OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 6 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 Trường THCS Hoàng Diệu

09/12/2020 1.14 MB 727 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201209/44697944760_20201209_104138.pdf?r=9891
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ 6 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 có đáp án, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi tự luận được chọn lọc từ đề thi của Trường THCS Hoàng Diệu sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.

 

 
 

TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và làm theo các yêu cầu bên dưới:

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)

a. (1.0 điểm) Thông hiểu

Vì sao cô học sinh đã len lén nhét tờ 5000 đồng vào túi quần của ông già mà không đưa trực tiếp cho ông?

b. (1.0 điểm) Thông hiểu           

Câu: “Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười” giúp em hiểu thêm điều gì về cô học sinh?

c. (1.0 điểm) Vận dụng

Suy nghĩ của em về “người tử tế” được gợi lên qua câu chuyện trên. Trình bày khoảng 5-7 dòng.

Câu 2: (3.0 điểm)

Nhà văn Nguyễn Đình Thi khi còn sống đã than rằng ông cả đời sợ nhất hai loại rác: rác ngôn ngữ và rác thải.

Lời tâm sự của nhà văn đã gợi cho em những suy nghĩ gì về hiện trạng rác thải ngôn ngữ xung quanh ta hiện nay. Hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc hiểu (4.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“…Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm

Là tiếng xe về mỗi chiều của bố

Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ

Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no

Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho

Là ngọn đèn soi tương lai em sáng

Là điểm 10 mỗi khi lên bảng

Là ánh mắt một người lạ như quen

Hạnh phúc là khi mình có 1 cái tên…”

(Trích “Hạnh phúc” – Thanh Huyền)

1. Nhận biết

Tìm câu thơ khái quát nội dung chính của đoạn.

2. Thông hiểu

Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

3. Vận dụng

Tác giả bài thơ “Hạnh phúc” quan niệm “hạnh phúc bình thường và giản dị lắm”. Còn em, em quan niệm như thế nào về hạnh phúc? Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày câu trả lời của mình.

Phần II. Làm văn (6.0 điểm)

Dựa vào nội dung truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân, em hãy đóng vai nhân vật ông Hai kể lại diễn biến tâm trạng mình khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc cho đến khi nguồn tin này được cải chính.

--- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Câu thơ khái quát nội dung đoạn; hạnh phúc bình thường và giản dị lắm.

Câu 2:

- Nghệ thuật: Điệp cấu trúc: hạnh phúc là…; là…

- Tác dụng: nhấn mạnh, làm rõ cho người đọc thấy hạnh phúc không phải những điều cao sang, xa vời mà là những điều rất dung dị, nhỏ bé, gần gũi với cuộc sống của chúng ta.

Câu 3: Hạnh phúc là những điều bình dị quanh ta. Hạnh phúc là khi:

- Được ở bên cạnh những người thân yêu.

- Khi quan tâm và chăm sóc những thân thương của mình.

- Hạnh phúc là khi được giúp đỡ những người xung quanh, giúp họ vượt qua khó khăn, để cuộc sống của họ được ấm no, tốt đẹp hơn.

Phần II. Làm văn

a. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về bản thân: mọi người thường gọi tôi là ông Hai, tôi ở cái làng chợ Dầu từ lúc sinh ra.

b. Thân bài:

- Khái quát đôi nét về cuộc đời của nhân vật trước khi đến nơi tản cư.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 3

I. Phần Đọc hiểu (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6:

 “Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, những kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9, tập 1)

1. Lời tâm sự trên của ai? Nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói trên, em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật?

2. Tâm sự của nhân vật “anh” được tác giả lựa chọn hình thức ngôn ngữ nào thể hiện: đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Hãy lí giải cho sự lựa chọn của mình.

3. Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” gợi ra cho em điều gì mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện? Tại sao các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng?

4. Dựa vào đoạn trích trên và những hiểu biết của em về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu theo các lập luận diễn dịch trình bày cảm nhận của em về nhân vật “anh” được nhắc đến trong đoạn trích. Trong đoạn văn có câu sử dụng cách dẫn trực tiếp (Gạch chân dưới một câu sử dụng cách dẫn trực tiếp)

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtot đã nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.

(2) Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt đau khổ vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng “ngoài trời còn có trời” (cao hơn) “ngoài núi còn có núi” (cao hơn), mình tài giỏi còn có người tài hơn.

a. Nhận biết (1.0 điểm)

Bài viết đã đề cập đến tính xấu nào? Tác giả đã chỉ ra những tác hại nào của tính xấu đó?

b. Nhận biết (1.0 điểm)

Xác định lời dẫn trong đoạn (1). Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, dẫn trực tiếp hay gián tiếp.

c. Vận dụng (1.0 điểm)

Viết 1 đoạn văn (3-4 câu) cho biết thái độ ứng xử, hành động nên có của em trước tài năng hay thành công của người khác.

Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Em hãy viết một bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi trình bày ý kiến của em về vấn đề: nói lời xin lỗi.

Câu 3: (4.0 điểm) Vận dụng cao

“Đủ nắng hoa sẽ nở, đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy” (Khuyết danh).

Em hãy kể lại một câu chuyện về sự sẻ chia yêu thương của chính mình hoặc mình chứng kiến. (Trong đó có kết hợp yếu tố nghị luận, miêu tả và độc thoại nội tâm).

--- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

a. Gợi ý:

- Đề cập đến vấn đề: Lòng đố kị.

- Tác hại:

+ Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút.

+ Luôn sống trong cảm giác dằn vặt, đau đớn vì tâm lí thua kém người khác.

+ Làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt đau khổ vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác.

b. Gợi ý:

- Lời dẫn: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”.

- Lời nói.

- Dẫn trực tiếp.

c. Gợi ý:

Thái độ cần cần có trước thành công của người khác:

- Luôn vui vẻ, chúc mừng họ vì những thành công họ đã đạt được.

- Nhìn vào thành công của họ để bản thân không ngừng phấn đấu, cố gắng.

- Không nản lòng, chán nản khi mình chưa thành công.

- Không đố kị, ghen ghét trước thành công của người khác.

Câu 2:

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Lời xin lỗi.

b. Thân bài:

- Giải thích: Xin lỗi: là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ. 

=> Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người.

- Bàn luận: Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:

+ Luôn chủ động mở lời xin lỗi, tự nhận khuyết điểm về mình khi gây ra một lỗi lầm, hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác.

+ Tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra.

+ Biết nhận thấy sai lầm của mình và mong muốn được khắc phục.

- Ý nghĩa lời xin lỗi:

+ Xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội.

+ Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra.

+ Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần.

+ Lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người.

+ Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình.

+ Lời xin lỗi phải xuất phát từ đáy lòng mới thật sự hữu dụng.

+ Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn, đặc biệt cần biết sửa sai sau khi xin lỗi.

c. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

Câu 3:

a. Mở bài: Giới thiệu chung.

b. Thân bài:

- Em chứng kiến câu chuyện đó ở đâu, vào thời điểm nào?

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của câu 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 5

I. PHẦN VĂN BẢN (2.0 ĐIỂM)

Câu 1: (1.0 điểm)

a. Một trong những nét đặc sắc của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện. Đó là tình huống nào? (0.5 điểm)

b. Nêu ý nghĩa văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (0.5 điểm)

Câu 2: (1.0 điểm)

Nêu nội dung chính và nghệ thuật của 4 dòng thơ dưới đây:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cải then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)

II. PHẦN TIẾNG VIỆT (3.0 ĐIỂM)

Câu 1: (1.0 điểm)

Thuật ngữ là gì? Đọc câu văn sau và xác định thuật ngữ:

Ở cây xanh, quá trình hô hấp và quang hợp diễn ra song song với nhau.

Câu 2: (1.0 điểm)

Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ?  Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “xuân” trong những trường hợp sau:

a. Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

b. Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.

Câu 3: (1.0 điểm)

Tìm và phân tích tác dụng của các phép tu từ từ vựng được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích sau:

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

III. TẬP LÀM VĂN (5.0 ĐIỂM)

Dựa vào nội dung đoạn trích “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng), em hãy đóng vai bé Thu kể lại tâm trạng của mình trong lần gặp ba sau tám năm xa cách.

(Chú ý: Bài viết có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm)

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. VĂN BẢN

Câu 1:

a. Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư với anh thanh niên ở núi rừng Sa Pa.

b. Khắc họa tâm trạng cô đơn, buồn tủi và qua đó nói lên được tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.

Câu 2:

- Nội dung chính: Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá bắt đầu ra khơi.

- Nghệ thuật:

+ So sánh: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”

+ Nhân hóa: “Sóng đã cài then”, “đêm sập cửa”.

+ Sử dụng những hình ảnh khỏe khoắn, sinh động làm cho lời thơ giàu chất tạo hình, tăng giá trị biểu đạt.

II. TIẾNG VIỆT

Câu 1:

- Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị những khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

- Thuật ngữ: hô hấp, quang hợp.

Câu 2:

- Có 2 phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ, phương thức hoán dụ.

- Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển:

a. Nghĩa gốc.

b. Nghĩa chuyển.

Câu 3:

- Điệp từ: “tre”, “giữ”.

- Nhân hóa: “tre chống lại sắt thép của quân thù”, “xung phong vào xe tăng, đại bác”, “giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”, “hi sinh để bảo vệ con người”, “anh hùng lao động”, “anh hùng chiến đấu”.

- Tác dụng: tạo nhịp điệu cho lời văn, câu văn, nhấn mạnh vai trò quan trọng của cây tre trong đời sống và chiến đấu; làm cho hình ảnh cây tre hiện lên sinh động, đầy sức sống như có hơi thở, có linh hồn.

III. TẬP LÀM VĂN

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu đoạn văn tự sự sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

-(Để xem tiếp nội dung của phần Tập làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 6

Phần I: (5 điểm)

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1: Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

Câu 2: Bài thơ xây dựng được hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Nêu ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng thơ trên.

Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu lập luận theo cách diễn dịch để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối liên kết câu.

Phần II: (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ồ” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong,… ngay lúc dưới chân kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mát e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên nhứ với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9)

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 6 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 6 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 Trường THCS Hoàng Diệu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF