Tuổi thơ trong bài thơ Đò Lèn được tác giả Nguyễn Duy gợi lên với hình ảnh của bà, với những trò chơi thuở nhỏ. Ở đó có cậu nhóc nào ham chơi mải mê câu cá, có cô bé nào nũng nịu: “níu váy bà” ra chợ mua quà. Cái cống Na và chợ Bình Lâm hẳn đã là cả một thiên đường của nhà thơ. Ông viết nó giản dị và chân thật như vừa đem từ cuộc sống vào chứ không chỉ từ một nỗi nhớ thôi. Nào là đi bắt chim sẻ, rồi đi ăn trộm nhãn của chùa, …, được lang thang trên đồng ruộng, trong những ngôi chùa, khu vườn rộn ràng tiếng chim kêu. Để cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơ, các em có thể tham khảo bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Ddò Lèn của Nguyễn Duy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo bài giảng Đò lèn để nắm vững những kiến thức cần đạt khi học về tác phẩm này.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề:
- Cuộc sống với nhiều điều gây thương, gây nhớ. Và điều này đã được Nguyễn Duy thể hiện thật đẹp và cảm động qua bài thơ Đò Lèn.
2. Thân bài
- Giới thiệu về địa danh Đò Lèn
- Đò Lèn là tên một miền đất như bao miền đất khác, nơi đã tạo nên tuổi thơ, hình thnahf nên hoài niệm trong bao lớp người xứ Thanh Hóa.
- Những hình ảnh tuổi thơ
- Thời thơ ấu: câu cá, bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, ăn trộm nhãn, đi chơi đền, đi chân đất xem hội, níu váy bà đòi đi chợ,…
- ⇒ Tinh nghịch, hiếu động, hồn nhiên.
⇒ Cách nhìn của nhà thơ: thành thực, tự nhiên, đậm chất hiện thực.
- Tình cảm sâu nặng đối với người bà
- Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép, gánh chè xanh những đêm lạnh, bán trứng ga Len ngày bom Mỹ dội,…
- ⇒ Sự cơ cực, tần tảo, yêu thương.
- Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại
- Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà. Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.
- Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau muộn màng”
- Những đặc sắc về mặt nghệ thuật
- Sử dụng thủ pháp đối lập
- Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với sự cơ cực, tần tảo của người bà.
- Đối lập giữa hoàn cảnh đói kém, chiến tranh ác liệt, hoàn cảnh gia đình đau thương với cái đơn chiếc, già nua tội nghiệp của người bà.
- Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con gười.
- ⇒ Thấu hiểu nỗi khổ cực của người bà, thể hiện nỗi ngậm ngùi, sự ân hận muộn màng khi không còn bà nữa.
- Sử dụng phép so sánh đối chiếu:
- Giữa cái hư và cái thực, giữa bà với Tiên, Phật, thánh thần ⇒ tương đồng.
- Giữa thần thánh với bà đặt trong bối cảnh của chiến tranh ⇒ tương phản.
- ⇒ Tôn vinh, ngợi ca tấm lòng nhân từ cao cả của bà. Khẳng định sự bất diệt của hình ảnh người bà.
- Giọng điệu: thành thực, thẳng thắn -> sự ngậm ngùi, đắng xót, ân hận pha lẫn những suy niệm đầy màu sắc triết lí về sự sống con người.
- Sử dụng thủ pháp đối lập
3. Kết bài
- Bài thơ gợi nhắc con người ý thức, trân trọng cội nguồn, những giá trị bền vững.
- Bài thơ gây xúc động về tình bà cháu bằng cảm xúc chân thành, triết lí nhẹ nhàng nhưng thấm thía.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận bài thơ Đò lèn của Nguyễn Duy
Gợi ý làm bài
Cuộc sống có những điều được gọi là nỗi nhớ, cứ xa xôi vô hình; có những hình ảnh được gọi là hoài niệm mãi miên man, dằng dặc; và có những tình cảm được gọi là yêu thương luôn ấm nồng sâu sắc mà thường những điều ấy đi xa rồi người ta mới biết cách gọi tên chúng. Ta gọi chúng như là hoài niệm, là nỗi nhớ, là yêu thương …
Cuộc đời người ngắn ngủi như chiếc lá, thoáng chốc thôi cũng đủ để mầm non chuyển sắc vàng. Người ta lớn lên, bon chen nhau mà sống để rồi biết bao lần lại tìm về tuổi thơ trong những nỗi nhớ xa xôi như thế. Với Nguyễn Duy đó lại là cả một thế giới của “ Đò Lèn “ – nơi lắng kết những giá trị vĩnh hằng – bài thơ mà cái tên thôi đã gợi lên giữa lòng người nhiều suy nghĩ. Những người đã biết sẽ thấy quen thuộc nhưng những người không biết lại dễ phân vân: cái gì là “ Đò Lèn “? Hai tiếng ấy vô tình trở thành một khái niệm khó hình dung trong khi thực chất nó lại vô cùng giản dị. Nó không phải là con đò, là dòng sông, bến nước hay cái gì đó chợt nảy ra khi lần đầu nghe đến. Đò Lèn là tên một miền đất như bao miền đất khác, nơi đã tạo nên tuổi thơ, hình thành hoài niệm trong bao lớp người xứ Thanh Hóa :
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Tuổi thơ được tác giả gợi lên với hình ảnh của bà, với những trò chơi thuở nhỏ. Ở đó có cậu nhóc nào ham chơi mải mê câu cá, có cô bé nào nũng nịu: “níu váy bà” ra chợ mua quà. Cái cống Na và chợ Bình Lâm hẳn đã là cả một thiên đường của nhà thơ. Ông viết nó giản dị và chân thật như vừa đem từ cuộc sống vào chứ không chỉ từ một nỗi nhớ thôi. Nào là đi bắt chim sẻ, rồi đi ăn trộm nhãn của chùa, …, được lang thang trên đồng ruộng, trong những ngôi chùa, khu vườn rộn ràng tiếng chim kêu. Không gian mở ra rộng lớn và mênh mông thỏa mãn tính hiếu động, đam mê khám phá của tuổi nhỏ, đưa chúng hòa nhập vào thiên nhiên, đất trời. Được chơi đùa, được nghịch ngợm thoải mái mới thấy hết niềm thích thú vô tận. Đó thật sự là tuổi thơ đúng nghĩa, khác hẳn với không gian nhỏ bé bao quanh bởi 4 bức tường chật hẹp bây giờ. Ta có thể hình dung ra trước mắt là hình ảnh một cậu bé tinh nghịch, lấm lem nhưng mắt sáng ngời. Không có quần áo đẹp, không có búp bê, siêu nhân, những tuổi thơ như thế hôm nay chỉ còn phảng phất trong nỗi nhớ người trưởng thành, trong ánh mắt lạ lẫm háo hức của trẻ con khi xem phim, đọc truyện ngày trước - cái thời của ba mẹ, của ông bà mình. Đoạn thơ như một cuốn phim quay chậm miên man, dằng dặc trôi đi:
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Đất nước mình có biết bao người bà như thế! Bà là hiện thân cho phụ nữ Việt Nam hiền hậu, tảo tần hôm sớm. Những ngày đất nước chiến tranh, bà thay cha mẹ nuôi nấng con cháu, giữ cho cháu trọn vẹn một tuổi thơ. Đâu đâu ta cũng nghe nhắc về bà như một hình ảnh thiêng liêng nhất. Người bà đi vào trái tim mỗi người như một lẽ tự nhiên, là miền ký ức vĩnh hằng :
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.
Bà, tuổi thơ và những hình ảnh thân thuộc bình dị trong cuộc sống tạo nên giá trị cao đẹp nhất. Đi tìm đâu cái xa xôi khi mà hạnh phúc luôn song hành trong cuộc đời mỗi người. Nó là tình yêu thương vô điều kiện, là những tháng ngày vui chơi thỏa thích. Chúng như mảng màu rực rỡ chiếu sáng tâm hồn, hướng con người về chỗ cái đẹp, cái thiện căn: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”.
Cùng với bà, quê hương Đò Lèn hiện lên sống động giữa tuổi thơ chan hòa. Nó hiện diện trong cái nghịch ngợm thiếu thời, trong từng giấc mơ trẻ thơ, là nơi con người vẫy vùng, ngụp lặn. Mảnh đất khi thanh bình, lúc đau đớn oằn mình vì đạn bom nhưng lúc nào cũng phảng phất hương huệ thơm ngần, cái thứ hương vị đã trở thành đặc trưng tồn tại giữa tiềm thức. Đò Lèn của cống Na, chùa Trần, con sông hai bờ bồi lở, cái tên mộc mạc mà chân tình thiết tha. Đò Lèn – nơi đó có bà, có cháu, có tất cả hoài niệm yêu thương tồn tại vĩnh hằng cùng nỗi nhớ !
Trên đây là bài phân tích Cảm nhận về bài thơ Đò lèn của Nguyễn Duy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024125 - Xem thêm