OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Cảm nhận về hình tượng sóng trong hai khổ thơ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

18/12/2018 662.48 KB 14210 lượt xem 62 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20181218/86825544984_20181218_110029.pdf?r=982
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Cảm nhận về hình tượng sóng trong hai khổ thơ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được vì sao những tâm trạng của người con gái đang yêu lại được ví như hình tượng của sóng biển. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một vấn đề, một khía cạnh trong tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Sóng của Xuân Quỳnh

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • “Sóng” là hình tượng bao trùm bài thơ, ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình, trong đó khát vọng tình yêu đã đuợc thể hiện theo một cách riêng rất chân thực.
  • Thơ tình của Xuân Quỳnh thường mang đậm nét tự thuật.

2. Thân bài

  • Tính cách của sóng cũng giống người con gái đang yêu:

    Dữ dội và dịu êm

    Ồn ào và lặng lẻ

    Sông không hiểu nổi mình

    Sóng tìm ra tận bể

    • Kết cấu đối lập - song hành ở hai câu đầu thể hiện những trạng thái đối cực, tưởng mâu thuẫn gay gắt. Nhưng những trạng thái ấy khi ở trong cùng một đối tượng nó lại nói lên sự đa dạng, phong phú, độc đáo, mạnh mẽ, cuồng nhiệt, sâu lắng, dịu dàng. Đó là âm điệu đa dạng của Sóng và đó cũng là những sắc điệu tâm hồn muôn màu muôn vẻ cuả người phụ nữ khi yêu.
    • Hành trình của Sóng tìm tới biển khơi như hành trình của con người hướng về tình yêu lớn lao, tuyệt đích. Con sóng muốn được ra biển khơi, để hòa trong sức sống mạnh mẽ của ngàn con sóng giữa đại dương. Người con gái đang yêu cũng khao khát vượt ra tình yêu bé nhỏ, quen thuộc của chính mình để hòa vào thế giới mới lạ, lớn lao và đầy bí hiểm của tình yêu. Em là một con sóng chân thực, táo bạo và rất chủ động.
    • Sóng vốn là một trạng thái động, nó cũng là một vật thể thiên nhiên vì vậy sóng luôn chứa đựng những mâu thuẫn trong cùng một trạng thái chăng? Dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ. Đã có lần nào bạn đứng trước biển chưa? Biển xanh! Đấy là khung cảnh vừa ngỡ rất quen thuộc lại vừa rất xa lạ. Tình yêu cũng thế. Vậy thì có sự so sánh nào tốt hơn là so sánh sóng biển với tình yêu:
    • Nhà thơ viết :

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

  • Nói đến sóng ở đây là XuânQuỳnh nói đến tình yêu, sóng chính là biểu tượng của người con gái. Người con gái khi yêu luôn tự day dứt trăn trở với tình yêu, tự mâu thuẫn với chính mình.
  • Tâm trạng của Xuân Quỳnh là tâm trạng người con gái say mê, nồng nhiệt đấy nhưng cũng rất đằm thắm, cởi mở, tìm về cội nguồn nhưng vẫn không thể giấu được vẻ sôi nổi của tuổi trẻ.

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

  • Sóng chính là tình yêu, là khát vọng, tình yêu đã tạo nên mâu thuẫn làm con sóng không hiểu nổi mình và nhà thơ cũng không hiểu nổi mình.
  • Trong tình yêu người ta vẫn thích đi tìm quy luật, tìm định nghĩa mới cho tình yêu; hướng tới những cái gì có sức mạnh trường cửu như sóng như biển. Nói đến sóng là nhà thơ đã nói đến bản thân, nói đến tình yêu của mình.

3. Kết bài

  • Qua hai khổ thơ đầu của bài thơ Sóng ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thủy chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu.
  • Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà.
  • Bài thơ ra đời vào năm 1967, vào thời kì mà các nhà thơ đang tự hoá thân vào trách nhiệm của dân tộc, Xuân Quỳnh dám bày tỏ nỗi lòng riêng tư của mình, bày tỏ tình cảm của mình là điều đáng khâm phục. Nhẹ nhàng như một lời thì thầm, bài thơ Sóng đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm dịu ngọt mơn man nhưng đầy thi vị.

C. Bài văn mẫu

Gợi ý làm bài:

         Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ trẻ xuất sắc trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ và là một trong số ít những nhà thơ nữ viết rất nhiều và rất thành công về đề tài tình yêu. Một trong những thành công xuất sắc về đề tài này của nữ sĩ là bài thơ “Sóng”, hai khổ thơ đầu bài thơ nữ thi sĩ viết:

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”

         Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn, vần thơ của bà vừa chân thành đằm thắm, vừa nồng nàn mãnh liệt và hơn hết luôn bật lên khát vọng da diết về hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ “Sóng” ra đời năm 1967 trong chuyến đi thực tế của nhà thơ về vùng biển Diêm Điền tỉnh Thái Bình và lúc này thì bản thân nhà thơ cũng vừa trải qua một sự đổ vỡ trong tình yêu. Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” năm 1968. Tình yêu là điều bí ẩn nên ngàn đời vẫn cuốn hút con người, tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh chính là những bông hoa dọc chiến hào làm dịu đi sự khốc liệt của chiến tranh.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến----

          Con gái khi yêu luôn là như thế, luôn mâu thuẫn, đối lập trong lời nói và hành động. Nếu  yêu một người con gái mà không biết nhìn thẳng vào mắt người  đó thì chắc chắn một điều rằng anh chàng sẽ khó lòng hiểu và yêu thương cô gái trọn vẹn.Hành trình của sóng chính là hành trình của tình yêu. Nếu con sóng luôn luôn chủ động chối bỏ những chật chội hẹp hòi để vươn tới những điều rộng lớn thì người con gái đang yêu cũng luôn luôn có khát khao như thế .Họ  dũng cảm từ bỏ những ích kỉ, nhỏ nhen để vươn tới tình yêu  bao dung . Việt Nam là một nước có lịch sử ơn một nghìn năm phong kiến và chế độ phong kiến đã đè nặng tư tưởng phụ nữ Việt. Thời kì những năm 1967 ảnh hưởng của tư tưởng hệ phong kiến chắc chắn còn, mà thậm chí còn rơi rớt đến một số thế hệ trẻ hiện nay thế nhưng ở Xuân Quỳnh ta bắt gặp một con người hiện đại, thông minh và sắc sảo,luôn khát khao hướng tới một tình yêu vĩ đại.

Trên đây là bài văn mẫu Cảm nhận về hình tượng sóng trong hai khổ thơ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE
OFF