OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Quản Hạ có đáp án

21/05/2021 1.92 MB 529 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210521/984416807322_20210521_154340.pdf?r=1866
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung Bộ đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Quản Hạ có đáp án nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về đã học. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THPT QUẢN HẠ

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2021

MÔN: SINH HỌC

Thời gian: 50 phút

1. ĐỀ 1

Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng?

     A. Mã kết thúc không được t-ARN dịch mã.

     B. Các anticodon của t-ARN bổ sung với codon trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.

     C. Có bao nhiêu riboxom tham gia dịch mã có bấy nhiêu chuỗi polipetit được tạo thành.

     D. Các riboxom chuyển dịch trên mARN theo chiều 5' -> 3' từng bộ ba, tương ứng với 10,2A0.

Đáp án: C

Câu 2: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể

     A. có kiểu gen khác nhau.                                  B. có kiểu hình giống nhau.

     C. có cùng kiểu gen.                                           D. có kiểu hình khác nhau.

Đáp án: C

Câu 3: Ở tế bào nhân thực, quá trình dịch mã được bắt đầu bằng bộ ba nào trên mARN và axit amin nào mở đầu chuỗi pôlipeptit?

     A. AGU và axit foocmin-Met.                           B. AUG và axit foocmin-Met.

     C. AUG và axit amin Met.                                D. AGU và axit amin Met

Đáp án: C

Câu 4: Quy luật di truyền làm hạn chế biến dị tổ hợp là

     A. liên kết gen.             B. phân li độc lập.         C. hoán vị gen.              D. tương tác gen.

Đáp án: A

Câu 5: Êtilen có vai trò

     A. giữ cho quả tươi lâu.                                      B. giúp cây mau lớn.

     C. giúp cây chóng ra hoa                                   D. thúc quả chóng chín.

Đáp án: D

Câu 6: Thể đột biến thường không thấy ở người là

     A. thể đột biến gen.                                            B. thể dị bội.

     C. thể đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.              D. thể đa bội.

Đáp án: D

Câu 7: Một tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân bình thường để tạo trứng, số loại trứng tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu?

     A. 1.                              B. 2.                              C. 16.                            D. 8.

Đáp án: A

Câu 8: Khi nói về quy luật di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Gen trong tế bào chất di truyền theo dòng mẹ.

     B. Quy luật phân li là sự phân li đồng đều của các cặp tính trạng.

     C. Sự liên kết gen hoàn toàn làm tăng biến dị tổ hợp.

     D. Sự phân li độc lập của các gen làm giảm biến dị tổ hợp

Đáp án: A

Câu 9: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai AaBB × aabb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?

     A. 2.                              B. 1.                              C. 4.                              D. 3.

Đáp án: A

Câu 10: Loài động vật có sự phát triển không qua biến thái?

     A. sâu đục thân.            B. ếch nhái.                   C. châu chấu.                D. gà.

Đáp án: D

Câu 11: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa Đây là một ví dụ về hình thức học tập nào?

     A. Học khôn.                                                      B. Học ngầm.               

     C. Quen nhờn.                                                    D. Điều kiện hoá hành động

Đáp án: C

Câu 12: Điều kiện nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật phân ly độc lập của MenĐen?

     A. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng tương phản nằm trên cùng một cặp NST tương đồng.

     B. Bố, mẹ thuần chủng khác nhau hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản.

     C. Nghiên cứu trên một số lượng lớn cá thể.

     D. Các cặp gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.

Đáp án: A

Câu 13: Trong quá trình phiên mã, bộ ba mã sao của mARN sẽ liên kết với bộ ba đối mã của tARN bằng liên kết gì?

     A. Liên kết phôtphoeste                                    B. Liên kết hyđrô.

     C. Liên kết ion.                                                  D. Liên kết phôtphodieste

Đáp án: B

Câu 14: Các gen phân ly độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng. Tỉ lệ kiểu hình (A-bbccD-) tạo nên từ phép lai AaBbCcdd x AABbCcDd là bao nhiêu?

     A. 1/8.                           B. 1/16.                         C. 1/64.                         D. 1/32.

Đáp án: D

Câu 15: Dung dịch có 80% Ađênin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành các bộ ba ribônuclêôtit, thì trong dung dịch này bộ ba AUU và AUA chiếm tỷ lệ

     A. 16%.                         B. 38,4%.                      C. 24%.                         D. 51,2%.

Đáp án: A

Câu 16: Cho các phát biểu sau:

(1) Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là phân tử ARN hoặc chuỗi pôlipeptit.

(2) Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi pôlypeptit mà gen đó tổng hợp.

(3) Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5'UAA3'; 5'UAG3' và 3'UGA5'.

(4) Gen bị đột biến sẽ tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa

Trong các phát biểu trên, có mấy phát biểu sai?

     A. 3                               B. 2                               C. 4                               D. 1

Đáp án: D

Câu 17: Loại đột biến gen nào làm thay đổi số lượng liên kết hydro nhiều nhất của gen?

     A. Thêm 1 cặp G-X và 1 cặp A-T.                     B. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.

     C. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.            D. Thêm 1 cặp A-T và mất 1 cặp G-X

Đáp án: A

Câu 18: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ

     A. 2/3.                           B. 1/4.                           C. 1/3.                           D. 3/4.

Đáp án: C

Câu 19: Ở một loài động vật, cho phép lai AB/Ab x ab/aB Biết rằng quá trình sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Dự đoán kết quả nào ở đời con sau đây là đúng?

     A. Có 4 loại kiểu gen với tỉ lệ bằng nhau.

     B. Có tối đa 9 loại kiểu hình với tỉ lệ khác nhau.

     C. Có 4 loại kiểu gen đồng hợp tử về 2 cặp gen với tỉ lệ bằng nhau.

     D. Có tối đa 9 loại kiểu gen.

Đáp án: A

Câu 20: Vì sao cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn?

     A. Vì độ ẩm trên cạn thấp làm mang cá luôn ẩm ướt nên khó hô hấp.

     B. Vì không hấp thu được O2 và CO2 của không khí để trao đổi.

     C. Vì diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được

     D. Vì nhiệt độ trên cạn cao làm mang cá bị khô nên không hấp thu được các chất.

Đáp án: C

Câu 21: Cho phép lai ♂AaBbCcDdEe x ♀aaBbccDdEe, các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen dị hợp ở F1?

     A. 23/32.                       B. 1/32.                         C. 31/32.                       D. 1/8.

Đáp án: C

Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không có ở hoocmôn thực vật?

     A. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.

     B. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.

     C. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác

     D. Tính chuyển hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.

Đáp án: B

Câu 23: Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng?

     A. Vì các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận các chất trung gian hoá học theo một chiều.

     B. Vì khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều.

     C. Vì chất trung gian hoá học bị phân giải sau khi đến màng sau.

     D. Vì sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hoá học chỉ theo một chiều.

Đáp án: A

Câu 24: Cây ba nhiễm (thể ba) có kiểu gen AaaBb giảm phân bình thường. Tính theo lí thuyết, tỷ lệ giao tử có kiểu gen AB là

     A. 1/12.                         B. 1/4.                           C. 1/16.                         D. 1/8.

Đáp án: A

Câu 25: Ở lúa, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp, alen B quy định hạt đục, alen b quy định hạt trong, alen D quy định hạt tròn, alen d quy định hạt dài, quá trình giảm phân xảy ra hoán vị với tần số 30%. Cho lai một cặp bố mẹ như sau Aa(Bd/bD) x aa(bd/bd), loại kiểu hình mang cả ba tính trạng lặn xuất hiện với tỷ lệ bằng bao nhiêu?

     A. 15%.                         B. 7,5%.                        C. 35%.                         D. 37,5%

Đáp án: B

Câu 26: Ý nào sau đây là không đúng với sự đóng mở của khí khổng?

     A. Một số cây khi thiếu nước ở ngoài sáng khí khổng đóng lại.

     B. Ánh sáng là nguyên nhân duy nhất gây nên việc mở khí khổng.

     C. Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày.

     D. Tế bào khí khổng mở khi no nước

Đáp án: B

Câu 27: Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × AaBbdd cho đời con có số cá thể mang kiểu genAaBbDd chiếm tỉ lệ là bao nhiêu? Biết các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

     A. 1/12.                         B. 1/16                          C. 1/8.                           D. 1/4.

Đáp án: C

Câu 28: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể Ab/aB (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ loại kiểu gen Ab/aBở F1?

     A. 32%.                         B. 16%.                         C. 24%.                         D. 51%.

Đáp án: A

Câu 29: Một cơ thể chứa 3 cặp gen dị hợp khi giảm phân thấy xuất hiện 8 loại giao tử với số liệu sau: ABD = ABd = abD = abd = 5%; AbD = Abd = aBD = aBd = 45%. Kiểu gen của cơ thể đó là

     A. Aa(BD/bd)               B. Aa(Bd/bD)               C. (Ab/aB)Dd               D. (AB/ab)Dd

Đáp án: C

Câu 30: Biết tính trạng màu sắc ở đại mạch do gen thuộc tế bào chất quy định. Cho P ♀ xanh lục x ♂ lục nhạt thu được F1, cho F1 tự thụ phấn liên tiếp qua 2 thế hệ, theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở F3 sẽ là

     A. 50% xanh lục: 50% lục nhạt.                        B. 75% xanh lục: 25% lục nhạt.

     C. 100% xanh lục                                               D. 100% lục nhạt

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 31-40 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

2. ĐỀ 2

Câu 1. Cung phản xạ “co ngón tay ở người” thực hiện theo sơ đồ nào dưới đây?

      A. Thụ quan đau ở da → Sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → Tủy sống → Sợi vận động của dây thần kinh tủy → Các cơ ngón tay.

      B. Thụ quan đau ở da → Sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → Tủy sống → Sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → Các cơ ngón tay.

      C. Thụ quan đau ở da → Sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → Tủy sống → Các cơ ngón tay.

      D. Thụ quan đau ở da → Tủy sống → Sợi vận động của dây thần kinh tủy → Các cơ ngón tay.

Đáp án: A

Câu 2. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

      A. Giá trị thích nghi của đột biến phụ thuộc vào môi trường sống và tổ hợp gen.

      B. Đột biến gen làm biến đổi cấu trúc của gen, có thể làm biến đổi mARN và prôtêin tương ứng.

      C. Đa số đột biến gen được biểu hiện ngay ra kiểu hình của sinh vật.

      D. Người ta có thể gây đột biến nhân tạo để tạo ra các alen mới.

Đáp án: C

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng đối với gen nằm trong tế bào chất của tế bào nhân thực?

      A. Mã hóa cho một số loại prôtêin trong tế bào.

      B. Không được phân phối đều cho các tế bào con.

      C. Có thể bị đột biến dưới tác động của tác nhân đột biến.

      D. Luôn tồn tại thành cặp alen.

Đáp án: D

Câu 4. Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây sai?

        A. Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin trừ AUG,

      UGG.

      B. Trên mARN mã di truyền được đọc từ đầu 5' đến đầu 3'.

      C. Bộ ba AUG là bộ ba mã mở đầu, mã hóa axit amin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ.

      D. Một bộ chỉ mã hóa cho một axit amin.

Giải thích:

Chọn C vì ở vi khuẩn, aa mở đầu là foocmin Metionin. Ở sinh vật nhân thực aa mở đầu là Methionin

Đáp án: C

Câu 5. Ở trẻ em, khi cơ thể bị thiếu loại hooc môn nào dưới đây sẽ mắc bệnh lùn?

      A. Hooc môn tirôxin.                                                        B. Hooc môn chống đa niệu (ADH).

      C. Hooc môn sinh trưởng (GH).                                       D. Hooc môn testosteron.

Đáp án: C

Câu 6. Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng đột biến thường gây hậu quả lớn nhất là

      A. đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.                                 B. đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

      C. đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.                                 D. đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.

Đáp án: D

Câu 7. Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào dưới đây đúng?

      A. Ở thủy tức thức ăn được tiêu hóa nội bào trong lòng túi tiêu hóa

      B. Ở trùng giày thức ăn được tiêu hóa trong bào quan lizôxôm.

      C. Quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra trong ống tiêu hóa của động vật ăn thịt là tiêu hóa ngoại bào.

      D. Hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn ở động vật ăn thực vật có dạ dày kép cao hơn động vật ăn thực vật có dạ dày đơn.

Đáp án: C

Câu 8. Quy luật di truyền Menđen góp phần giải thích hiện tượng

      A. mỗi gen quy định một tính trạng tồn tại trên một nhiễm sắc thể.

      B. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú xảy ra ở các loài giao phối.

      C. các gen phân li độc lập trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh.

      D. sự di truyền các gen tồn tại trên các nhiễm sắc thể khác nhau.

Đáp án: C

Câu 9. Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây sai?

      A. Trong quá trình dịch mã mARN thường gắn với từng ribôxôm riêng rẽ.

      B. Ribôxôm trượt trên mARN theo chiều 5' - 3'.

      C. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.

      D. Thực chất của giai đoạn hoạt hóa axit amin là gắn axit amin với tARN tương ứng.

Đáp án: A

Câu 10. Nhận định nào không đúng khi nói về hoạt động của opêron Lac (ở E. coli)?

      A. Vùng khởi động (P) là vị trí tương tác của enzim ARN polimeraza

      B. Chất ức chế có bản chất là prôtêin.

      C. Gen điều hoà không nằm trong opêron Lac

      D. Khi có mặt lactôzơ thì gen điều hoà bị bất hoạt.

Đáp án: D

Câu 11. Nhận định nào dưới đây sai?

      A. Cơ quan tiếp nhận quang chu kì chu yếu là lá.

      B. Rễ cây cũng có hình thức vận động cảm ứng.

      C. Để tăng phân cành đối với cây quý, cây cảnh cần phải cắt ngọn.

      D. Cây con thường có hàm lượng axit abxixic lớn hơn xitokinin

Đáp án: D

Câu 12. Phát biểu nào dưới đây về vai trò của các nguyên tố khoáng trong cơ thể thực vật và dạng khoáng mà cây hấp thụ là sai?

      A. Cây hấp thụ phốt pho dưới dạng H2PO4- và PO43-.

      B. Nguyên tố khoáng có vai trò tham gia vào quá trình quang phân li nước là môlipđen.

      C. Khi cây trồng bị thiếu nitơ lá sẽ có màu vàng nhạt, lá nhỏ, sinh trưởng và phát triển chậm.

      D. Một trong những vai trò của sắt trong cơ thể thực vật là tham gia tổng hợp diệp lục

Đáp án: B

Câu 13. Khi nói về hệ tuần hoàn, phát biểu nào sau đây đúng?

      A. Giun đất và châu chấu đều có hệ tuần hở.

      B. Ở người, khi tim co máu giàu O2 sẽ được đẩy từ tâm thất phải vào động mạch chủ đi nuôi cơ thể.

      C. Ở cá tim 2 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

      D. Ở bò sát có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu không pha trộn.

Đáp án: C

Câu 14. Khi nói về hooc môn ở thực vật, phát biểu nào dưới đây sai?

      A. Trong hạt đang nảy mầm GA(Giberelin) tăng nhanh và đạt cực đại nhưng AAB giảm mạnh.

      B. Hooc môn ở thực vật có tính chuyên hoá cao hơn hooc môn động vật.

      C. Xitokinin là hooc môn làm chậm sự già hoá của cây.

      D. Hooc môn AAB (axit abxixic) được tích luỹ nhiều ở cơ quan đang hoá già.

Đáp án: B

Câu 15. Nhận định nào dưới đây về hô hấp sáng ở thực vật là đúng?

      A. Thực vật C3 và thực vật CAM có hô hấp sáng.

      B. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích luỹ nhiều.

      C. Nguyên liệu của hô hấp sáng là glucôzơ.

      D. Hô hấp sáng tạo ATP, axit amin và O2.

Đáp án: B

Câu 16. Khi nói về phiên mã, phát biểu nào sau đây không đúng?

      A. Enzim ARN - polimeraza không có tác dụng tháo xoắn ADN khi tham gia phiên mã.

      B. Một gen khi phiên mã 10 lần sẽ tạo ra 10 phân tử ARN.

      C. Ở sinh vật nhân thực, các phân tử mARN trưởng thành được tổng hợp từ một gen có thể có cấu trúc khác nhau.

      D. Khi gen phiên mã, chỉ có mạch mã gốc mới được sử dụng làm khuôn tổng hợp ARN.

Đáp án: A

Câu 17. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 20. Cây tam bội được phát sinh từ loài này có số nhiễm sắc thể là

      A. 10.                                   B. 40.                                   C. 60.                                D. 30.

Đáp án: D

Câu 18. Trong các thông tin về đột biến sau đây, những thông tin nói về đột biến gen là

(1). Xảy ra ở cấp độ phân tử, có tính thuận nghịch.

(2). Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

(3). Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN.

(4). Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.

      A. (1) và (4).                         B. (2) và (3).                         C. (1) và (2).                     D. (3) và (4).

Đáp án: A

Câu 19. Ở một loài thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể là 12. Xét 3 thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể là thể một, thể ba và thể tam bội. Số lượng nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kì sau của nguyên phân theo thứ tự là

      A. 22; 26; 36                        B. 10; 14; 18.                       C. 11; 13; 18.                    D. 5; 7; 15.

Đáp án: A

Câu 20. Chuỗi polipeptit do gen đột biến quy định có trình tự axit amin như sau: Pro - Ser - Glu - Phe. Đột biến đã thay thế một nuclêôtit loại A trên mạch gốc thành nuclêôtit loại X. Biết mã di truyền của một số axit amin như sau:

Côđôn

5'UUU3'

5'XXX 3'

5'UXU3'

5'GAU3'

5'GAG3'

Axit amin

Phe

Pro

Ser

Asp

Glu

Trình tự nuclêôtit trên mạch gốc của đoạn gen trước khi bị đột biến là

      A. 5'GGA AGA XAA AAA 3'.                                        B. 3'GGG AGA XTA AAA5'.

      C. 3'XXX TXT AAG TTT 5'.                                          D. 5'XXX TXT A AG TTT 3'.

Đáp án: B

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

3. ĐỀ 3

Câu 1: Bộ ba mã sao, bộ ba mã gốc, bộ ba đối mã lần lượt có ở

     A. tARN, gen, mARN.                                       B. gen, ARN, tARN.

     C. mARN, gen, rARN.                                      D. mARN, gen, tARN.

Đáp án: D

Câu 2: Điện thế nghỉ là:

     A. sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương

     B. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương

     C. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương, còn ngoài màng mang điện âm

     D. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện dương, còn ngoài màng mang điện âm.

Đáp án: B

Câu 3: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là:

     A. Mỗi loài sử dụng một bộ mã di truyền

     B. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin

     C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin

     D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ.

Đáp án: D

Câu 4: Mối liên hệ giữa ADN, ARN, Protein được tóm tắt theo sơ đồ:

     A. Gen → Protein → ARN → tính trạng           B. Gen → Protein → Tính trạng → ARN

     C. Gen → ARN → Protein → Tính trạng         D. Gen → ARN → Tính trạng → Protein

Đáp án: C

Câu 5: Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống là:

     A. Phản xạ có điều kiện

     B. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

     C. Phản xạ không điều kiện

     D. Phản ứng lại kích thích bằng cách co rút cơ thể

Đáp án: B

Câu 6: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?

     A. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit                  B. Thay thế một cặp nuclêôtit

     C. Mất một cặp nuclêôtit                                    D. Thêm một cặp nuclêôtit

Đáp án: A

Câu 7: Hướng động là:

     A. Hình thức phản ứng của lá cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định

     B. Hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng

     C. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng

     D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định

Đáp án: D

Câu 8: Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN polymeraza di chuyển

     A. theo chiều 3’ → 5’ và ngược chiều với chiều của mạch khuôn.

     B. theo chiều 5’→ 3’ và ngược chiều với chiều của mạch khuôn.

     C. theo chiều 5’ → 3’và cùng chiều với chiều của mạch khuôn.

     D. ngẫu nhiên tùy từng đoạn gen

Đáp án: B

Câu 9: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi

     A. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã

     B. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.

     C. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc

     D. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

Đáp án: A

Câu 10: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là:

     A. vi khuẩn                                                         B. virut hecpet.

     C. động vật nguyên sinh                                     D. 5BU

Đáp án: B

Câu 11: Sinh trưởng ở thực vật là:

     A. Sự tăng kích thước của tế bào ở mô phân sinh.

     B. Quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

     C. Sự tăng số lượng tế bào ở một mô nào đó của cơ thể.

     D. Quá trình phân hóa của các tế bào trong cơ quan sinh sản.

Đáp án: B

Câu 12: Cho các đặc điểm sau:

1. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

2. Đơn phân là các Nuclêôtít A, T, G, X

3. Gồm 2 mạch đơn xoắn đều quanh một trục

4. Phân tử ADN có dạng mạch vòng

5. Có các liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung

Các đặc điểm của ADN ở sinh vật nhân thực bao gồm

     A. 2, 3, 4, 5                   B. 1, 2, 3, 4                   C. 1, 3, 4, 5.                  D. 1, 2, 3, 5.

Đáp án: D

Câu 13: 3 bộ ba không mã hóa axit amin trong 64 bộ ba là:

     A. AUG, UGA, UAG  B. UAA, AUG, UGA   C. UAG, UAA, AUG   D. UAA, UGA, UAG.

Đáp án: D

Câu 14: Điều nào dưới đây là không đúng với các chuỗi pôlipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân chuẩn ?

     A. Axit amin metiônin chỉ có ở vị trí đầu tiên của chuỗi pôlipeptit.

     B. Đều diễn ra trong tế bào chất của tế bào.

     C. Đều bắt đầu bằng axit amin metiônin.

     D. Sau khi tổng hợp xong, axit amin ở vị trí đầu tiên thường bị cắt bỏ.

Đáp án: A

Câu 15: Gen là:

     A. Một đoạn của phân tử mARN mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit.

     B. Một đoạn của phân tử rARN mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit.

     C. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.

     D. Một đoạn của phân tử tARN chuyên vận chuyển các axit amin.

Đáp án: C

Câu 16: Trong quá trình tự nhân đôi ADN, mạch đơn làm khuôn mẫu tổng hợp mạch ADN mới liên tục là:

     A. một mạch đơn ADN bất kì.                           B. mạch đơn có chiều 3’ → 5’

     C. mạch đơn có chiều 5’ → 3’.                          D. trên cả hai mạch đơn.

Đáp án: B

Câu 17: Nhận định nào sau đây không đúng?

     A. Êtylen có vai trò thúc quả chóng chín, rụng lá.

     B. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật không liên quan đến nhau.

     C. Những nhân tố chi phối sự ra hoa gồm: tuổi cây, xuân hóa và quang chu kì.

     D. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có liên quan mật thiết và tương tác lẫn nhau .

Đáp án: B

Câu 18: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac ở vi khuẩn Ecoli,gen điều hòa có vai trò:

     A. Trực tiếp kiểm soát hoạt động của gen cấu trúc

     B. Tổng hợp Protein ức chế.

     C. Tổng hợp Protein cấu tạo nên enzim phân giải Lactôzơ.

     D. Hoạt hóa enzim phân giải Lactôzơ.

Đáp án: B

Câu 19: Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền có ý nghĩa bảo hiểm thông tin di truyền?

     A. Tính liên tục            B. Tính phổ biến.          C. Tính đặc hiệu.          D. Tính thoái hóa

Đáp án: D

Câu 20: Hooc môn kích thích sự phát triển của thực vật gồm:

     A. Etylen, AAB, gibêrelin.                                 B. Etylen, gibêrelin.

     C. Etylen, auxin.                                                 D. Auxin, gibêrelin, xitôkinin.

Đáp án: D

{-- Còn tiếp--}

4. ĐỀ 4

Câu 1. Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng?

      A. Cánh chim và cánh bướm.

      B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.

      C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.

      D. Chân trước của mèo và cánh rơi.

Đáp án: A

Câu 2. Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Loài cây nào sau đây phù hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó?

l. Ngô                          2. Đậu tương.                          3. Củ cải đường.

4. Lúa đại mạch.         5. Dưa hấu.                              6. Nho.

      A. 3, 4, 6                              B. 2, 4, 6                              C. 1, 3, 5                           D. 3, 5, 6

Đáp án: D

Câu 3. Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng lại không giao phối với nhau. Lí do nào sau đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li về sinh sản?

1. Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được

2. Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ

3. Chúng có mùa sinh sản khác nhau

4. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải

5. Chúng có tập tính giao phối khác nhau

6. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau

Phương án đúng

      A. 1, 2, 5, 6                                                                       B. 1, 2, 3, 4, 5, 6

      C.                                                                                      D. 1, 3, 5, 6

Đáp án: D

Câu 4. Chuyển gen tổng hợp Insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được prôtêin Insulin là vì mã di truyền có

      A. tính phổ biến.                                                                B. tính đặc hiệu.

      C. tính thoái hóa                                                               D. bộ ba kết thúc

Đáp án: A

Câu 5. Trong một quần thể của một loài ngẫu phối, tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 10%. Theo lí thuyết, tỉ lệ hợp tử mang gen đột biến là:

      A. 19%                                 B. 10%                                 C. 1%                                D. 5%

Đáp án: A

Câu 6. Xét các trường hợp sau:

(1) Những cá thể có sức sống kém sẽ bị đào thải, kết quả giảm mật độ cá thể của quần thể.

(2) Các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.

(3) Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau.

(4) Thực vật tự tỉa thưa làm giảm số lượng cá thể của quần thể.

(5) Sự quần tụ giữa các cá thể cùng loài làm tăng khả năng thác nguồn sống của môi trường. Những trường hợp do cạnh tranh cùng loài gây ra là:

      A. (1), (2), (3), (4)                                                             B. (1), (2), (3), (5)

      C. (2), (3), (4), (5)                                                             D. (1), (3), (4), (5)

Đáp án: A

Câu 7. Có một trình tự ARN (5'-AUG GGG UGX XAU UUU-3') mã hóa cho một đoạn Polipepptit gồm 5 aa. Sự thay thế nu nào dẫn đến việc đoạn polipeptit này chỉ còn lại 2 aa

      A. thay thế X ở bộ ba nu thứ ba bằng A                           B. thay thế A ở bộ ba đầu tiên bằng X

      C. thay thế G ở bộ ba đầu tiên bằng A                             D. thay thế U ở bộ ba nu đầu tiên bằng A

Đáp án: A

Câu 8. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

F1

0,49

0,42

0,09

F2

0,49

0,42

0,09

F3

0,21

0,38

0,41

F4

0,25

0,30

0,45

F5

0,28

0,24

0,48

Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây?

      A. Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên.

      B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.

      C. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.

      D. Đột biến gen và giao phối không ngẫu nhiên.

Đáp án: C

Câu 9. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

(1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.

(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

(3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.

      A. 4                                      B. 1                                      C. 3                                   D. 2

Đáp án: C

Câu 10. Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do một gen có 2 alen quy định (A quy định lông đen trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng), gen này nằm trên NST giới tính ở đoạn tương đồng. Cho con đực (XY) có lông đen giao phối với con cái lông trắng được F1 gồm 100% cá thể lông đen. Các cá thể F1 giao phối tự do, theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ là:

      A. 50% con đực lông đen, 50% con cái lông trắng.

      B. 50% con đực lông đen, 25% con cái lông đen, 25% con cái lông trắng.

      C. 50% con cái lông đen, 25% con đực lông đen, 25% con đực lông trắng.

      D. 75% con lông đen, 25% con lông trắng.

Đáp án: B

Câu 11. Xét các kết luận sau:

(1) Liên kết gen hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

(2) Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao.

(3) Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến.

(4) Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau thì không liên kết với nhau.

(5) Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng.

Có bao nhiêu kết luận là đúng?

      A. 2                                      B. 3                                      C. 4                                   D. 5

Đáp án: B

Câu 12. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai nào sau đây, ở giới đực và giới cái đều có tỉ lệ kiểu hình giống nhau?

      A. AaXBXb x aaXBY.                                                     B. AaXbXb x AaXbY.

      C. AaXbXb x aaXBY.                                                      D. AaXBXb x AAXBY.

Đáp án: B

Câu 13. Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai ♀ \(\frac{{AB}}{{ab}}Dd\) × ♂\(\frac{{Ab}}{{aB}}Dd\), loại kiểu hình A-B-D- có tỉ lệ 40,5%. Cho biết ở hai giới có hoán vị gen với tần số như nhau. Tần số hoán vị gen là

      A. 30%.                                B. 40%.                                C. 36%.                             D. 20%.

Đáp án: D

Câu 14. Quy trình chuyển gen sản sinh prôtêin của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen gồm các bước:

1. tạo véc tơ chứa gen người và chuyển vào tế bào xôma của cừu.

2. chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen.

3. nuôi cấy tế bào xôma của cừu trong môi trường nhân tạo.

4. lấy nhân tế bào chuyển gen rồi cho vào trứng đã bị mất nhân tạo ra tế bào chuyển nhân.

5. chuyển phôi được phát triển từ tế bào chuyển nhân vào tử cung của cừu để phôi phát triển thành cơ thể.

Thứ tự các bước tiến hành

      A. 1, 3 ,2, 4, 5.                     B. 3, 2, 1, 4, 5.                     C. 1, 2, 3, 4, 5.                  D. 2, 1, 3, 4, 5.

Đáp án: A

Câu 15. Cho cây (P) thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1 gồm: 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân cao, hoa trắng; 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ; 6,25% cây thân thấp, hoa trắng. Biết tính trạng chiều cao cây do một cặp gen quy định, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen khác quy định, không có hoán vị gen và không xảy ra đột biến. Nếu cho cây (P) giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về ba cặp gen trên thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là

      A. 1 cây thân thấp, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa trắng: 1 cây thân cao, hoa đỏ:1 cây thân cao, hoa trắng.

      B. 1 cây thân thấp, hoa đỏ: 2 cây thân cao, hoa trắng: 1 cây thân thấp, hoa trắng.

      C. 1 cây thân thấp, hoa đỏ: 1 cây thân cao, hoa trắng: 2 cây thân thấp, hoa trắng.

      D. 3 cây thân cao, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa trắng.

Đáp án: B

Câu 16. Xét các loại đột biến sau:

(1) Mất đoạn NST.

(2) Lặp đoạn NST.

(3) Chuyển đoạn không tương hỗ.

(4) Đảo đoạn NST.

(5) Đột biến thể một.

(6) Đột biến thể ba

Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là:

      A. (1), (2), (3), (6)                                                             B. (2), (3), (4), (5)

      C. (1), (2), (5), (6)                                                             D. (1), (2), (3)

Đáp án: D

Câu 17. Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.

(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen có liên quan đến một số cặp nuclêôtit

(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.

(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

      A. (2), (4), (5)                       B. (3), (4), (5)                       C. (1), (2), (3)                   D. (1), (3), (5)

Đáp án: A

Câu 18. Điều hòa hoạt động của gen chính là

      A. điều hòa lượng tARN của gen được tạo ra                   B. điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra

      C. điều hòa lượng mARN của gen được tạo ra                 D. điều hòa lượng rARN của gen được tạo ra

Đáp án: B

Câu 19. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?

      A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

      B. Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi.

      C. Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.

      D. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Đáp án: C

Câu 20. Các tế bào kháng thuốc được tách nhân, cho kết hợp với tế bào bình thường mẫn cảm thuốc tạo ra tế bào kháng thuốc, Điều đó chứng tỏ

      A. Tính kháng thuốc được truyền qua gen nhiễm sắc thể Y.

      B. Tính kháng thuốc được truyền qua gen ở nhiễm sắc thể thường.

      C. Tính kháng thuốc được truyền qua gen ở nhiễm sắc thể X.

      D. Tính kháng thuốc được truyền qua gen ngoài nhiễm sắc thể.

Đáp án: D

{-- Còn tiếp--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Quản Hạ có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF