OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Các dạng bài tập cảm ứng từ môn Vật Lí 11 năm học 2021 - 2022

12/04/2022 1.27 MB 194 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220412/959342081180_20220412_171005.pdf?r=2300
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới, HOC247 đã sưu tầm và biên soạn lại một cách chi tiết và rõ ràng tài liệu Các dạng bài tập cảm ứng từ môn Vật Lí 11 năm học 2021 - 2022 để các em có thể rèn luyện kỹ năng giải bài tập. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích với các em.

 

 
 

1. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1.1. Từ trường

 - Giữa hai dẫy dẫn có dòng điện (hai dòng điện), giữa hai nam châm, giữa một dòng điện và một nam châm đều có lực tương tác; những lực tương tác ấy gọi là lực từ. Ta nói dòng điện và nam châm có từ tính.

- Xung quanh mỗi nam châm hay mỗi dòng điện tồn tại một từ trường.

- Từ trường là một dạng vật chất mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong khoảng không gian có từ trường.

- Tại một điểm trong không gian có từ trường, hướng của từ trường là hướng Nam – Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.

- Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có phương trùng với phương của từ trường tại điểm đó.

Các tính chất của đường sức từ:

- Tại mỗi điểm trong không gian có từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường sức từ.

- Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

- Chiều của các đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định (quy tắc nắm tay phải, quy tắc vào Nam ra Bắc).

- Quy ước vẽ các đường sức từ sao cho chỗ nào từ trường mạnh thì các đường sức từ mau và chỗ nào từ trường yếu thì các đường sức từ thưa.

1.2. Cảm ứng từ

Tại mỗi điểm trong không gian có từ trường xác định một véc tơ cảm ứng từ:

- Có hướng trùng với hướng của từ trường;

- Có độ lớn bằng \(\frac{F}{I\ell }\), với F là độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ dài \(\ell \), cường độ I, đặt vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó. Đơn vị cảm ứng từ là tesla (T).

Từ trường đều là từ trường mà cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau. Đường sức từ của từ trường đều là các đường thẳng song song, cách đều nhau.

1.3. Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt

a. Véc tơ cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\) do dòng điện thẳng rất dài gây ra

- Có điểm đặt: tại điểm ta xét

- Có phương: vuông góc với mặt phẳng chứa dây dẫn và điểm ta xét

- Có chiều: xác định theo quy tắc nắm tay phải: để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của các đường sức từ.

- Có độ lớn: \(B={{2.10}^{-7}}\frac{I}{r}.\)

Trong đó   

I là cường độ của dòng điện (A)

r là khoảng cách từ điểm ta xét tới dòng điện (m).

b. Véc tơ cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\) do dòng điện chạy trong khung dây tròn gây ra tại tâm của vòng dây

- Có điểm đặt: tại tâm vòng dây;

- Có phương: vuông góc với mặt phẳng chứa vòng dây;

- Có chiều: xác định theo quy tắc nắm tay phải hoặc vào Nam ra Bắc.

- Có độ lớn: \(B=2\pi {{.10}^{-7}}\frac{NI}{r}\) (N là số vòng dây).

Trong đó        

N là số vòng dây

I là cường độ dòng điện (A)

r là bán kính của khung dây tròn (m)

c. Véc tơ cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\) do dòng điện chạy trong ống dây dài ở trong lòng ống dây dẫn hình trụ (vùng có từ trường đều)

- Có điểm đặt: ta điểm ta xét.

- Có phương: song song với trục của ống dây.

- Có chiều: xác định theo quy tắc nắm tay phải hoặc vào Nam ra Bắc.

- Có độ lớn: \(B=4\pi {{.10}^{-7}}\frac{N}{\ell }I=4\pi {{.10}^{-7}}nI.\)

Trong đó        

N là số vòng dây

I là cường độ dòng điện (A)

\(\ell \) là chiều dài ống dây (m)

N là số vòng dây trên 1 mét chiều dài (vòng/m)

1.4. Nguyên lý chồng chất từ trường

 Véc tơ cảm ứng từ tại một điểm do nhiều dòng điện gây ra bằng tổng các véc tơ cảm ứng từ do từng dòng điện gây ra tại điểm đó.

\(\overrightarrow{B}=\overrightarrow{{{B}_{1}}}+\overrightarrow{{{B}_{2}}}+...+\overrightarrow{{{B}_{n}}}.\)

2. VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau 10 cm trong không khí. Dòng điện chạy trong 2 dây dẫn ngược chiều nhau và có cường độ \({{I}_{1}}=10\,\text{A};\,\,{{I}_{2}}=20\,\text{A}\). Tìm cảm ứng từ tại:

a) Điểm A cách mỗi dây 5 cm.

A. \({{4.10}^{-5}}\Tau .\)                                         

B. \({{8.10}^{-5}}\Tau .\)    

C. \({{12.10}^{-5}}\Tau .\)  

D. \({{16.10}^{-5}}\Tau .\)

b) Điểm B cách dây 1 đoạn 4 cm cách dây 2 đoạn 14 cm

A. \(7,{{857.10}^{-5}}\Tau .\)                                  

B. \(2,{{143.10}^{-5}}\Tau .\)         

C. \(4,{{286.10}^{-5}}\Tau .\)            

D. \(3,929\Tau .\)

c) Điểm M cách mỗi dây 10 cm.

A. \({{2.10}^{-5}}\Tau .\)               

B. \({{4.10}^{-5}}\Tau .\)    

C. \(3,{{464.10}^{-5}}\Tau .\)        

D. \(4,{{472.10}^{-5}}\Tau .\)

d) Điểm N cách dây 1 đoạn 8 cm và cách dây 2 đoạn 6 cm.

A. \(2,{{5.10}^{-5}}\Tau .\)                                      

B. \(6,{{67.10}^{-5}}\Tau .\)           

C. \(7,{{12.10}^{-5}}\Tau .\)             

D. \(6,{{18.10}^{-5}}\Tau .\)

Lời giải

a) Điểm A cách mỗi dây 5 cm.

Vì khoảng cách giữa hai dây là 10 cm, mà 10/2 = 5 cm nên điểm A chính là trung điểm của đoạn thẳng nối giữa hai sợi dây.

 + Cảm ứng từ gây ra tổng hợp tại \(\Alpha :\overrightarrow{B}=\overrightarrow{{{B}_{1}}}+\overrightarrow{{{B}_{2}}}\), vì 2 dòng điện này ngược chiều nên \(\overrightarrow{{{B}_{1}}}\uparrow \uparrow \overrightarrow{{{B}_{2}}}\Rightarrow B={{B}_{1}}+{{B}_{2}}\)

+ \(\left\{ \begin{align}

  & {{B}_{1}}={{2.10}^{-7}}.\frac{10}{0,05}={{4.10}^{-5}}\Tau  \\

 & {{B}_{2}}={{2.10}^{-7}}.\frac{20}{0,05}={{8.10}^{-5}}\Tau  \\

\end{align} \right.\Rightarrow B={{12.10}^{-5}}\Tau \)

Đáp án C.

b) Điểm B cách dây 1 đoạn 4 cm cách dây 2 đoạn 14 cm

+ Điểm B thỏa mãn đề bài sẽ nằm ngoài đoạn nối 2 dây và gần dây 1 hơn

+ Cảm ứng từ tại B thỏa mãn \(\overrightarrow{B}=\overrightarrow{{{B}_{1}}}+\overrightarrow{{{B}_{2}}}\), dựa vào hình vẽ ta có \(\overrightarrow{{{B}_{1}}}\uparrow \downarrow \overrightarrow{{{B}_{2}}}\)

\(\Rightarrow B=\left| {{B}_{1}}-{{B}_{2}} \right|={{2.10}^{-7}}.\left| \frac{10}{0,04}-\frac{20}{0,14} \right|=2,{{143.10}^{-5}}\Tau \)

Đáp án B.

c) Điểm M cách mỗi dây 10 cm.

+ Gọi 2 đầu dây là A và B điểm M cách A và B 10 cm nên tam giác MAB là tam giác đều.

+ Cảm ứng từ tại M thỏa mãn \(\overrightarrow{{{B}_{M}}}=\overrightarrow{{{B}_{1}}}+\overrightarrow{{{B}_{2}}}\), gọi \(\alpha =\left( \overrightarrow{{{B}_{1}}},\overrightarrow{{{B}_{2}}} \right)\Rightarrow \alpha =\frac{\pi }{3}+\frac{\pi }{3}=\frac{2\pi }{3}\)

\(\Rightarrow B=\sqrt{B_{1}^{2}+B_{2}^{2}+2{{B}_{1}}{{B}_{2}}\cos \left( \frac{2\pi }{3} \right)}\), với \(\left\{ \begin{align}

  & {{B}_{1}}={{2.10}^{-7}}.\frac{10}{0,1}={{2.10}^{-5}}\Tau  \\

 & {{B}_{2}}={{2.10}^{-5}}.\frac{20}{0,1}={{4.10}^{-5}}\Tau  \\

\end{align} \right.\)

\(\Rightarrow B=3,{{464.10}^{-5}}\Tau \)

Đáp án C.

d) Điểm N cách dây 1 đoạn 8 cm và cách dây 2 đoạn 6 cm.

+ Điểm N như vậy tạo với A, B thành một tam giác vuông NAB, vuông tại N.

+ Cảm ứng từ tại N thỏa mãn \(\overrightarrow{{{B}_{N}}}=\overrightarrow{{{B}_{1}}}+\overrightarrow{{{B}_{2}}}\) và \(\overrightarrow{{{B}_{1}}}\)vuông góc \(\overrightarrow{{{B}_{2}}}\)

Từ đó suy ra \({{B}_{N}}=\sqrt{B_{1}^{2}+B_{2}^{2}}\), với \(\left\{ \begin{align}

  & {{B}_{1}}={{2.10}^{-7}}.\frac{10}{0,08}=2,{{5.10}^{-5}}\Tau  \\

 & {{B}_{2}}={{2.10}^{-7}}.\frac{20}{0,06}=6,{{67.10}^{-5}}\Tau  \\

\end{align} \right.\)

Thay số ta được \({{B}_{N}}=7,{{12.10}^{-5}}\Tau \).

Đáp án C.

Ví dụ 2: Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 20 cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, có cường độ \({{I}_{1}}=12\,\text{A};\,\,{{I}_{2}}=15\,\text{A}\) chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng \({{I}_{1}}\) một đoạn 15 cm và cách dây dẫn mang dòng \({{I}_{2}}\) một đoạn 5 cm.

A. \(1,{{6.10}^{-5}}\Tau .\)                                      

B. \({{6.10}^{-5}}\Tau .\)    

C. \(7,{{6.10}^{-5}}\Tau .\)         

D. \(4,{{4.10}^{-5}}\Tau .\)

Lời giải

Giả sử hai dây dẫn đó được đặt vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, dòng điện \({{I}_{1}}\) đi vào tại A, dòng \({{I}_{2}}\) đi ra tại B thì các dòng điện \({{I}_{1}}\) và \({{I}_{2}}\) gây ra tại M các véc tơ cảm ứng từ \(\overrightarrow{{{B}_{1}}}\) và \(\overrightarrow{{{B}_{2}}}\) có phương chiều như hình vẽ, có độ lớn:

\({{B}_{1}}={{2.10}^{-7}}\frac{{{I}_{1}}}{AM}=1,{{6.10}^{-5}}(\Tau );\,\,{{B}_{2}}={{2.10}^{-7}}\frac{{{I}_{2}}}{BM}={{6.10}^{-5}}(\Tau ).\)

Cảm ứng từ tổng hợp tại M là \(\overrightarrow{B}=\overrightarrow{{{B}_{1}}}+\overrightarrow{{{B}_{2}}}\).

Vì \(\overrightarrow{{{B}_{1}}}\) và \(\overrightarrow{{{B}_{2}}}\) cùng phương, cùng chiều nên \(\overrightarrow{B}\) cùng phương, cùng chiều với \(\overrightarrow{{{B}_{1}}}\) và \(\overrightarrow{{{B}_{2}}}\) và có độ lớn \(B={{B}_{1}}+{{B}_{2}}=7,{{6.10}^{-5}}\left( \Tau  \right).\)

Đáp án C.

Ví dụ 3: Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 10 cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, có cường độ \({{I}_{1}}=6\,\text{A};\,\,{{I}_{2}}=12\,\text{A}\) chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng \({{I}_{1}}\) một đoạn 5 cm và cách dây dẫn mang dòng \({{I}_{2}}\) một đoạn 15 cm.

A. \(2,{{4.10}^{-5}}\Tau .\)                    

B. \(1,{{6.10}^{-5}}\Tau .\)  

C. \(0,{{8.10}^{-5}}\Tau .\)  

D. \({{4.10}^{-5}}\Tau .\)

Lời giải

Giả sử hai dây dẫn được đặt vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, dòng điện \({{I}_{1}}\) đi vào tại A, dòng \({{I}_{2}}\) đi ra tại B thì các dòng điện \({{I}_{1}}\) và \({{I}_{2}}\) gây ra tại M các véc tơ cảm ứng từ \(\overrightarrow{{{B}_{1}}}\) và \(\overrightarrow{{{B}_{2}}}\) có phương chiều như hình vẽ, có độ lớn:

\({{B}_{1}}={{2.10}^{-7}}\frac{{{I}_{1}}}{AM}=2,{{4.10}^{-5}}\Tau ;\,\,{{B}_{2}}={{2.10}^{-7}}\frac{{{I}_{2}}}{BM}=1,{{6.10}^{-5}}\Tau .\)

Cảm ứng từ tổng hợp tại M là \(\overrightarrow{B}=\overrightarrow{{{B}_{1}}}+\overrightarrow{{{B}_{2}}}\).

Vì \(\overrightarrow{{{B}_{1}}}\)và \(\overrightarrow{{{B}_{2}}}\) cùng phương, ngược chiều và \({{B}_{1}}>{{B}_{2}}\) nên \(\overrightarrow{B}\) cùng phương, chiều với \(\overrightarrow{{{B}_{1}}}\) và có độ lớn: \(B={{B}_{1}}-{{B}_{2}}=0,{{8.10}^{-5}}\left( \Tau  \right).\)

Đáp án C .

Ví dụ 4: Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 10 cm trong không khí, có hai dòng điện cùng chiều, có cường độ \({{I}_{1}}=9\,\text{A};\,\,{{I}_{2}}=16\,\text{A}\) chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng \({{I}_{1}}\) 6 cm và cách dây dẫn mang dòng \({{I}_{2}}\) 8 cm.

A. \({{5.10}^{-5}}\Tau .\)

B. \({{3.10}^{-5}}\Tau .\)

C. \({{4.10}^{-5}}\Tau .\)

D. \({{1.10}^{-5}}\Tau .\)

Lời giải

Giả sử hai dây dẫn được đặt vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, dòng điện \({{I}_{1}}\) đi vào tại A, dòng điện \({{I}_{2}}\) đi vào tại B.

Vì \(A{{M}^{2}}+M{{B}^{2}}={{6}^{2}}+{{8}^{2}}={{10}^{2}}=A{{B}^{2}}\) nên tam giác AMB vuông tại M.

Các dòng điện \({{I}_{1}}\) và \({{I}_{2}}\) gây ra tại M các véc tơ cảm ứng từ \(\overrightarrow{{{B}_{1}}}\) và \(\overrightarrow{{{B}_{2}}}\)có phương chiều như hình vẽ, có độ lớn:

\({{B}_{1}}={{2.10}^{-7}}\frac{{{I}_{1}}}{AM}={{3.10}^{-5}}\Tau ;\,\,{{B}_{2}}={{2.10}^{-7}}\frac{{{I}_{2}}}{BM}={{4.10}^{-5}}\Tau .\)

Cảm ứng từ tổng hợp tại M là: \(\overrightarrow{B}=\overrightarrow{{{B}_{1}}}+\overrightarrow{{{B}_{2}}}\)có phương chiều như hình vẽ và có độ lớn:

\(B=\sqrt{B_{1}^{2}+B_{2}^{2}}={{5.10}^{-5}}\Tau .\)

Đáp án A.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần Ví dụ minh họa các em vui lòng xem tại Online hoặc Đăng nhập để tải về máy)---

3. LUYỆN TẬP

Câu 1) Một khung dây dẫn kín, hình chữ nhật ABCD và dây dẫn MN thẳng dài có dòng điện chạy qua cùng nằm trong một mặt phẳng P, sao cho MN song song với CD. Trong khung dây dẫn ABCD có dòng điện cảm ứng khi

A. khung ABCD dịch chuyển trong mặt phẳng P ra xa hoặc lại gần MN.

B. khung ABCD chuyển động trong mặt phẳng P theo đường thẳng song song với MN.

C. khung ABCD quay đều quanh trục quay trùng với MN.

D. khung ABCD quay nhanh dần đều quanh trục quay trùng với MN.

Câu 2) Khung dây dẫn hình chữ nhật có diện tích 20cm2 gồm 200 vòng dây quay đều quanh trục đối xứng trong một từ trường đều B = 0,2T, có các đường sức từ vuông góc với trục quay. Trong quá trình khung dây quay, từ thông qua khung có giá trị cực đại bằng

A. 800Wb.                 

B. 4Wb.                      

C. 8.10-2Wb.              

D. 4.10-2Wb.

Câu 3) Khung dây dẫn tròn, kín, có đường kính d = 20cm, điện trở R = 0,1W, được đặt trong từ trường có véctơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây, độ lớn cảm ứng từ tăng dần đều từ 0,1T đến 0,4T trong khoảng thời gian 0,314s. Trong thời gian từ trường biến đổi, cường độ dòng điện trong khung dây có độ lớn bằng

A. 30A.                      

B. 1,2A.                      

C. 0,5A.                      

D. 0,3A.

Câu 4) Trong trường hợp nào sau đây xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung dây dẫn kín?

A. Khung dây quay đều trong một từ trường đều có các đường sức từ song song với trục quay của khung dây.

B. Khung dây chuyển động thẳng đều trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung dây luôn song song với đường cảm ứng từ.

C. Khung dây quay đều trong một từ trường đều có các đường sức từ vuông góc với trục quay của khung dây.

D. Khung dây chuyển động thẳng đều trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung dây luôn vuông góc với đường sức từ.

Câu 5) Một vòng dây diện tích S được đặt trong từ trường có cảm ứng từ  B, mặt phẳng vòng dây hợp với đường sức từ góc a. Với góc a bằng bao nhiêu thì từ thông qua vòng dây có giá trị F =$\frac{BS}{\sqrt{2}}$.

A. 1800.          

B. 600.            

C. 900.            

D. 450.

Câu 6) Một vòng dây diện tích S được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc tạo bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của vòng dây là a. Với góc a bằng bao nhiêu thì từ thông qua vòng dây có giá trị F = $\frac{BS}{2}$.

A. a = 450.                 

B. a = 300.                 

C. a = 600.                 

D. a = 900.

Câu 7) Một khung dây phẳng hình chữ nhật kích thước 3cm x 4cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-4T. Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc 600. Từ thông qua khung dây là:

A. 6.10-7 Wb.             

B. 5,2.10-7 Wb.          

C. 3.10-7 Wb.             

D. 3.10-3 Wb.

Câu 8) Phát biểu nào sau đây là không đúng?  

A. Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng.

B. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng.

C. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.

D. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều với chiều của từ trường đã sinh ra nó.

Câu 9) Một khung dây phẳng, diện tích 20cm2, gồm 10 vòng dây được đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 300 và có độ lớn B = 2.10-4T. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01s. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi là:

A. 3,46.10-4 (V).                     

B. 0,2 (mV).               

C. 4.10-3 (V).              

D. 0,4 (mV).

Câu 10) Cuộn dây có N = 1000 vòng, mỗi vòng có diện tích S = 20cm2 đặt trong một từ trường đều. Trục của cuộn dây song song với vectơ cảm ứng từ $\vec{B}$của từ trường. Cho độ lớn B biến thiên, người ta thấy có suất điện động cảm ứng eC = 10V được tạo ra. Độ biến thiên cảm ứng từ DB là bao nhiêu trong thời gian Dt = 10-2s?

A. DB = 0,05T.          

B. DB = 0,25T.           

C. DB = 0,5T.             

D. DB = 2.10-3T.

Câu 11) Một thanh dây dẫn dài 20cm chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều có B = 5.10-4T. Vectơ vận tốc của thanh vuông góc với thanh và vuông góc với vectơ cảm ứng từ và có độ lớn v = 5m/s. Suất điện động cảm ứng trong thanh là:

A. 0,5V.          B. 50mV.        C. 5mV.          D. 0,5mV.

Câu 12) Một thanh dẫn điện dài 40cm chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều, cảm ứng từ bằng 0,4T. Vectơ vận tốc của thanh vuông góc với thanh và hợp với đường sức từ một góc 300, độ lớn v = 5m/s. Suất điện động cảm ứng trong thanh là:

A. 0,4V.                      B. 0,8V.                       C. 40V.                        D. 80V.

Câu 13) Khi thanh kim loại MN ở hình chuyển động theo hướng vectơ \(\vec{v}\) trong từ trường đều thì dòng điện cảm ứng trong mạch có chiều như trên hình đó. Như vậy các đường sức từ:

A. vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng ra phía trước mặt phẳng hình vẽ.

B. vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng ra phía sau mặt phẳng hình vẽ.

C. nằm trong mặt phẳng hình vẽ và vuông góc với hai thanh ray.

D. nằm trong mặt phẳng hình vẽ và song song với hai thanh ray.

Câu 14) Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Dòng điện cảm ứng được sinh ra trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường hay được đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian gọi là dòng điện Fu-cô.

B. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến đổi từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng.

C. Dòng điện Fu-cô được sinh ra khi khối kim loại chuyển động trong từ trường, có tác dụng chống lại chuyển động của khối kim loại đó.

D. Một tấm kim loại nối với hai cực của một nguồn điện thì trong tấm kim loại xuất hiện dòng điện Fu-cô.

Câu 15) Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây có hệ số tự cảm L = 0,2H khi cường độ dòng điện biến thiên với tốc độ 400A/s là:

A. 10V.          

B. 400V.         

C. 800V.         

D. 80V.

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Các dạng bài tập cảm ứng từ môn Vật Lí 11 năm học 2021 - 2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF