để tồn tại xã hội.

B. Sản xuất của cải vật chất mở rộng là tiền đề, cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội.

C. Thông qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, bản thân con người ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

D. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 28: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là

A. Lao động.                  B. Người lao động        C. Sức lao động             D. Làm viêc

Câu 29:  sản xuất của cải vật chất có vai trò quyết định

A. Mọi hoạt động của xã hội.                              B. Số lượng hang hóa trong xã hội

C. Thu nhập của người lao động.                        D. Việc làm của người lao động.

Câu 30: Tư liệu lao động được phân thành mấy loại?

A. 2 loại.                         B. 3 loại.                         C. 4 loại.                         D. 5 loại.

Câu 31:  Đối với gia đình, phát triển kinh tế là tiền đề để

A. Thực hiện tốt chức năng kinh tế                     B. Loại bỏ tệ nạn xã hội

C. Đảm bảo ổn điịnh về kinh tế                           D. Xóa bỏ thất nghiệp

Câu 32:  Quá trình sản xuất gồm các yếu tố nào dưới đây?

A. Sức lao dộng, đối tượng lao động và lao động.

B. Con người, lao động và máy móc.

C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

Câu 33:  Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động trong nghành Xây dựng?

A. Xi măng.                    B. Thợ xây.                     C. Cái bay.                      D. Giàn giáo.

Câu 34:  “Con trâu đi trước, cái cày theo sau” là nói đến yếu tố nào dưới đây trong quá trình lao động?

A. Đối tượng lao động.                                         B. Tư liệu lao động.

C. Sức lao động.                                                    D. Nguyên liệu lao động.

Câu 35:  Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động trong nghành May mặc?

A. Máy may.                   B. Vải.                             C. Thợ may.                    D. Chỉ.

Câu 36: Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào của quá trình sản xuất?

A. Đối tượnglao động đã trải qua tác động của lao động.

B. Tư liệu lao động.

C. Đối tượng lao động của các ngành giao thông vận tải.

D. yếu tố nhân tạo.

Câu 37: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến sự tồn tại của xã hội?

A. Cơ sở.                        B. Động lực.                   C. Đòn bẩy.                    D. Cả a, b, c đúng.

Câu 38: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động của xã hội?

A. Quan trọng.               B. Quyết định.               C. Cần thiết.                   D. Trung tâm.

Câu 39:  Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào được gọi là

A. Đối tượng lao động                                          B. Tư liệu lao động

C. Tài nguyên thiên nhiên                                   D. Nguyên liệu

Câu 40:  yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động?

A. Không khí                 B. Sợi để dệt vải            C. Máy cày                    D. Vật liệu xây dựng

Câu 41: Đối với thợ may, đâu là đối tượng lao động?

A. Máy khâu.                 B. Kim chỉ.                     C. Vải.                            D. Áo, quần.

Câu 42:  Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?

A. Đối tượng lao động.                                         B. Sức lao động.

C. Tư liệu lao động.                                              D. Máy móc hiện đại.

Câu 43:  Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội là

A. Phát triển kinh tế      B. Thúc đẩy kinh tế       C. Thay đổi kinh tế       D. Ổn định kinh tế

Câu 44: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?

A. Sức lao động,đối tượng lao động,công cụ lao động.

B. Sức lao động,đối tượng lao động,tư liệu lao động.

C. Sức lao động,công cụ lao động,tư liệu lao động.

D. Sức lao động,tư liệu lao động,công cụ sản xuất.

Câu 45:  Khẳng định nào dưới đâu không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển kinh tế đối ngoại với xã hội?

A. Phát triển kinh tế là tiền đề phát triển văn hóa, giáo dục

B. Phát triển kinh tế tạo điều kiện củng cố an ninh, quốc phòng

C. Phát triển kinh tế tạo điều kiện giải quyết việc làm, giảm tệ nạn xã hội

D. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn

Câu 46:  Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành Công nghiệp khai thác?

A. Máy cày.                    B. Than.                          C. Sân bay.                     D. Nhà xưởng.

Câu 47:  Phát triển kinh tế là

A. Sự tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm

B. Sự tăng trưởng về kinh tế gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống

C. Sự tăng trưởng kinh tế bền vững

D. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội

3. Đáp án

1

D

11

B

21

A

31

A

41

C

2

A

12

D

22

A

32

D

42

B

3

C

13

B

23

C

33

A

43

A

4

B

14

A

24

D

34

B

44

B

5

D

15

A

25

B

35

A

45

D

6

D

16

D

26

D

36

B

46

B

7

D

17

C

27

D

37

A

47

D

8

D

18

A

28

C

38

B

   

9

A

19

B

29

A

39

A

   

10

C

20

B

30

B

40

C

   

Trên đây là nội dung Chuyên đề Công dân với sự phát triển kinh tế. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

ADMICRO
NONE
OFF